Mệt mỏi, trầm cảm vì con cái không chịu lập gia đình

Mục lục [Ẩn]

 

   “Tôi không biết mình có tội gì. Hay do tôi đã làm điều gì sai trái nên bị trừng phạt? Tại sao mọi người đều có con cháu đề huề rồi, tôi ở tuổi này vẫn không được hưởng hạnh phúc ấy?”. Đây là lời tâm sự của một bệnh nhân trầm cảm vì con cái không chịu lấy vợ, lấy chồng. Ta có thể thấy, không chỉ người trẻ áp lực, lo lắng về việc kết hôn mà các bậc phụ huynh cũng vô cùng lo âu, sốt ruột, thậm chí mắc các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu.

 

Nhiều bậc phụ huynh trầm cảm vì con cái không muốn lập gia đình

Nhiều bậc phụ huynh trầm cảm vì con cái không muốn lập gia đình.

 

Nhiều người lớn tuổi mắc các vấn đề tâm lý vì con cái không chịu lập gia đình

   Rất nhiều bậc làm cha làm mẹ xưa nay cho rằng trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng. Và phải lo cho con cái yên bề gia thất xong xuôi mới coi như... nhẹ gánh. Tuy nhiên, ngày nay rất nhiều bạn trẻ kết hôn muộn, thậm chí không muốn kết hôn. Chính vì điều này khiến phụ huynh cảm thấy sốt ruột, ra sức thúc giục, mai mối, ghép đôi…, thậm chí, nhiều người còn mắc các vấn đề tâm lý .

   Như trường hợp của bà Thúy (60 tuổi, Hà Nội) bị trầm cảm nặng do có 3 người con mà không ai chịu lấy vợ, lấy chồng. Được biết, con trai cả của bà năm nay 35 tuổi, 2 con gái người 32, người 30. Mỗi lần mẹ giục nên thử tìm hiểu ai đó rồi kết hôn, cả 3 đều nói “con không muốn”. Điều này khiến bà vô cùng rầu rĩ, chán chường. Ban đầu, bà Thúy mất ngủ nhiều ngày liên tiếp, kèm mệt mỏi, chán ăn. Sau này, các triệu chứng nặng dần, người phụ nữ nhiều lần có suy nghĩ tìm tới cái chết để giải thoát. Bà tâm sự rằng: “Tôi không biết mình có tội gì. Hay do tôi đã làm điều gì sai trái nên bị trừng phạt? Tại sao mọi người đều có con cháu đề huề rồi, tôi ở tuổi này vẫn không được hưởng hạnh phúc ấy?”.

   Thấy bà có dấu hiệu trầm cảm, các con đưa bà đến viện, tại đây bà được xác định mắc trầm cảm nặng, được cho sử dụng thuốc chống trầm cảm, kết hợp cùng liệu pháp trị liệu tâm lý. Sau khoảng 1 tháng điều trị nội trú, bà Thúy đã ổn định hơn, dần vui vẻ trở lại. Tuy nhiên, khi về nhà thì bà lại bỏ thuốc và kết hợp với việc mỗi lần có người đến mời cưới hoặc thấy gia đình khác có cháu chắt bế bồng, bệnh nhân lại buồn rầu, suy nghĩ nên tái bệnh.

   Bà Thúy không phải trường hợp duy nhất cảm thấy lo lắng, buồn rầu vì việc kết hôn của con cái. Trên thực tế, chúng tôi đã gặp được rất nhiều trường hợp cha mẹ lo âu, buồn rầu vì con cái chậm kết hôn.

>>> Xem thêm: Áp lực, khủng hoảng tâm lý vì bị “giục lấy chồng”.

 

Tại sao việc kết hôn của con cái lại có thể khiến các bậc phụ huynh gặp các vấn đề tâm lý?

Vì lo lắng cho con cái

   Khi có con, ai cũng mong muốn con mình có một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Khi con còn nhỏ, họ cố gắng lo cho con từng cái ăn, cái mặc, cho con có điều kiện học hành sao cho bằng bạn, bằng bè. Khi con trưởng thành, họ lại mong ước con cái trưởng thành, có công ăn việc làm, đặc biệt là sớm yên bề gia thất. Khi nào tất cả con gái đã được gả chồng, con trai đã lấy được vợ thì bố mẹ mới có thể thở phào nhẹ nhõm, nghĩ rằng mình đã tạm thời hết trách nhiệm. Chính vì vậy, nhiều bác lo lắng khi bước sang tuổi 50, có con trai 28 - 29, con gái tầm 25 - 26, có công ăn việc làm đầy đủ nhưng lại lười lấy vợ, lấy chồng.

 

Con cái mãi không chịu kết hôn khiến nhiều cha mẹ sốt ruột, lo lắng.

Con cái mãi không chịu kết hôn khiến nhiều cha mẹ sốt ruột, lo lắng.

 

   Hơn nữa, Việt Nam ta nói riêng và các nước phương Đông nói chung thường có quan niệm là “thành gia - lập nghiệp”, tức là phải lập gia đình trước thì công việc và cuộc sống mới có thể ổn định được. Khi con cái chưa lập gia đình thì dù sự nghiệp có thành công thế nào trong mắt các cụ vẫn là chưa ổn định, chưa được yên ổn, vẫn còn lông bông. Do đó, việc con cái đến tuổi mà vẫn chưa lập gia đình sẽ khiến các ông bố, bà mẹ vô cùng lo lắng, băn khoăn. Những nỗi lo này cứ kéo dài ngày này qua ngày khác và càng lúc càng trở nên trầm trọng, khiến các bậc sinh thành dễ mắc phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.

Bị áp lực bởi những lời đánh giá của những người xung quanh

   Không chỉ những người con mà các bậc phụ huynh có con cái chậm kết hôn cũng cảm thấy vô cùng khó xử với những lời đánh giá, hỏi han của những người xung quanh. Các câu hỏi thường gặp nhất là: “Ơ bao giờ cháu lấy vợ?” hay “Chắc con gái kén quá nên mới không chịu lấy chồng à?” hay những lời xì xào của hàng xóm “Chắc nó có vấn đề gì nên mới mãi không chịu lập gia đình” ... Tất cả những mối quan tâm lúc này đều dồn vào vấn đề dựng vợ, gả chồng của con cái khiến các bậc phụ huynh đã lo lắng lại càng lo hơn, nhiều người còn cảm thấy xấu hổ, “không dám đi đâu” khi có con trai, con gái “bị ế”.

Tự trách bản thân

   Trong một số trường hợp, ví dụ con cái không chịu kết hôn do hoàn cảnh gia đình không tốt hoặc do gia đình không hạnh phúc để lại bóng ma tâm lý trong lòng con trẻ thì người làm cha làm mẹ sẽ vô cùng tự trách bản thân. Cảm giác tự trách ấy kéo dài cũng là một nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tâm lý.

 

Phải làm sao để tránh bị mắc các vấn đề tâm lý khi con cái chậm kết hôn?

Thay đổi suy nghĩ

   Khi các con đã lớn, chúng có đủ sự trưởng thành và chín chắn để quyết định cuộc đời của mình. Cha mẹ không nên can thiệp quá nhiều, vừa gây áp lực cho con, vừa khiến bản thân mình khó chịu. Hơn ai hết, các bác hiểu rằng chuyện kết hôn không phải như chúng ta ra chợ mua cái áo, cái quần mà là chuyện trăm năm. Vì vậy, các bác hãy cứ để con cái có thời gian được suy ngẫm, chọn lựa đúng đối tượng để kết hôn. Nếu cứ giục giã để con kết hôn vội vàng, sau này cuộc hôn nhân không như ý, không hạnh phúc thì những người làm cha, làm mẹ cũng sẽ không hạnh phúc.

Tự chăm sóc cho bản thân

   Thay vì cứ lo lắng cho con cái một cách quá mức khiến mình mệt mỏi thì đây là thời gian để các bác tự chăm sóc bản thân, dành thời gian làm những việc mà mình yêu thích. Các bác nên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp các bác có sức đề kháng tốt, đồng thời bổ sung các chất cần thiết cho não bộ, giảm nguy cơ trầm cảm.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao kết hợp tắm nắng: Để có một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt, bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao vừa sức mà bạn yêu thích..
  • Làm những việc mình thích: Như trồng cây, nuôi thú cưng, học một bộ môn nào mới,..
  • Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng, các câu lạc bộ cho người cao tuổi.
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ. Với các thành phần tự nhiên như thảo dược, các loại acid amin, vitamin và khoáng chất, BoniBrain giúp làm tăng cường các hormone hạnh phúc như serotonin và dopamin, từ đó cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng stress, căng thẳng, lo âu, buồn rầu, chán nản, giảm hứng thú, mất năng lượng, mệt mỏi, mất ngủ,...

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng “trầm cảm vì con cái không chịu lập gia đình” và các biện pháp khắc phục. Nếu muốn được tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Cách thiết lập những ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ

Ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ gồm có: ranh giới vật lý, ranh giới cảm xúc, ranh giới tình dục, ranh giới vật chất/ tài chính,...

Những áp lực thường gặp dịp Tết Nguyên Đán

Những áp lực thường gặp dịp Tết Nguyên Đán

Đồng cảm: Cách cảm nhận và đáp lại cảm xúc của người khác

Cách để xây dựng sự đồng cảm là rèn luyện kỹ năng lắng nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cải thiện trí tuệ cảm xúc, nhìn nhận quan điểm mới.

Những cách giúp bạn xây dựng các mối quan hệ lành mạnh

Cách để xây dựng những mối quan hệ lành mạnh là kết giao với những người tích cực, chia sẻ về suy nghĩ, học cách lắng nghe và…

Những ảnh hưởng tiêu cực đến từ áp lực gia đình và cách giải quyết

Áp lực gia đình có thể bắt nguồn từ những sự khác biệt trong tư tưởng, quan điểm sống, thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, kỳ vọng quá lớn, do kinh tế,...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi