Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Rối loạn hoảng sợ là một dạng của rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ có tính chất kịch phát, xuất hiện đột ngột và vô cùng mạnh mẽ. Bệnh nhân bị khó thở, tim đập nhanh,... tưởng như sắp chết nhưng đến phòng cấp cứu lại như chẳng có bệnh gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về chứng rối loạn hoảng sợ và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

 

Rối loạn hoảng sợ là gì?

Rối loạn hoảng sợ là gì?

 

Rối loạn hoảng sợ là gì?

   Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), cứ 75 người thì có một người bị loại rối loạn hoảng sợ.

   Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder) là một dạng rối loạn lo âu, đặc trưng bởi cơn hoảng loạn (Panic Attack) quá mức, luôn nghĩ rằng sắp có tình huống nghiêm trọng xuất hiện. Các cơn hoảng loạn này thường diễn ra đột ngột, gây ra các triệu chứng trên cả thể chất lẫn tinh thần.

 

Triệu chứng rối loạn hoảng sợ

   Triệu chứng đặc trưng nhất của rối loạn hoảng sợ là các cơn hoảng loạn của bệnh nhân.

Các cơn hoảng loạn

   Khi trong cơn hoảng loạn, bệnh nhân sợ hãi hoặc khó chịu mãnh liệt đi kèm với ít nhất 4 trong số 13 triệu chứng sau:

  • Hồi hộp, bồn chồn, tim đập nhanh.
  • Vã mồ hôi dù trời rất lạnh.
  • Run rẩy, chân không đứng vững, tay không cầm nắm được.
  • Thở hụt hơi, khó thở.
  • Cảm thấy nghẹn cổ họng.
  • Đau ngực, khó chịu ngực, một số người còn có cảm giác như đau tim.
  • Buồn nôn, nôn, khó chịu bụng.
  • Chóng mặt, mất thăng bằng, chuếnh choáng, ngất.
  • Ớn lạnh hoặc cảm giác nóng bừng.
  • Tê ngứa râm ran hoặc có cảm giác châm chích trên da.
  • Cảm thấy như cơ thể mình tách rời khỏi thực tại.
  • Bị mất kiểm soát với các cảm xúc và hành vi của bản thân, bị "phát điên".
  • Sợ chết, lo lắng sắp có chuyện xấu xảy ra.

   Các cơn hoảng loạn trở nên mạnh mẽ nhất trong khoảng 10 phút và sau đó giảm dần. Rối loạn hoảng sợ gây ra các cơn hoảng sợ vài lần 1 tuần dù không có yếu tố kích thích hay nguyên nhân nào cụ thể.

Các triệu chứng lâu dài

   Người bệnh bị rối loạn hoảng sợ trong thời gian dài sẽ hình thành một số biểu hiện né tránh, như:

  • Người bệnh làm cái gì cũng rón rén, chậm chạp, nhẹ nhàng vị sợ nhịp tim của mình tăng nhanh.
  • Họ có xu hướng quan tâm quá mức tới sức khỏe. Họ thường xuyên kiểm tra nhịp tim, huyết áp và sẽ trở nên vô cùng hoảng loạn nếu thấy các chỉ số này tăng cao.
  • Họ né tránh những địa điểm, vị trí mà họ đã từng gặp cơn hoảng loạn vì sợ sẽ bị tái phát.
  • Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ở một mình hay ra ngoài một mình.
  • Bệnh nhân chỉ muốn ở trong nhà, không muốn ra ngoài, kể cả đi làm.

 

Các cơn hoảng loạn thường xảy ra một cách đột ngột.

Các cơn hoảng loạn thường xảy ra một cách đột ngột.

 

Nguyên nhân gây rối loạn hoảng sợ

   Hiện nay, người ta chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn hoảng sợ của bệnh nhân. Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân và yếu tố có thể dẫn đến rối loạn này là:

  • Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh: Nồng độ serotonin và epinephrine ở người bị rối loạn hoảng sợ có xu hướng giảm thấp. Do đó, bệnh nhân thường có cảm giác lo âu quá độ, tích tụ lại và bùng phát thành cơn lo âu kịch phát, kèm theo trạng thái hoảng loạn và sợ hãi.
  • Di truyền: Các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu nói chung và rối loạn hoảng sợ đều có khả năng di truyền cao.
  • Những sang chấn tâm lý như bị bắt cóc, tai nạn giao thông,... khiến bệnh nhân bị ám ảnh và trở nên dễ hoảng sợ, giật mình, lo âu hơn.
  • Những người sử dụng bia rượu, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê và một số loại thuốc (corticoid, thuốc giảm cân, thuốc tuyến giáp, thuốc trị dị ứng,…) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Đặc điểm tính cách: Những người nhút nhát, bi quan, thiếu tự tin về bản thân có nguy cơ rối loạn hoảng sợ cao hơn so với người có nhóm tính cách khác.

 

Rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân?

   Rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của người bệnh.

Ảnh hưởng đến tinh thần của bệnh nhân

   Bệnh nhân bị rối loạn hoảng sợ kéo dài tăng nguy cơ trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn nhân cách nếu không được điều trị từ sớm.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

   Bệnh nhân rối loạn hoảng sợ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tim mạch, dạ dày cao hơn. Bệnh nhân khó có được một giấc ngủ ổn định vì luôn cảm thấy hoảng sợ, lo lắng. Điều này cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.

    Bệnh nhân cũng tăng nguy cơ lạm dụng rượu bia và các chất kích thích.

Ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh

   Một vấn đề ở thường gặp ở những bệnh nhân rối loạn hoảng sợ chính là thiếu các kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp hay xử lý tình huống. Nỗi sợ ở bệnh nhân bị rối loạn hoảng loạn tăng lên theo thời gian dẫn đến không thể rời khỏi nhà, từ chối đi học, làm việc và gần như không thể điều khiển phương tiện giao thông. Một số người có thể sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.

   Rối loạn hoảng sợ gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và đặc biệt làm giảm hiệu suất lao động. Về lâu dài, bệnh ảnh hưởng nhiều đến tài chính của cá nhân người bệnh, gia tăng gánh nặng lên gia đình và xã hội.

 

Rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn hoảng sợ ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh.

 

Các phương pháp điều trị rối loạn hoảng sợ

   Rối loạn hoảng sợ được điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lý.

Điều trị bằng thuốc

   Thuốc là phương pháp điều trị chính của rối loạn hoảng sợ. Các loại thuốc giúp điều trị cơn hoảng loạn và rối loạn hoảng sợ là:

Tâm lý trị liệu

   Liệu pháp tâm lý được thực hiện song song với điều trị bằng thuốc. Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bệnh nhân tìm căn nguyên vấn đề từ bên trong, hướng dẫn bệnh nhân cách kiểm soát cảm xúc, loại bỏ những nỗi lo mơ hồ để hướng đến đời sống tính cực hơn.

   Các phương pháp thường được sử dụng là:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi CBT: Phương pháp này giúp người bệnh hiểu rằng nỗi lo của bản thân là vô lý, đánh giá lại niềm tin của chính mình, từ đó giải quyết cơn hoảng loạn ở hiện tại bằng các phương pháp lành mạnh và hiệu quả hơn.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Phương pháp này được sử dụng phối hợp để nâng cao nhận thức và giúp bệnh nhân có thể đối diện với nỗi sợ hãi của chính mình.

 

Cách chăm sóc và điều trị rối loạn hoảng sợ tại nhà

   Một số hướng tự chăm sóc và điều trị tại nhà cho bệnh nhân rối loạn lo âu là:

  • Tập yoga, ngồi thiền mỗi ngày để thư giãn cơ thể, giải phóng căng thẳng và nâng cao sức khỏe thể chất. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tập kỹ thuật hít thở sâu để chế ngự cảm giác sợ hãi quá độ trong mỗi lần cơn hoảng loạn bùng phát.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế các tác nhân gây stress và đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, tránh uống cà phê, các loại trà chứa caffeine và cai hút thuốc lá.
  • Chia sẻ cảm xúc, lo lắng của mình với người thân hay bạn bè để tìm kiếm sự giúp đỡ
  • Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày thông qua việc chạy bộ, bơi lội, đạp xe.
  • Thời gian đầu, bạn có thể rủ người thân cùng ra ngoài, sau đó dần học cách đi một mình bởi chỉ khi bản thân dám đối diện với nỗi sợ hãi thì các triệu chứng mới được cải thiện. Hãy bắt đầu từ việc ra khỏi cổng, ra tới đầu ngõ, ra tới đường lớn và xa hơn là đi đến trung tâm thương mại, những nơi mà bạn đã từng bị hoảng loạn. Khi đã cảm thấy được sự an toàn của những nơi này thì dần dần nỗi hoảng sợ cũng biến mất.
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ để giảm sự căng thẳng, lo sợ của bệnh nhân.

   Mong rằng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về rối loạn hoảng sợ. Vấn đề tâm lý này gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe và cuộc sống của mỗi người bệnh nên cần điều trị càng sớm càng tốt. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bất thường, cần tìm kiếm sự giúp đỡ để tránh tình trạng chuyển biến xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Dùng thuốc chống trầm cảm, nhiều người trở thành “con nghiện”

Dùng thuốc chống trầm cảm, nhiều người trở thành “con nghiện”.

Các cách giúp bệnh nhân rối loạn lo âu xã hội giao tiếp và hòa nhập

Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu các biện pháp giúp người bệnh rối loạn lo âu xã hội giao tiếp và hòa nhập!

Sau bao lâu thì thuốc chống trầm cảm có tác dụng?

Mỗi loại thuốc chống trầm cảm lại có một cơ chế tác dụng khác nhau nên chúng sẽ có thời gian phát huy tác dụng khác nhau.

8 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và cách đối phó với nó

Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống trầm cảm gồm mệt mỏi, buồn ngủ, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, tác dụng phụ trên tình dục...

Tác dụng của magie với bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu

Magie là một khoáng chất thiết yếu rất quan trọng đối với sức khỏe. Nó đóng nhiều vai trong trong cơ thể như hình thành xương, điều hòa chức năng của cơ thể, kiểm soát hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Lo âu triền miên, mất ngủ khi tuổi già đến

Lo âu triền miên, mất ngủ khi tuổi già đến

   Tôi là một cán bộ nhà nước về hưu, năm nay 67  tuổi. Cả cuộc đời làm việc chăm chỉ, mẫn cán, tôi cứ nghĩ khi về già sẽ thảnh thơi, thế mà lại chẳng được như vậy.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi