Việc chứng kiến bạo lực gia đình ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạo lực gia đình, trong đa số trường hợp, là hành vi bạo hành đối với phụ nữ là người vợ, do nam giới - người chồng thực hiện. Chứng kiến cảnh bạo lực đối với người mẹ, mỗi đứa trẻ sẽ có những phản ứng khác nhau. Nhưng điểm chung trong mọi trường hợp đó là những vết thương tâm lý khó lành dành cho đứa trẻ.

 

Chứng kiến bạo lực gia đình ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Chứng kiến bạo lực gia đình ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

 

Ảnh hưởng ngắn hạn của việc chứng kiến bạo lực gia đình khi còn nhỏ

   Bạo lực gia đình là một vấn nạn cực kỳ phổ biến trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở cấp độ toàn cầu, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người phải đối mặt với bạo lực mà trong đó, thủ phạm là chồng hoặc bạn trai của họ.

   Tại Việt Nam, một cuộc điều tra cấp độ Quốc gia được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện vào năm 2019 đã công bố kết quả rằng, có tới 32% phụ nữ bị chồng bạo hành trong vòng 12 tháng (kể từ lúc điều tra). Và trong đó, có tới 90,4% phụ nữ bị bạo hành mà không tìm kiếm sự giúp đỡ.

   Đối với mỗi vụ bạo hành, nó không chỉ để lại những tác động tiêu cực với nạn nhân trực tiếp là người phụ nữ mà còn để lại nhiều hậu quả ngắn hạn và dài hạn với người chứng kiến, phổ biến nhất là con nhỏ.

Vậy, bạo lực gia đình ảnh hưởng như thế nào tới trẻ nhỏ?

Lo lắng

   Bạo lực gia đình khiến trẻ cảm thấy cực kỳ không an toàn. Những đứa trẻ này sẽ phải sống trong cảnh “nín thở” mỗi khi hành vi bạo hành tương tự được lặp lại trong tương lai.

   Đối với trẻ mẫu giáo phải chứng kiến cảnh mẹ bị bố bạo hành, chúng có thể hình thành một số thói quen trong vô thức như mút ngón tay cái, đái dầm, khóc nhiều và thường xuyên rên rỉ.

   Trẻ em trong độ tuổi đi học có thể phát triển các đặc điểm chống đối xã hội và có thể đấu tranh với cảm giác tội lỗi khi chứng kiến hành vi bạo hành. Bộ óc còn quá non nớt của đứa trẻ sẽ không thể phân định được đâu là đúng, đâu là sai. Chúng có thể tự đổ lỗi cho mình vì đã không thể làm gì để ngăn chặn hành động bạo lực gia đình đó. Niềm tin sai lầm này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến lòng tự trọng của trẻ.

Dẫn tới chấn thương tâm lý

   Bạo lực gia đình là một trong những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu nghiêm trọng nhất đối với một đứa trẻ.

   Mặc dù không trực tiếp bị bạo hành về thể xác, xong những tổn thương mà bạo lực gia đình gây ra cũng đủ tác động nặng nề đến bộ não đang phát triển của trẻ. Những thay đổi này có thể gây ra những cơn ác mộng, thay đổi thói quen giấc ngủ, khiến trẻ thường xuyên cáu kỉnh, tức giận, khó tập trung và có thể dẫn tới các hành vi tự hủy hoại bản thân.

 

Chứng kiến bạo lực gia đình có thể phát triển các hành vi tự hại bản thân ở trẻ

Chứng kiến bạo lực gia đình có thể phát triển các hành vi tự hại bản thân ở trẻ

 

Sức khỏe thể chất

   Căng thẳng về tinh thần là kết quả phổ biến của việc chứng kiến bạo lực gia đình. Tuy nhiên, những hậu quả đôi khi còn thể hiện rõ ràng đối với sức khỏe thể chất của trẻ.

   Trẻ em ở độ tuổi đi học có thể bị đau đầu và đau bụng khi phải liên tục đối phó với tình trạng căng thẳng khi ở nhà. Mặt khác, các hành vi bạo hành trong gia đình cũng phần nào ảnh hưởng đến mức độ quan tâm, chăm sóc của cha mẹ đến đứa trẻ. Do đó mà sức khỏe thể chất của chúng cũng bị ảnh hưởng.

   Đối với trẻ sơ sinh, các hành vi quát nạt, bạo lực bằng lời nói có thể khiến trẻ căng thẳng, sợ hãi và khóc quấy. Việc khóc trong nhiều giờ liên tục khiến trẻ kiệt sức và đôi khi là có các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa…

Hành vi bạo lực

   Khi thanh thiếu niên chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, họ có xu hướng hành động để phản ứng lại tình huống đó. Họ có thể trực tiếp tấn công ngược lại người cha của mình khi thấy mẹ bị bạo hành. Không dừng lại ở đó, họ có thể phát triển các hành vi sai trái như đánh nhau, trốn học, tham gia vào các hoạt động tình dục mạo hiểm hoặc lao vào con đường ma túy, thuốc lá và bia rượu.

Lạm dụng thể chất

   Trong rất nhiều trường hợp, trẻ em sống trong cảnh có mẹ bị bố bạo hành cũng có khả năng trở thành nạn nhân của chính cách đối xử này. Chính họ cũng sẽ bị bạo hành bằng vũ lực, lời nói và điều này sẽ để lại những hệ lụy lâu dài.

 

Ảnh hưởng lâu dài của việc chứng kiến bạo lực gia đình khi còn nhỏ

   Những đứa trẻ lớn lên trong bối cảnh thường xuyên chứng kiến mẹ bị bạo hành có nguy cơ phải đối phó với những hệ lụy kéo dài tới khi tuổi trưởng thành, thậm chí là lâu hơn. Dưới đây là một số tác động lâu dài đáng quan tâm nhất:

Rối loạn lo âu

   Như đã phân tích, căng thẳng và lo lắng là hệ lụy ngắn hạn phổ biến ở trẻ phải thường xuyên chứng kiến với cảnh bạo lực gia đình. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu các hành vi đó cứ lặp đi lặp lại liên tục? Đó chính là tình trạng căng thẳng mãn tính, và nó có thể phát triển thành một bệnh lý rối loạn tâm thần phổ biến là rối loạn lo âu.

   Khi họ lớn lên, họ thường xuyên phải đối mặt với cảm giác thiếu an toàn, lo lắng quá mức về một vấn đề nào đó. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe thể chất như tim đập nhanh, rối loạn giấc ngủ cũng sẽ để lại nhiều hệ lụy xấu cho họ.

Trầm cảm

   Trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm phổ biến nhất. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng để trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần. Chúng được học cách đối phó với những tình huống căng thẳng từ chính những người gần nhất xung quanh mình.

   Nhưng khi đứa trẻ đó phải lớn lên trong một môi trường độc hại, có lòng tự trọng thấp thì sẽ dần hình thành nên những suy nghĩ và cách đối phó sai lệch với căng thẳng. Chính những yếu tố này đã góp phần rất lớn vào sự hình thành của một bệnh lý nghiêm trọng là trầm cảm.

 

Trầm cảm là hệ lụy nặng nề của bạo lực gia đình

Trầm cảm là hệ lụy nặng nề của bạo lực gia đình

 

Lặp lại các hành vi bạo lực tương tự

   Cảm giác đau đớn và thống khổ khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình không phải lúc nào cũng đảm bảo rằng trẻ em sẽ chọn một con đường khác cho mình sau này. Trong một số trường hợp, việc tiếp xúc sớm với bạo lực, lạm dụng lại tạo tiền đề cho trẻ em đi theo chính con đường đó khi trưởng thành.

   Trong những trường hợp này, trẻ em nam có thể bạo hành bạn gái sau khi chứng kiến cha chúng làm điều tương tự. Trẻ em gái lớn lên trong bạo lực gia đình có nhiều khả năng cũng trở thành nạn nhân của bạo hành khi trưởng thành.

 

   Như vậy, bạo lực gia đình có khả năng để lại hệ lụy lâu dài đối với các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của nó. Hãy trò chuyện với chúng tôi thông qua khung chat hoặc số điện thoại 0243.760.6666 nếu bạn cũng từng là một nạn nhân của bạo lực gia đình. Có nhiều cách có thể giúp bạn vượt qua căng thẳng cảm xúc hoặc tổn thương hoặc thậm chí là lo âu, trầm cảm do bạo lực gia đình. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ bạn!

  

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Trong một báo cáo điều tra sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam do Viện Xã hội thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam công bố ngày 18/11/2022, kết quả cho thấy 21,7% trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

17 tuổi, tôi đã rạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

Trong mắt tất cả mọi người, gia đình tôi là gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc. Bố tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử, mẹ tôi cũng là kế toán trưởng một công ty dược.

4 điều bạn có thể làm để xây đắp lòng tự trọng

  Không có điều gì tồi tệ hơn là bạn mang trong mình một lòng tự trọng thấp. Bạn cảm thấy thế nào và bạn nghĩ gì về bản thân sẽ quyết định cách bạn sống cuộc sống của mình.

Cách chữa lành những tổn thương tâm lý thời thơ ấu

Nghe những lời chì chiết của mẹ, tôi càng thấy mình là đứa vô dụng thực sự. Tôi không còn hứng thú với bất cứ điều gì nữa, lúc nào cũng chán nản, bức bối .
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Tôi cứ đi vật vờ ngoài đường một cách vô định, trong đầu chỉ ngập tràn hình ảnh của Hương con gái tôi, sự nhớ nhung, yêu thương và cảm mặc cảm tội lỗi khiến tôi chỉ muốn biến mất khỏi cuộc đời này.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi