Hội chứng sợ gián: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Mỗi chúng ta ai cũng sẽ có nỗi sợ với một loại côn trùng nào đó, chẳng hạn như sâu, bọ, gián, nhện… Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kiểm soát cảm giác sợ hãi này. Nó cũng sẽ nhanh chóng qua đi nếu bạn không nhìn thấy chúng nữa. Thế nhưng với người mắc hội chứng ám ảnh sợ hãi, nỗi sợ của họ trở nên vô lý, thái quá, đến mức không thể kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của bản thân. Cụ thể ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hội chứng sợ gián.

 

Thế nào là hội chứng sợ gián?

Thế nào là hội chứng sợ gián?

 

Thế nào là hội chứng sợ gián?

   Hội chứng sợ gián (Blatophobia) là một dạng của hội chứng ám ảnh sợ hãi cụ thể với yếu tố gây nỗi sợ là con gián. Người bệnh hoàn toàn không kiểm soát được nỗi sợ của bản thân, thậm chí ngất xỉu khi nhìn thấy hoặc chạm vào loài côn trùng này.

   Con gián có hình dạng dẹt, màu nâu thẫm. Kích thước cơ thể của nó khoảng 2-8cm tùy loài. Chúng chủ yếu di chuyển bằng cách bò với tốc độ nhanh. Đôi khi, chúng còn bay lượn trong không trung. Gián được coi là loài có hại. Chúng ăn nhiều đồ vật trong nhà như quần áo, giấy, thức ăn, rác thải… Gián còn là vật trung gian truyền bệnh cho con người.

   Chúng ta dễ dàng bắt gặp gián ở nhà bếp, nhà vệ sinh hay nơi ẩm thấp, ít ánh sáng. Bởi vậy mà người mắc hội chứng sợ gián thường né tránh những khu vực này.

 

Triệu chứng của hội chứng sợ gián

   Bạn dễ dàng nhận biết người mắc hội chứng sợ gián thông qua những biểu hiện bao gồm:

  • Luôn có cảm giác sợ hãi sẽ nhìn thấy hoặc chạm vào con gián. Nỗi sợ này kéo dài dai dẳng, thường trực và tăng lên khi họ đối mặt với loại côn trùng này.
  • Hành vi né tránh như không đến những nơi ẩm thấp, hang động, nhà kho,… vì sợ phải nhìn thấy gián.
  • Dọn dẹp nhà cửa, xe hơi thường xuyên, sử dụng thuốc phun xịt côn trùng, tinh dầu,… để xua đuổi gián.
  • Cảm giác căng thẳng và bất an vì sợ gián sẽ xuất hiện.
  • Có suy nghĩ thảm họa sẽ xảy ra nếu gặp phải gián.

   Nếu người bệnh nhìn thấy hoặc tiếp xúc với con gián, nỗi sợ sẽ tăng lên, kích thích các triệu chứng thể chất bùng phát như:

  • Sợ hãi tột độ, cảm giác choáng ngợp, ghê tởm.
  • Muốn nhanh chóng trốn chạy.
  • Nghẹt thở, khó thở.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu, choáng váng.
  • Khô miệng.
  • Buồn nôn.
  • Run rẩy, vã mồ hôi, tim đập nhanh
  • Ngất xỉu

 

Nguyên nhân nào gây hội chứng sợ gián

   Những yếu tố góp phần gây ra hội chứng sợ gián bao gồm:

  • Trải nghiệm tiêu cực liên quan đến gián: Những sự kiện tiêu cực trong quá khứ về con gián như bị nhiễm trùng do gián, bị bạn bè dùng gián hù dọa… Chúng vô tình tạo nên phản ứng phòng vệ vô thức trong tâm trí. Do đó, não bộ sẽ kích hoạt cảm giác sợ hãi tột độ và ghê tởm khi nhìn thấy loài côn trùng này.
  • Kết quả của quá trình tiến hóa: Nỗi sợ là kết quả của quá trình tiến hóa nhằm giúp con người nhận thức được mối nguy hiểm, đe dọa. Loài gián không thật sự nguy hiểm nhưng sự xuất hiện của chúng gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống. Do đó, não bộ có thể “lập trình” cảm giác sợ hãi với loài gián để chúng ta tránh xa chúng. Đây cũng là lý do khiến một số người rất sợ gián mặc dù không trải qua sự kiện nào liên quan.
  • Một số yếu tố khác: Hội chứng sợ gián còn liên quan đến những yếu tố như tuổi còn nhỏ, tính cách hay lo âu, sợ hãi, gia đình bao bọc quá mức,…

 

Hội chứng sợ gián có hại không?

Hội chứng sợ gián có hại không?

 

Hội chứng sợ gián có hại không?

   Các triệu chứng của hội chứng sợ gián không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, vì luôn lo sợ sẽ gặp gián nên người bệnh thường ở trong trạng thái căng thẳng, bất an. Ngoài ra, hội chứng này còn thôi thúc các hành vi cưỡng chế như dọn dẹp xe hơi, nhà cửa, phun xịt côn trùng quá mức cần thiết.

   Khi nhìn thấy gián, người bệnh dễ lên cơn hoảng loạn. Nếu đang làm việc ở trên cao hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông, khả năng xảy ra tai nạn là rất cao. So với các rối loạn ám ảnh sợ hãi khác như sợ nhện, sợ máy bay thì sợ gián có mức độ ảnh hưởng cao hơn. Bởi lẽ, yếu tố gây sợ hãi có thể xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi. Điều này khiến người bệnh luôn căng thẳng, có khi tự nhốt mình trong nhà và từ chối ra ngoài.

   Đặc biệt, hội chứng sợ gián còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý khác như rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu lan tỏa, trầm cảm,… Cảm giác bất lực vì không kiểm soát được nỗi sợ khiến nhiều người lạm dụng rượu bia, sức khỏe giảm sút. Nếu trẻ nhỏ mắc tình trạng này sẽ khó học tập tốt, chậm phát triển thể chất và tâm lý thường không ổn định.

 

Hội chứng sợ gián khắc phục ra sao?

   Các biện pháp khắc phục cho người bị hội chứng sợ gián bao gồm:

Trị liệu tâm lý

   Đây là phương pháp có hiệu quả nhất khi điều trị các chứng ám ảnh sợ đặc hiệu, bao gồm cả hội chứng sợ gián. Thông qua buổi trò chuyện, các chuyên gia sẽ tìm ra nguyên nhân gây nỗi sợ gián vô lý. Sau đó, họ lựa chọn hướng điều trị phù hợp để giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ sai lầm, từ đó điều chỉnh hành vi và cảm xúc theo chiều hướng tích cực hơn.

 

Trị liệu tâm lý là biện pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến

Trị liệu tâm lý là biện pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến

 

   Một số biện pháp trị liệu tâm lý được áp dụng cho người mắc hội chứng sợ gián là:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Đây là phương pháp phổ biến giúp người bệnh nhận ra suy nghĩ sai lệch, dần thay đổi lại theo hướng đúng đắn. Từ đó, nỗi sợ hãi sẽ dần giảm xuống, cải thiện dần triệu chứng của tình trạng này.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Thường được kết hợp với CBT để tăng hiệu quả điều trị. Người bệnh được tiếp xúc với gián bắt đầu từ việc đề cập trong cuộc trò chuyện, sau đó là xem hình ảnh và nhìn trực tiếp. Đồng thời, nhà trị liệu sẽ hướng dẫn họ cách đối mặt với nỗi sợ, kiểm soát cảm xúc của bản thân.
  • Lập trình ngôn ngữ tư duy (NLP): Cho phép chuyên gia tìm ra căn nguyên gây ra sự sợ hãi vô lý và khắc phục từ đó. Người bệnh sẽ học được cách bình tĩnh khi đối mặt với nỗi sợ và thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng quá độ.

Sử dụng thuốc

   Nếu triệu chứng thể chất của người bệnh quá tồi tệ, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc tây hỗ trợ thêm. Một vài loại thuốc được dùng trong hội chứng sợ gián gồm có thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần… Bên cạnh việc dùng thuốc, chuyên gia vẫn kết hợp thêm trị liệu tâm lý để khắc phục tận gốc nỗi sợ trong người bệnh.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được thông tin cơ bản về hội chứng sợ gián. Để vượt qua được nỗi sợ hãi vô lý, bạn nên phối hợp tốt với các chuyên gia tâm lý, đồng thời xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học, thư giãn tinh thần mỗi ngày. Chúc các bạn thành công!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Hội chứng sợ tiếng ồn: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục

Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hội chứng sợ tiếng ồn, mời các bạn cùng đón đọc!

Rối loạn lo âu là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị?

Chúng tôi biên soạn bài viết này với mục tiêu giúp bạn đọc có được đầy đủ thông tin về chứng rối loạn lo âu. Chỉ với 10 phút theo dõi nội dung sau đây, bạn sẽ biết được rối loạn lo âu là gì, các phân loại của bệnh, triệu chứng, bài test kiểm tra và cách điều trị. Cùng theo dõi ngay nhé!

Hội chứng sợ đụng chạm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tình trạng rối loạn lo âu ám ảnh sợ đặc hiệu thường có những nỗi sợ kỳ lạ, chẳng hạn như sợ ma, sợ yêu hay sợ đụng chạm... Lúc này, người bệnh thường tìm mọi cách để tránh phải đối diện với nỗi sợ đó, khiến công việc, cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?

Rối loạn lo âu trầm cảm có cả triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu, nhưng không rõ ràng đủ để chẩn đoán thành bệnh lý riêng biệt.

Chứng mặc cảm ngoại hình: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chứng mặc cảm ngoại hình: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi