Mục lục [Ẩn]
Bạn có biết, ở người mắc chứng trầm cảm, ngoài biểu hiện buồn bã, thiếu năng lượng, mất hứng thú… thì bệnh nhân còn gặp phải tình trạng giảm khả năng tập trung. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này cũng như có cách khắc phục hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!
Vì sao bệnh nhân trầm cảm thường bị giảm khả năng tập trung?
Tại sao người trầm cảm bị giảm khả năng tập trung?
Trầm cảm ảnh hưởng đến gần như tất cả mọi mặt của cuộc sống. Tuy có tâm trạng tồi tệ và rất mệt mỏi nhưng những hoạt động hàng ngày của người bệnh vẫn phải tiếp tục. Họ vẫn đi làm, đi học, chăm sóc gia đình, đối mặt với nhiều căng thẳng, stress hoặc hoàn thành công việc, deadline được giao hay những kỳ thi quan trọng trước mắt.
Ở người bệnh trầm cảm, họ bị giảm khả năng tập trung khi thực hiện các hoạt động đó dẫn đến kết quả học tập, năng suất làm việc giảm, hoặc làm việc gì cũng chậm hơn, rối tung lên, không thể hoàn thành.
Vậy, tại sao bệnh nhân trầm cảm dễ bị mất tập trung?
Thứ nhất, con người tập trung là khi họ đang hướng tới mục tiêu nào đó mà họ tin rằng sẽ thực hiện được. Ví dụ, tập trung học tập vì họ đang đứng trước 1 kỳ thi, hoặc tập trung học tiếng anh vì muốn làm việc ở công ty đa quốc gia.
Ở bệnh nhân trầm cảm, cơ thể suy giảm hormone tạo động lực mang tên dopamin, từ đó nó tác động vào mục tiêu và niềm tin rằng mình sẽ đạt được mục tiêu đó ở người bệnh. Bệnh nhân cảm thấy mất hứng thú với các hoạt động mà họ từng yêu thích. Họ cũng mất hy vọng. Cả hai điều này khiến bệnh nhân khó tập trung hơn vì đơn giản là họ không còn hy vọng, không nhìn ra mục tiêu của việc đang làm và không còn hào hứng với nó.
Khi càng mất tập trung thì hiệu suất công việc, kết quả học tập giảm sút, khiến mọi thứ dường như càng trở nên khó khăn và vô nghĩa hơn. Càng như vậy, bệnh nhân lại càng mất tập trung và cứ mãi mắc trong vòng lặp đó.
Thứ hai, lo lắng làm giảm sự tập trung của người bệnh. Khi cảm thấy mình làm chưa đủ tốt do mất tập trung, bệnh nhân sẽ dễ bị lo lắng, điều này càng khiến bạn khó tập trung hơn.
Làm cách nào để bệnh nhân trầm cảm tăng khả năng tập trung?
Làm thế nào để người bệnh trầm cảm tập trung hơn?
Nếu bạn bị giảm khả năng tập trung do trầm cảm, điều quan trọng nhất là bạn cần điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả.
Có các phương pháp điều trị trầm cảm như dùng thuốc, trị liệu tâm lý kết hợp các biện pháp tự nhiên khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các cách điều trị trầm cảm hiện nay tại đây.
Để được điều trị hiệu quả, bạn cần đi khám sớm, đồng thời đến gặp các chuyên gia tâm lý để được đưa ra các phương pháp trị liệu phù hợp nhất với mình. Bạn cũng nên dùng thêm BoniBrain của Mỹ để giúp cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin, từ đó hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả. Đặc biệt, dopamine là hormon tạo động lực, giúp bạn tăng khả năng tập trung và chú ý.
Sản phẩm BoniBrain
Một điều bạn cần lưu ý rằng trầm cảm sẽ không thể biến mất ngay lập tức cho dù đã được điều trị tích cực. Bạn sẽ cần có thời gian để bệnh cải thiện dần dần. Do đó, trong quá trình điều trị, bạn nên thực hiện thêm các phương pháp sau đây để tăng khả năng tập trung ngay cả khi vẫn đang phải chiến đấu với căn bệnh trầm cảm:
Không quá khắt khe với bản thân
Với một người trầm cảm, việc vẫn tiếp tục đi làm hoặc đi học đã là một nỗ lực rất lớn. Vì vậy, thay vì cảm thấy mình vô dụng hoặc những gì mình làm là chưa tốt, hãy tự dành cho bản thân một lời khen vì đã rất cố gắng trong thời gian qua.
Bạn nên hiểu rằng, mắc trầm cảm không phải lỗi của bạn. Bạn bị giảm khả năng tập trung cũng không phải do bạn yếu đuối, không cố gắng, vì vậy bạn không cần tự trách mình. Việc không thể tập trung là do hoạt động của bộ não cũng như hệ thần kinh đang gặp bất thường, và bạn đang trong quá trình nỗ lực để đưa nó trở lại đúng với quỹ đạo vốn có.
Nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, bạn bè hoặc bất kỳ ai khác nếu có thể
Với các công việc bình thường trong sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như cần tập trung khi nấu ăn, khi dọn dẹp nhà cửa, nhưng bạn lại không thể làm tốt thì hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình.
Nếu bạn bị giảm khả năng tập trung tại nơi làm việc, bạn có thể nói chuyện với cấp trên hoặc đồng nghiệp của mình để nhận được sự hỗ trợ từ mọi người.
Hoặc nếu bạn đang bị mất tập trung trong việc học tập do trầm cảm, hãy trao đổi với thầy cô, hoặc bạn bè để nhận được sự hỗ trợ hữu ích.
Tương tự, trong những trường hợp khác, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người mình tin tưởng hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị trầm cảm để dần trở nên tốt hơn.
Lên kế hoạch cụ thể
Hãy lập danh sách “việc cần làm” hàng ngày và chia nhỏ chúng thành từng nhiệm vụ phụ nhỏ nhất có thể. Sau đó, trong ngày, bạn hãy ưu tiên những việc nhỏ, dễ thực hiện trước. Khi hoàn thành được nó, bạn sẽ có tinh thần tốt hơn để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
Hãy lên kế hoạch cụ thể cho từng nhiệm vụ trong ngày
Tách biệt công việc và cuộc sống gia đình
Điều này thật khó khăn nhưng lại rất quan trọng. Bạn phải tắt được “bộ não làm việc” để có thể hoàn toàn thư giãn và tái tạo năng lượng trong thời gian nghỉ ngơi (buổi tối, giờ giải lao). Điều đó rất có ích, giúp bạn giảm bớt mệt mỏi và tăng khả năng tập trung vào ngày hôm sau.
Ngoài giờ làm việc, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ ngon, đủ giấc. Bạn có thể đến những nơi có không khí trong lành, hít thở sâu, đi bộ nhanh hoặc nghe một bài hát yêu thích.
Trầm cảm thường sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn mất ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc ngủ quá nhiều trong ngày. Bạn hãy thực hiện các biện pháp để điều chỉnh lại giấc ngủ, ngủ đủ và ngon giấc. Điều này sẽ giúp tinh thần của bạn thoải mái hơn và tăng khả năng tập trung.
Khi kết hợp giữa điều trị tích cực bệnh trầm cảm và thực hiện theo các lời khuyên như trên, chứng trầm cảm cũng như tình trạng giảm khả năng tập trung của bạn sẽ được cải thiện hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập