Tê liệt cảm xúc: Khi mọi cảm xúc bỗng dưng biến mất

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong mỗi con người, cảm xúc là một điều không thể thiếu, nó giúp chúng ta cảm nhận cuộc sống tốt hơn, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của chúng ta. Tuy nhiên, có một số người dường như đánh mất tất cả cảm xúc của mình, không cảm nhận được cả niềm vui và nỗi buồn. Đây được gọi là tình trạng tê liệt cảm xúc. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tê liệt cảm xúc và làm sao để thoát ra khỏi tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau nhé!

 

Tê liệt cảm xúc là gì?

Tê liệt cảm xúc là gì?

 

Tê liệt cảm xúc là gì?

   Tê liệt cảm xúc là tình trạng một người mất khả năng cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của mình, dù đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Nó là phản ứng của con người nhằm mục đích thoát khỏi cảm xúc và ký ức tiêu cực nhưng lại vô tình chặn cả niềm vui và những cảm xúc tích cực khác.

   Đây không phải là một bệnh lý mà một rối loạn cảm xúc tạm thời. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và khiến bạn cảm thấy mất kết nối với cuộc sống thì tê liệt cảm xúc có thể là triệu chứng của một căn bệnh rối loạn tâm thần nào đó.

 

Biểu hiện của tê liệt cảm xúc

   Một số biểu hiện của tê liệt cảm xúc là:

  • Cảm thấy trống rỗng, không có bất kỳ cảm xúc nào, dù là tích cực hay tiêu cực.
  • Mất hứng thú với những thứ mình từng vô cùng yêu thích hoặc quan trọng với mình.
  • Mất khả năng đồng cảm, thấu hiểu với người khác.
  • Cảm thấy không có gì là quan trọng với mình nữa.
  • Phớt lờ, không quan tâm những người xung quanh hoặc những sự kiện diễn ra xung quanh bạn.
  • Cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thiếu động lực.
  • Cảm thấy “trơ lì” cả về thể chất lẫn tinh thần.
  • Cảm thấy bản thân như một người ngoài đang chứng kiến cuộc đời của mình diễn ra.
  • Cảm thấy bị người khác xa cách, thờ ơ.
  • Tự cô lập, muốn được ở một mình thay vì những người khác.
  • Có những hành vi tự hại hoặc gây nguy hiểm cho bản thân để tìm kiếm cảm xúc.
  • Không thể đánh giá cảm xúc của chính bản thân mình.

 

Nguyên nhân dẫn đến tê liệt cảm xúc

Căng thẳng kéo dài

   Khi bạn căng thẳng, cơ thể tiết ra hormone căng thẳng cortisol để phản ứng lại. Hormone này sẽ ảnh hưởng đến hệ viền não bộ - bộ phận có chức năng điều tiết cảm xúc. Nếu bạn bị căng thẳng kéo dài, hormone này sẽ tăng cao trong thời gian dài, cơ thể và não bộ không kịp hồi phục, đường viền não bộ trở lên quá tải và gây tê liệt cảm xúc.

Triệu chứng của một số bệnh tâm lý

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn

   Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) là một chứng rối loạn tâm thần thường diễn ra sau một sự kiện sang chấn, gây ra nỗi sợ hãi, bất lực hoặc kinh hoàng. Những cảm xúc này có thể kéo dài cả tháng, thậm chí nhiều năm sau khi sự kiện kết thúc.

Để kiểm soát nỗi đau này, tê liệt cảm xúc là một phản ứng phổ biến. Đây là cách mà não bộ giữ cho bạn an toàn và tỉnh táo.

 

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là nguyên nhân gây tê liệt cảm xúc.

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn là nguyên nhân gây tê liệt cảm xúc.

 

Trầm cảm

Cảm thấy trống rỗng, mất hứng thú với những gì từng yêu thích là một triệu chứng của bệnh trầm cảm. Ngoài ra, bệnh nhân trầm cảm cũng thường xuyên cảm thấy chán nản và tự cô lập với thế giới xung quanh.

Rối loạn lo âu

   Những người mắc chứng rối loạn lo âu có thể bị tê liệt cảm xúc như một phản ứng trước căng thẳng cực độ, nỗi sợ hãi hoặc lo lắng quá mức.

Lúc này, trị liệu tâm lý sẽ giúp họ bộc lộ và giải tỏa cảm xúc trong một môi trường an toàn, tìm hiểu nguồn cơn và những tư duy đã định hình cảm xúc.

Sử dụng thuốc chống trầm cảm

  Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy có từ 46% - 71% người sử dụng thuốc chống trầm cảm từng bị tê liệt cảm xúc trong quá trình điều trị.

   Bất kỳ loại thuốc chống trầm cảm nào cũng có khả năng gây ra tình trạng này, tuy nhiên nhóm thuốc được ghi nhận nhiều nhất là:

   Nếu bệnh nhân cảm thấy thuốc điều trị đang gây tình trạng tê liệt cảm xúc thì cần trao đổi ngay với bác sĩ để thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng, cùng với các điều chỉnh lối sống và trị liệu tâm lý. Bệnh nhân chú ý, không nên tự ý dừng thuốc đột ngột mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Lạm dụng chất gây nghiện, chất kích thích

   Rất nhiều trường hợp khi gặp những sự việc đau buồn, căng thẳng, áp lực, con người sẽ đi tìm cách giải tỏa bằng rượu, bia hoặc các chất gây nghiện. Việc này khiến họ quên đi cảm xúc tiêu cực và đau buồn. Tuy nhiên, các chất này có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, làm tê liệt và chai lỳ cảm xúc.

   Ngoài ra, hội chứng Korsakoff do nghiện rượu cũng là nguyên nhân khiến con người mất khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc.

 

Làm sao để thoát khỏi tình trạng tê liệt cảm xúc

Biện pháp điều trị chuyên nghiệp

   Trị liệu tâm lý là phương pháp thường được sử dụng để điều trị tình trạng tê liệt cảm xúc. Các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng là:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi CBT: Liệu pháp này giúp bệnh nhân hiểu rõ cảm xúc của mình, cũng như nguyên nhân gây ra các phản ứng cảm xúc này. Trong nhiều trường hợp, tê liệt cảm xúc là một cơ chế ứng phó không lành mạnh của cơ thể khi phải đối diện với sự căng thẳng hoặc những cảm xúc tiêu cực khác. Liệu pháp CBT giúp bạn biết cách chuyển những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực hơn, từ đó nâng cao khả năng xử lý cảm xúc của bạn.
  • Liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT): Phương thức trị liệu này sẽ hữu dụng cho những bệnh nhân bị tê liệt cảm xúc do rối loạn căng thẳng sau sang chấn và những vấn đề sức khỏe thần kinh khác. Liệu pháp này giúp bạn nhận ra khi nào bản thân mình đang tránh né cảm xúc. Việc này đã giúp bạn hiểu rằng việc cảm nhận được những cảm xúc tiêu cực lẫn tích cực là một điều may mắn và tốt đẹp.

 

Người bị tê liệt cảm xúc nên được trị liệu tâm lý.

Người bị tê liệt cảm xúc nên được trị liệu tâm lý.

 

Một số biện pháp cải thiện tại nhà

    Bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau tại nhà:

  • Tìm cách gợi lại những ký ức, những cảm xúc tích cực bằng việc kích thích các giác quan. Người bệnh nên tham khảo các chuyên gia tâm lý để biết cách kích thích giác quan chính xác và hiệu quả.
  • Chia sẻ với người khác: Điều này giúp bạn cải thiện cảm xúc, mang đến động lực chữa trị, và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực.
  • Thực hiện các hoạt động có ích như vẽ tranh, khiêu vũ, đọc sách, vận động ngoài trời, hay bất cứ hoạt động nào có thể kích thích sự hưng phấn, nâng cao khả năng tập trung và mang đến niềm vui cho bản thân. Đây là một cách để kích thích cảm xúc, giảm ảnh hưởng của sự cùn mòn bạn đang chịu đựng.
  • Sự tê liệt cảm xúc có thể xuất phát từ việc lạm dụng rượu bia và chất kích thích. Vì thế hãy tránh xa những yếu tố này nếu bạn không muốn tình trạng tồi tệ hơn.
  • Hãy xây dựng thói quen sống khoa học, lành mạnh bằng việc ăn ngủ đúng giờ, ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, vận động nhiều hơn, tránh thức khuya và tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tình trạng tê liệt cảm xúc: nguyên nhân và cách vượt qua. Tê liệt cảm xúc không phải là một loại bệnh nhưng nó cũng gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ. Khi có các dấu hiệu bất thường về cảm xúc nói riêng và tâm lý nói chung, cần đến bác sĩ đề được kiểm tra và điều trị sớm.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Quá tải công việc: Dấu hiệu và những hệ lụy

Về lâu dài, tình trạng quá tải công việc sẽ bào mòn sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của bạn, tăng nguy cơ mắc suy nhược thần kinh và bệnh trầm cảm. 

8 cách tăng dopamine tự nhiên không cần dùng thuốc

 Dopamine là một chất dẫn truyền quan trọng của não bộ, được coi là 1 trong 4 loại hormon hạnh phúc của cơ thể, giúp làm tăng cảm giác hưng phấn, kích thích, suy nghĩ và hoạt động một cách tích cực.

Bí quyết tăng cường sức khỏe tinh thần của đất nước hạnh phúc nhất thế giới

Sức khỏe tinh thần là yếu tố quan trọng nhất đối với con người. Thể lực của người có tinh thần tốt thường khỏe hơn, sống thọ hơn. Thế nhưng, không phải ai cũng duy trì được trạng thái tâm lý đó.

Vật lộn với chứng trầm cảm theo mùa? Làm thế nào để vượt qua

Vật lộn với chứng trầm cảm theo mùa? Làm thế nào để vượt qua? Mời bạn tham khảo bài viết sau để tìm hiểu nhé!

Người trẻ tuổi và gánh nặng an cư lạc nghiệp

Nhiều bạn trẻ lên thành phố nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ với ước mơ có thể sở hữu một căn nhà của chính bản thân mình. Tuy nhiên, giá nhà quá đắt đỏ tại các thành phố lớn khiến những người trẻ tuổi nhọc nhằn với giấc mơ an cư.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi