Từ câu chuyện cậu bé Phú Yên, ngẫm về khoảng trống trong tâm hồn của những đứa trẻ sống xa cha mẹ

Mục lục [Ẩn]

 

   Vì nghĩ đến tương lai của con cái, mong muốn con mình có cuộc sống đủ đầy hơn, không ít ông bố, bà mẹ đã gửi con cho người thân để đi xa làm ăn. Tuy nhiên, câu chuyện việc cậu bé 10 tuổi ở Phú Yên định đạp xe 400 cây số vào Bình Dương thăm người mẹ đi làm xa trong thời gian qua đã khiến không ít người phải băn khoăn, suy nghĩ.

 

 

Nhiều đứa trẻ phải sống xa vòng tay cha mẹ

   Mẹ của em Võ Nguyễn Thái B (10 tuổi, trú tại thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) đi làm xa, năm nay lại không thể về quê ăn Tết. Lâu ngày không gặp mẹ khiến em B vô cùng thương nhớ, em nhiều lần tâm sự với bà ngoại rằng em rất nhớ mẹ.  Khao khát được gặp mẹ, cậu bé 10 tuổi này đã lẳng lặng tự lấy xe đạp đi về hướng nam để đến nơi mẹ đang làm việc ở Bình Dương - cách nhà khoảng 400 km dù không biết đường. Em đã được tìm thấy khi đang đạp xe trên quốc lộ 29, cách nhà khoảng 10 km.

   Hình ảnh cậu bé đạp chiếc xe đạp màu xanh, cầm theo hộp bánh nhỏ ở giỏ xe làm nhiều trái tim phải quặn thắt, chúng ta phải một lần nữa suy ngẫm về những đứa trẻ phải xa bố mẹ, sớm tự lập khi đấng sinh thành dứt áo đi làm xa.

    Chung hoàn cảnh với em B, chị H cũng phải sống xa cha mẹ từ nhỏ đã phải sống xa vòng tay của cha mẹ, sống ở nhà người bà con cách hơn 100 cây số. Mặc dù tỏ ra cứng rắn để bố mẹ đỡ lo lắng, nhưng khi bóng mẹ khuất trên con đường làng, chị H chui vào chiếc thùng phi mở nắp rồi ngồi khóc trong đó đến tận tối. Nhớ mẹ, nhiều lần chị đã mượn xe của dì để đạp 10 - 15 cây số ra đường quốc lộ hướng về nhà, mặc dù chẳng thể về đến nhà, nhưng chị mong được gần mẹ, gần gia đình mình thêm một chút nữa. Giờ đây, dù đã trưởng thành nhưng chị H vẫn ám ảnh, sợ hãi về cảnh chia tay, chia ly. Mỗi lần bố mẹ hay người thân vào chơi, đến ngày tạm biệt ra về là chị lại bật khóc, rồi sau đó rơi vào những ngày trầm cảm.

    Em B và chị H không phải là những trường hợp duy nhất phải trải qua cuộc sống xa vòng tay cha mẹ. Trong thời buổi hiện nay, vì mong muốn xây được nhà, gia đình có điều kiện hơn, con cái “bằng bạn bằng bè” mà nhiều người dù không muốn xa con vẫn phải gửi con cho người thân chăm nom giúp để lo các vấn đề về kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những đứa trẻ sống xa cha mẹ tuy được đảm bảo đủ đầy về mặt vật chất nhưng lại thiếu hụt rất nhiều về tình yêu thương. Các em lớn lên trong sự thiếu vắng tình yêu thương của người mẹ và sự bảo vệ, che chở của người cha.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu tâm lý trẻ sống xa cha mẹ, ngăn ngừa hệ lụy đáng tiếc.

 

Cuộc sống xa bố mẹ ảnh hưởng đến tâm lý trẻ như thế nào?

   Với những đứa trẻ, có lẽ điều quan trọng nhất chính là tình yêu thương của cha mẹ. Bởi những năm tháng ấu thơ, gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ. Việc phải sống xa cha mẹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và tính cách của trẻ, cụ thể:

Trẻ bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

   Cha mẹ đóng vai trò không thể thay thế trong cuộc sống tinh thần của trẻ. Những trẻ sống xa cha mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy thiếu thốn về mặt tình cảm. Trong khi trẻ con cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ mỗi ngày thì những đứa trẻ sống xa cha mẹ lại chỉ cảm nhận được sự thương yêu và quan tâm khi bố mẹ đến thăm. Do đó, việc con trẻ có cảm giác thiếu thốn và mất mát là điều dễ hiểu. Cảm giác này sẽ theo suốt con trẻ từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành.

>>> Xem thêm: Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu: Nguyên nhân và cách chữa lành.

 

Sống xa cha mẹ sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu.

Sống xa cha mẹ sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu.

 

Sống thu mình, khép kín

    Trong nhiều trường hợp, những đứa trẻ sống xa cha mẹ phải đối mặt với những lời chọc ghẹo của bạn bè, thậm chí bị tẩy chay vì không có gia đình bên cạnh. Không có bố mẹ là điểm tựa vững chắc, trẻ thường có tâm lý thiếu tự tin, ngại giao tiếp và kết bạn. Những trẻ này thường có xu hướng sống khép kín và thu mình. Trẻ chọn cách im lặng thay vì vui đùa và kết bạn với những bạn bè đồng trang lứa. Chúng có thể học được cách tự lập hơn bạn cùng lứa, học cách mạnh mẽ khi không có bố mẹ bảo bọc, nhưng bên trong thì tổn thương.

Hình thành tâm lý chống đối

   Sống xa cha mẹ trong thời gian dài khiến trẻ dễ hình thành tâm lý chống đối với cha mẹ. Điều này xuất phát từ suy nghĩ rằng cha mẹ không yêu thương mình, không hiểu gì về bản thân, mình là đứa trẻ bị bỏ rơi. Do đó, trẻ thường có hành vi quậy phá, chống đối, không tiếp nhận các tác động giáo dục từ cha mẹ và người đang nuôi dưỡng, thậm chí sa đà vào những tệ nạn xã hội.

Tăng khoảng cách giữa bố mẹ và con cái

   Vì sống xa cha mẹ nên con trẻ không thể chia sẻ với gia đình những phiền muộn, vấn đề trẻ đang phải đối mặt. Hơn nữa, do sống xa nhau nên bố mẹ cũng không thể nắm bắt được cuộc sống và tâm lý của con. Dần dần giữa cha mẹ và con cái sẽ hình thành khoảng cách khó hàn gắn. Một em học sinh lớp 11, phải sống xa cha mẹ từ 2 tuổi đã chia sẻ với chúng tôi rằng: “Em không nghĩ nhiều về bố mẹ, đôi lúc nhìn thấy bạn bè ở cùng với bố mẹ thì thấy cũng hơi buồn buồn nhưng em ở nhà với ông bà quen rồi. Thi thoảng bố mẹ có gọi điện về nhưng em chẳng biết nói gì với bố mẹ cả”.

Có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý

   Không có cha mẹ ở bên cạnh khiến trẻ không thể chia sẻ hay giải tỏa cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống của mình một cách lành mạnh. Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ lo lắng về tình hình kinh tế của gia đình mình và nghĩ rằng chính mình là nguyên nhân gây ra áp lực và sự mệt mỏi kiếm tiền của cha mẹ, khiến trẻ dễ gặp phải các vấn đề tâm lý.

   Những cảm xúc tiêu cực này sẽ tích tụ ngày qua ngày khiến trẻ phát triển các vấn đề tâm lý như:

  • Trầm cảm.
  • Rối loạn lo âu
  • Hội chứng tự ngược đãi bản thân (Self-Harm)

 

Cha mẹ cần làm gì khi sống xa con cái?

   Trong trường hợp bắt buộc phải sống xa con, cha mẹ cần có những biện pháp để bù đắp sự thiếu thốn về mặt tinh thần và giúp con nuôi dưỡng tình cảm gia đình dù không sống cùng bố mẹ.

Những điều bố mẹ nên làm khi sống xa con cái:

  • Nên gửi con cho người thân thiết/từng tham gia nuôi dưỡng, chăm sóc và có quan hệ tốt với con trong những năm đầu đời để tăng độ tin cậy, giảm khoảng cách giữa con với người nuôi dưỡng.
  • Về thăm con hoặc tạo điều kiện cho con gặp mặt cha mẹ càng nhiều, càng lâu càng tốt.
  • Sử dụng các phương tiện như mạng xã hội, điện thoại để gọi video cho con, đôi bên tương tác thông qua giọng nói lẫn hình ảnh để cải thiện tâm trạng, cảm xúc những người trong cuộc.
  • Động viên, quan tâm đời thường như trò chuyện với con biết rằng ba mẹ đã nhớ nhung con thế nào, đã vì con mà tự vực dậy mình để duy trì động lực làm việc ra sao...
  • Sau cùng, nếu đã có cơ hội ở gần, chăm sóc, nuôi dưỡng con thì chính lòng thương, sự chăm sóc hết mực sẽ giúp cha mẹ và con cái xoa dịu những mất mát, thiếu hụt trước giờ một cách tốt nhất.

 

Dành thời gian cho con cái nhiều nhất có thể khi có cơ hội gặp gỡ.

Dành thời gian cho con cái nhiều nhất có thể khi có cơ hội gặp gỡ.

 

   Tất cả những điều này sẽ cải thiện chất lượng mối quan hệ gia đình để các tổn thương nhờ đó mờ dần theo thời gian. Tuy nhiên, tất cả các giải pháp được đưa ra chỉ là "chữa cháy/giải khát" và mang tính nhất thời, không có giải pháp vạn năng nào thay thế được việc sinh sống, chăm sóc và nuôi dưỡng trực tiếp các con. Do đó, nếu cha mẹ có biện pháp nào tốt hơn là xa con để mưu sinh thì hãy chọn cách đó.

   Hy vọng qua bài viết, các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về tâm lý của trẻ khi sống xa cha mẹ và biết cách bù đắp cho những thiếu thốn của con cái. Hơn bất cứ điều gì, sự chăm sóc và nuôi dưỡng trực tiếp của bố mẹ chính là điều ý nghĩa nhất với trẻ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi