Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Mục lục [Ẩn]

 

   Hầu hết, chúng ta thường chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất mà coi nhẹ sức khỏe tinh thần. Thực tế, nếu tinh thần suy kiệt sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, làm giảm cả thể lực. Vậy phải làm gì để tinh thần khỏe mạnh?

 

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần là gì?

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần là gì?

 

Thế nào là sức khỏe tinh thần?

   Theo tổ chức y tế thế giới WHO, sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng”.

   Sức khỏe tinh thần chính là thứ mà chúng ta cảm nhận từ bên trong não bộ. Nó có mối liên kết chặt chẽ với sức khỏe thể chất. Nếu tinh thần bạn tốt, bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc thì cơ thể cũng tràn đầy năng lượng. Ngược lại, nếu bạn buồn chán, ủ rũ thì cơ thể cũng trở nên mệt mỏi, giấc ngủ không được đảm bảo.

   Để có một sức khỏe hoàn hảo, bạn phải biết cách cân bằng cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên từ trước đến nay, mọi người đều có xu hướng quan tâm về thể lực, vẻ bề ngoài hơn.

   Thực tế, dù bạn sở hữu thể chất tốt nhưng tinh thần không được đảm bảo, không linh hoạt trong việc ứng phó và xử lý với các thử thách, tình huống thì cũng khó đạt được thành công. Ngược lại, nếu bạn có cơ thể nhỏ nhắn nhưng luôn tràn ngập sự lạc quan, yêu đời, tự tin, không ngừng học hỏi thì vẫn gặt hái được thành quả hơn cả mong đợi.

   Một người có sức khỏe tinh thần tốt sẽ luôn nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tích cực, lạc quan. Cho dù có gặp trở ngại, khó khăn, họ cũng sẽ mạnh mẽ đương đầu, vượt qua mọi chuyện. Đặc biệt, tinh thần thoải mái giúp bạn yêu đời hơn, ăn uống ngon miệng, ngủ tốt, cơ thể tràn đầy năng lượng.

 

Sức khỏe tinh thần không tốt là thế nào?

Sức khỏe tinh thần không tốt là thế nào?

 

Sức khỏe tinh thần không tốt là thế nào?

   Nếu sức khỏe tinh thần không được đảm bảo, bạn sẽ xuất hiện các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực. Chúng làm giảm khả năng giải quyết, xử lý công việc hàng ngày, cản trở các mối quan hệ xã hội.

   Sức khỏe tinh thần không tốt sẽ thể hiện ở các dấu hiệu bao gồm:

  • Thường xuyên căng thẳng do các áp lực trong công việc, cuộc sống hàng ngày.
  • Người mệt mỏi, không muốn bước xuống giường vào mỗi sáng khi tỉnh giấc.
  • Dễ dàng tức giận, buồn bã, tổn thương.
  • Có xu hướng muốn ở một mình hoặc lựa chọn các công việc có tính đơn độc.
  • Cơ thể thiếu năng lượng, không muốn làm gì.

   Nếu sức khỏe tinh thần bất ổn kéo dài, nguy cơ cao bạn phải đối mặt với các bệnh tâm lý.

 

Sức khỏe tinh thần kém thường gây những bệnh tâm lý nào?

   Nói về các vấn đề từ sức khỏe tinh thần, các nhà khoa học nhận thấy có hơn 300 chứng bệnh tâm lý khác nhau, thường gặp nhất bao gồm:

  • Trầm cảm: Đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn, người bệnh không cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Họ bị mất hứng thú với cuộc sống, tự cô lập bản thân với xã hội. Nếu không được chữa trị kịp thời, họ tuyệt vọng quá mức có thể dẫn đến tự sát.
  • Rối loạn lo âu: Đặc trưng của tình trạng rối loạn lo âu là cảm giác bất an, lo lắng quá mức. Người bệnh liên tục suy nghĩ về những tình huống tiêu cực, thường xuyên rơi vào trạng thái mất ngủ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, căng cơ,…

 

Sức khỏe tinh thần suy giảm làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu

Sức khỏe tinh thần suy giảm làm tăng nguy cơ rối loạn lo âu

 

  • Rối loạn lưỡng cực: Người bệnh thường xuyên thay đổi cảm xúc đột ngột, bất thường, không dự đoán trước được.
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Người bệnh bị ám ảnh thái quá về sự sạch sẽ, có xu hướng làm mọi thứ một cách chỉnh chu, kỹ càng. Một số trường hợp khác cảm thấy ám ảnh về con số, họ liên tục dằn vặt về các mối quan hệ, kỳ vọng rất lớn về sự đảm bảo…
  • Rối loạn lo âu xã hội: Chứng bệnh có đặc điểm là sợ giao tiếp với xã hội, ngại đám đông, né tránh tiếp xúc với người lạ…
  • Tâm thần phân liệt: Người bệnh thường có những ảo giác, ảo thanh, ảo thị và luôn thấy có tiếng nói phát ra từ bên trong đầu của mình.

   Xã hội càng phát triển, tỉ lệ người bị suy giảm sức khỏe tinh thần càng nhiều. Đặc biệt, các dấu hiệu của bệnh tâm lý thường khó phát hiện. Đến khi những người xung quanh nhận ra thì bệnh tình đã tiến triển nặng, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.

 

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

   Để có sức khỏe tinh thần tốt, bạn nên áp dụng các biện pháp sau đây:

Cười nhiều hơn

   Nụ cười chính là liều thuốc quý giá để giúp bạn nuôi dưỡng tinh thần hiệu quả. Bạn nên bắt đầu ngày mới bằng một nụ cười thật hạnh phúc và sảng khoái. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, quá trình học tập hay làm việc cũng thuận lợi hơn.

   Vì thế, dù cuộc sống có khó khăn, áp lực đến đâu, bạn vẫn nên mỉm cười khi bắt đầu một ngày mới. Đồng thời, bạn hãy nhắc nhở bản thân giữ tinh thần thoải mái, cố gắng nỗ lực mỗi ngày trong công việc, học tập, đón nhận mọi thứ theo hướng lạc quan.

 

 Cười nhiều hơn để tinh thần vui vẻ

Cười nhiều hơn để tinh thần vui vẻ

 

Suy nghĩ tích cực hơn

   Cuộc sống sẽ có những biến cố không theo ý muốn của chúng ta. Thay vì suy nghĩ tiêu cực, bi quan, bạn nên ổn định tinh thần, từ từ xem xét vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau, hướng đến cách giải quyết tích cực nhất.

   Bạn cần hiểu rằng bất kể một tình huống hay sự việc khó khăn nào cũng sẽ có hai mặt. Nếu cứ mãi nhìn vào những khuyết điểm và tác hại của vấn đề chỉ khiến bạn thêm bế tắc, hành động tiêu cực hơn. Do vậy, bạn nên suy nghĩ chậm lại, đánh giá sự việc kỹ càng, thấu đáo để đưa ra quyết định đúng đắn.

Tự nói với bản thân những điều tích cực

   Cách bạn suy nghĩ về chính mình gây ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của bạn. Vì vậy, nếu bạn cứ nhận định “mình là người thất bại”, “mình thật vô dụng”... những cảm xúc tiêu cực cũng xuất hiện theo.

   Do đó, bạn nên tự nói với bản thân những điều tích cực như “mình sẽ làm được, cố lên!”. Những lời tự động viên đó sẽ giúp bạn có thêm động lực để hoàn thành tốt mục tiêu tiếp theo.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

   Vận động thể lực vừa giúp tăng cường sức khỏe thể chất, vừa cải thiện sức khỏe tinh thần hiệu quả. Các nhà khoa học đã phát hiện ra khi tập thể dục thường xuyên, não bộ sẽ tiết ra các hormone hạnh phúc như serotonin và dopamin, giúp thư giãn tinh thần, mang lại cảm giác vui vẻ, hạnh phúc.

 

Tập thể dục thường xuyên giúp tinh thần thoải mái

Tập thể dục thường xuyên giúp tinh thần thoải mái

 

   Bạn nên chọn những bộ môn thể thao phù hợp với thể lực như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga… Lưu ý, khi tập thể dục, bạn nên thực hiện ở nơi có nhiều cây xanh, đồng thời kết hợp tắm nắng để đạt được lợi ích nhiều lợi ích hơn. 

Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

   Dù công việc có bận rộn đến đâu, bạn vẫn nên ưu tiên thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng. Chính tâm lý tham công tiếc việc sẽ làm sức khỏe tinh thần bạn suy kiệt, dẫn đến các bệnh lý tinh thần khác.

   Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đôi khi chỉ cần dành khoảng 5 phút, bạn nhắm mắt lại, hít thở sâu thì tinh thần đã thoải mái, dễ chịu hơn rồi.

   Bạn đừng quên đảm bảo giấc ngủ đủ thời gian, đủ chất lượng. Nếu khó ngủ vì áp lực cuộc sống, bạn hãy áp dụng các biện pháp thư giãn tinh thần như đọc sách, viết nhật ký, nghe sách nói, ngồi thiền…

   Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về cách chăm sóc sức khỏe tinh thần. Một tinh thần tốt sẽ giúp bạn vượt qua được mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Vì vậy ngay từ bây giờ, bạn hãy nuôi dưỡng tâm trí của bản thân mỗi ngày nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Trầm cảm ở trẻ em: Cha mẹ nên làm gì?

Trầm cảm ở trẻ em thường ít gặp hơn so với các lứa tuổi khác nhưng hậu quả lại nghiêm trọng hơn rất nhiều, như ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, giảm khả năng học tập...

Cảnh báo: Những thói quen làm việc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Cảnh báo: Những thói quen làm việc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Cảm thấy tuyệt vọng - Nên làm gì để thoát ra?

Cảm thấy tuyệt vọng - Nên làm gì để thoát ra? Hãy theo dõi bài viết này để tìm ra cách giúp bạn có thể lấy lại được niềm hy vọng cho mình nhé!

Mối quan hệ giữa trầm cảm và các bệnh lý tim mạch

Trầm cảm và các bệnh lý tim mạch là hai nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, bệnh lý tim mạch và trầm cảm có mối liên hệ hai chiều với nhau.

Hội chứng sợ máu: Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán và điều trị

Hội chứng sợ máu là một rối loạn ám ảnh sợ thường gặp. Theo thống kê, cứ 100 người thì có 3 - 4 người mắc phải hội chứng này. Đây là tình trạng một người có nỗi sợ hãi thái quá và dai dẳng với máu.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi