Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu: Nguyên nhân và cách chữa lành

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn có bao giờ cảm thấy trống rỗng, cô đơn hay lạc lõng không? Bạn có một cuộc sống bình thường, thu nhập tốt, nhưng tự thấy vẫn chưa đủ, thấy không hạnh phúc? Rất có thể đây là dấu hiệu bạn bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu. Vậy thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là gì? Làm thế nào để vượt qua? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là gì?

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là gì?

 

Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu là gì?

   Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu (Childhood emotional neglect) là tình trạng nhu cầu cảm xúc của trẻ không được cha mẹ hoặc người chăm sóc đáp ứng đủ.

   Ví dụ: Khi con chia sẻ những chuyện vui ở trường thì cha mẹ lại phớt lờ, không đáp lại hoặc khi trẻ buồn bã, khóc lóc thì lại nói với trẻ rằng “Khóc cái gì, có tí thế mà cũng khóc!”. Những tình huống này nếu thường xuyên lặp đi lặp lại sẽ khiến trẻ bị tổn thương, cảm thấy mình không được quan tâm, những cảm xúc của mình không quan trọng và dần dần không muốn chia sẻ bất cứ điều gì với cha mẹ.

   Khác với tình trạng ngược đãi cảm xúc (Emotional abuse), cha mẹ không hề có ý định làm tổn thương hoặc bỏ mặc cảm xúc của con cái. Cha mẹ bỏ rơi đứa trẻ về mặt cảm xúc vẫn chu cấp đầy đủ các nhu cầu khác của trẻ như ăn ở, sức khỏe, học hành,... Họ vẫn yêu thương con nhưng lại vô tình bỏ quên đi cảm xúc của con cái hoặc dù đã cố gắng dành tình cảm cho con nhưng vẫn không đáp ứng đủ.

   Chính vì vậy mà việc trẻ bị thiếu hụt về mặt cảm xúc rất khó được phát hiện ra. Tuy nhiên, nó có thể đeo bám theo đứa trẻ đến tận khi trưởng thành và phát triển theo thời gian. Khi trưởng thành, những người bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu sẽ cảm thấy sự bất ổn trong tâm trí nhưng lại không thể xác định hoặc hiểu rõ về nó.

 

Các ví dụ về tình huống gây ra sự thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu

   Dưới đây là một số ví dụ về các tình huống có thể dẫn đến sự thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu, mời bạn theo dõi:

  • Trách móc hoặc thậm chí là phạt trẻ khi trẻ thể hiện cảm xúc tiêu cực như buồn bã, thất vọng hoặc tức giận. Ví dụ: Khi trẻ khóc hay thấy buồn bã thì cha/ mẹ nói “sao con hư thế?”, “sao con cứ để bố mẹ phải nói nhiều thế?” hoặc bị yêu cầu im lặng, nín khóc.
  • Thiếu sự chúc mừng, khen thưởng khi trẻ gặp điều gì hạnh phúc hoặc phấn khích. Ví dụ: Trẻ vui mừng khoe với bố mẹ về điểm 9 ở trên lớp thì bạn lại bảo rằng “Có thế thì có gì mà khoe, các bạn được điểm 10 còn chưa khoe kìa!”.
  • Phủi bay, chối bỏ các cảm xúc hoặc trải nghiệm của trẻ, cho rằng chúng không có giá trị. Ví dụ: “Đừng có cư xử như trẻ con nữa”, “Cái đấy chẳng có gì mà phải khóc”, “Con có thấy bố mẹ đang rất bận không, không có gì quan trọng thì đi ra đi!”,...
  • Không chia sẻ hoặc giúp đỡ khi trẻ đang bị căng thẳng.
  • Không thừa nhận hoặc có những những biện pháp cho trẻ khi trẻ đang gặp những tình huống khó khăn không thể tự xử lý như buồn bã sau khi mất thú cưng hoặc xấu hổ, sợ hãi khi bị bắt nạt,...
  • Không thể hiện tình cảm với trẻ.
  • Cha mẹ bận rộn mà tạo cho trẻ cảm giác bị phớt lờ, bỏ rơi,...

 

Cha mẹ bận rộn tạo cho trẻ cảm giác bị phớt lờ, bỏ rơi.

Cha mẹ bận rộn tạo cho trẻ cảm giác bị phớt lờ, bỏ rơi.

 

Dấu hiệu nhận biết tình trạng cảm xúc thời thơ ấu

   Thiếu hụt cảm xúc là một trải nghiệm vô hình, khó nhận biết nhưng nó vẫn sẽ bám theo bạn như một đám mây xám xịt phủ bóng tối lên bạn. Bạn vẫn lớn lên bình thường nhưng dần dần mất kết nối hoặc có những cảm xúc hời hợt với cha mẹ:

   Một số dấu hiệu cho thấy một người đang bị bỏ rơi cảm xúc là:

  • Cảm thấy trống rỗng dai dẳng.
  • Cảm thấy cô đơn, ngay cả khi ở bên người khác.
  • Khó kiểm soát cảm xúc.
  • Thường thấy buồn bã nhưng không rõ lý do.
  • Đánh giá thấp chính bản thân mình.
  • Nhạy cảm với sự từ chối.
  • Cảm giác tội lỗi, xấu hổ và tự trách bản thân.
  • Thiếu lòng bao dung với chính bản thân.
  • Tự cảm thấy có điều gì không ổn về bản thân và lo sợ nếu người khác nhận ra, họ sẽ rời bỏ mình.
  • Kỷ luật tự giác kém.

 

Những kiểu cha mẹ nào thường gây ra thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu?

   Theo các chuyên gia, những kiểu cha mẹ sau thường bỏ rơi cảm xúc của con cái:

  • Cha mẹ độc đoán: Họ liên tục đặt ra những giới hạn, quy luật và nguyên tắc cứng nhắc đối với trẻ và yêu cầu đứa trẻ phải tuân thủ luật lệ hay giới hạn họ đặt ra.
  • Cha mẹ dễ dãi: Đứa trẻ được nuôi dạy bởi cha mẹ dễ dãi thường có xu hướng sống tự do quá mức, thậm chí nhiều trẻ còn vô kỷ luật.
  • Cha mẹ ái kỷ: Kiểu cha mẹ này chỉ quan tâm đến quyền lợi, các vấn đề của bản thân mà quên đi các cảm nhận của con cái. Họ không cho phép con mình làm ảnh hưởng đến danh dự và thể diện của bản thân.
  • Cha mẹ vắng bóng: Đây là kiểu cha mẹ không có mặt trong quá trình lớn lên của đứa trẻ. Do đó, trẻ dễ bị thiếu hụt về mặt cảm xúc.
  • Cha mẹ suy sụp: Kiểu cha mẹ này khiến đứa trẻ luôn muốn trở nên hoàn hảo thái quá để họ không phải lo lắng.
  • Cha mẹ nghiện ngập: Họ sẽ trở nên tệ hại khi vào cơn nghiện, không quan tâm và để ý đến cảm xúc của con cái.
  • Cha mẹ cầu toàn: Đây là kiểu cha mẹ đặt kỳ vọng cao vào đứa trẻ. Họ không quan tâm khả năng của con mình có thể đạt được mục tiêu và kỳ vọng ấy không, con có bị đuối sức, căng thẳng vì kỳ vọng của bản thân mình không. Kiểu cha mẹ này chỉ quan tâm tới kết quả mà con đạt được chứ ít quan tâm đến cảm xúc của con.
  • Cha mẹ rối loạn nhân cách: Do mắc phải chứng bệnh rối loạn tâm thần nghiêm trọng nên các bậc phụ huynh sẽ không còn quan tâm đến những nhu cầu, mong muốn của con cái.

   Nếu cha mẹ không thực hiện tốt chức năng của người nuôi dưỡng (cung cấp về vật chất và tình cảm) thì đứa trẻ sẽ bị ép phải "già trước tuổi" vì phải tự chăm sóc bản thân hoặc vô thức đóng vai trò cha mẹ của các em mình. Dần dần, chúng có xu hướng ôm đồm quá mức và coi nhẹ bản thân.

>>> Xem thêm: Nhận diện và đối phó với 10 kiểu nuôi dạy con độc hại của các bậc cha mẹ.

 

Cha mẹ quá cầu toàn dễ khiến con cái bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu.

Cha mẹ quá cầu toàn dễ khiến con cái bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu.

 

Làm sao để chữa lành thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu?

   Quá trình chữa lành việc thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu chưa bao giờ là đơn giản cả bởi nó đã kéo dài từ khi còn nhỏ đến tận lúc trưởng thành. Bạn có thể tham khảo các cách sau để từng bước cải thiện chúng:

  • Hiểu và học cách chấp nhận chính mình: Bước đầu tiên, bạn cần phải nhìn nhận cụ thể và chính xác về những ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu. Để làm được điều đó, bạn cần phải lục tìm lại những mảnh ký ức tuổi thơ, sau đó liên kết với thực tế hiện tại.
  • Tôn trọng những nhu cầu, cảm xúc của bản thân: Bạn hãy học cách bao dung, không nên quá hà khắc với bản thân mình. Những trải nghiệm thời thơ ấu có thể khiến bạn nghĩ rằng những cảm xúc của mình là không quan trọng, không đáng được quan tâm hoặc thậm chí cho rằng những cảm xúc tiêu cực là sai trái. Điều này không đúng, cảm xúc dù là tiêu cực hay tích cực đều là những điều hết sức bình thường, ai cũng có. Do đó, không có gì đáng xấu hổ khi bạn có những cảm xúc tiêu cực cả.
  • Bộc lộ cảm xúc: Sau khi đã xác định được vấn đề của bản thân và học cách thả lỏng, thoải mái hơn với chính mình thì bước tiếp theo bạn cần làm bắt đầu thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Bạn hãy thử trò chuyện và nói về những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của bản thân với những người bên cạnh, chẳng hạn như bạn bè, anh chị em, đồng nghiệp.
  • Tập cách an ủi, động viên bản thân: Những người bị thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu sẽ có xu hướng tự lập, không muốn dựa dẫm vào bất kỳ ai và không biết cách tự an ủi bản thân. Do đó, bạn hãy học cách tự xua tan các muộn phiền, tự vỗ về những cảm xúc tiêu cực để luôn giữ trạng thái tinh thần ổn định.
  • Gặp gỡ chuyên gia tâm lý: Thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu không phải là một bệnh tâm lý. Tuy nhiên, nếu bạn không thể thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực hay sự trống rỗng trong lòng thì bạn nên tìm đến các chuyên gia tâm lý.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu thêm về thiếu hụt cảm xúc thời thơ ấu và cách chữa lành. Nếu còn điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Trong một báo cáo điều tra sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam do Viện Xã hội thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam công bố ngày 18/11/2022, kết quả cho thấy 21,7% trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Các dấu hiệu lạm dụng tình dục ở trẻ em và cách phòng ngừa

Sự thay đổi đột ngột về hành vi, tâm lý hay có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín trẻ nhỏ… là những dấu hiệu lạm dụng tình dục ở trẻ em.

Hội chứng tự hại bản thân nguy hiểm như thế nào?

Hội chứng tự hại (ngược đãi) bản thân là một hành vi phổ biến bắt nguồn từ nhiều chứng rối loạn tâm thần ở trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi

Cách chữa lành những tổn thương tâm lý thời thơ ấu

Nghe những lời chì chiết của mẹ, tôi càng thấy mình là đứa vô dụng thực sự. Tôi không còn hứng thú với bất cứ điều gì nữa, lúc nào cũng chán nản, bức bối .

Chuẩn bị tâm lý cho con trẻ khi cha mẹ ly hôn

Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ như thế nào khi ly hôn?
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi