Áp lực, khủng hoảng tâm lý vì bị “giục lấy chồng”

Mục lục [Ẩn]

 

     “Thương bố mẹ thì lấy chồng đi”, “Không lấy chồng thì đừng vác mặt về cái nhà này”, “Bao giờ cho cô/chú ăn cỗ thế?”... Khi thường xuyên phải nghe những câu như vậy, nhiều người đã lâm vào khủng hoảng tâm lý, sợ về nhà, sợ gặp người thân vì không chịu được áp lực mang tên “bị giục lấy chồng”.

 

Áp lực, khủng hoảng tâm lý vì bị “giục lấy chồng”

Áp lực, khủng hoảng tâm lý vì bị “giục lấy chồng”

 

Sợ hãi vì ai cũng giục lấy chồng

    Khi đến tuổi lấy chồng, đôi khi, người sốt ruột và lo lắng nhất không phải bạn mà lại là bố mẹ, người thân, thậm chí là hàng xóm láng giềng. Bố mẹ, ông bà sẽ dùng những biện pháp với các cấp độ khác nhau, nhưng có chung mục đích đó là “giục bạn lấy chồng”. Cụ thể:

  • Khuyên nhủ, dùng lời lẽ nhẹ nhàng, đưa ra những dẫn chứng, phân tích để con hiểu được việc lấy chồng quan trọng như thế nào. Ví dụ như chỉ khi xây dựng gia đình thì mới ổn định được cuộc sống. 
  • Cảnh báo, ví dụ như nếu không lấy chồng sớm thì sau 30 tuổi bạn sẽ không lấy được ai, đẻ con khi tuổi cao thì con sẽ không thông minh, còi cọc…
  • Đe dọa, đay nghiến như nếu không lấy chồng thì đừng về nhà, sẽ bị gạch tên ra khỏi hộ khẩu, thậm chí một vài trường hợp các bậc phụ huynh còn lấy cái chết ra để đe dọa con cái…
  • Ép đi xem mắt, thậm chí là ép kết hôn với người mà gia đình ưng ý. Ngày nay, tuy không còn quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, nhưng nhiều phụ huynh khi quá sốt sắng việc thành hôn của con gái thì đã lựa chọn sẵn con rể, ép con đi xem mắt, thậm chí là tạo áp lực để con gái đồng ý cưới người mà họ đã chọn.

    Không chỉ người thân trong gia đình mà ngay cả hàng xóm láng giềng, khi gặp người ta cũng hỏi “bao giờ cho cô ăn cỗ”, “Lấy chồng đi không bố mẹ mày già rồi”,...

    Một người khi bị  giục 1-2 lần thì sẽ coi đó là việc bình thường, nhưng khi bị giục liên tục, lần nào gặp mặt cũng nhắc, ăn cơm cũng nói, nếu ở xa nhà lại thường xuyên gọi điện, nhắn tin nhắc nhở thì điều đó sẽ tạo áp lực lớn đến người nghe.

   Nhiều người trẻ bị ám ảnh đến mức ngủ mơ cũng nghe thấy, không thể tập trung làm gì vì áp lực lấy chồng, sợ về quê, sợ gặp mặt mọi người, tự cô lập bản thân vì không muốn đối diện với áp lực ấy.

 

Nhiều cô gái sợ về nhà vì áp lực bị giục lấy chồng

Nhiều cô gái sợ về nhà vì áp lực bị giục lấy chồng

 

Từ ám ảnh đến trầm cảm vì áp lực lấy chồng

    Việc bị “nhắc nhở lấy chồng” quá nhiều khiến không ít người vừa căng thẳng, vừa tự tạo áp lực cho bản thân, sinh ra những lo lắng và suy nghĩ tiêu cực và có thể dẫn đến trầm cảm. Cụ thể.

  • Lo lắng xã hội: Họ rơi vào lo lắng, căng thẳng, thậm chí là hồi hộp, sợ hãi khi gặp mặt gia đình, đặc biệt là trong những sự kiện có mặt cả dòng họ. Khi đến đó, họ như bị tấn công bởi rất nhiều câu nói giục lấy chồng, thấy những người khác ở cùng độ tuổi đều đã lập gia đình, bị đem ra so sánh với người này người kia. Dần dần, họ trốn tránh, tự cô lập bản thân, sợ ra ngoài, sợ gặp gỡ mọi người. Và đây là yếu tố nguy cơ gây trầm cảm. 
  • Lòng tự trọng thấp: Áp lực kết hôn có thể dẫn đến cảm giác kém cỏi và lòng tự trọng thấp, đặc biệt nếu người đó nhận thấy mình không thể lấy được chồng trong tương lai. Nếu một người con gái đã chủ động tìm kiếm đối tượng kết hôn, nhưng lần lượt không thành công với hết người này đến người khác, họ cũng sẽ quay lại nghĩ rằng mình không đủ xinh đẹp, tính cách không có gì hấp dẫn, dần dần lòng tự trọng bị giảm thấp.
  • Nhiều người dùng việc kết hôn của một người con gái đã “quá lứa lỡ thì” để đánh giá họ, như “Đứa đấy chắc có vấn đề gì thì giờ này mới chưa có ai lấy”. Đó khiến họ cảm thấy mình kém cỏi, tăng nguy cơ trầm cảm. 
  • Nếu một người đã cố gắng tìm kiếm đối tượng kết hôn nhưng không thành công, kết hợp với việc bị giục lấy chồng quá nhiều sẽ khiến họ trở nên buồn bã, mất hy vọng. Họ cũng sẽ dần cảm thấy mệt mỏi sau khi dành nhiều thời gian tìm kiếm bạn đời nhưng mọi thứ lại không diễn ra như những gì họ muốn. 

 

Áp lực, trầm cảm vì bị giục lấy chồng

Áp lực, trầm cảm vì bị giục lấy chồng

 

    Tất cả những điều trên sẽ khiến một cô gái chưa lấy chồng dễ rơi vào trầm cảm, đặc biệt là khi bị gia đình giục quá nhiều. Vậy, làm sao để vượt qua được áp lực đó?

 

Cách đối phó trước áp lực của việc “bị giục lấy chồng”

    Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng trước áp lực bị giục lấy chồng thì sau đây là những lời khuyên hữu ích dành cho bạn:

Trò chuyện thẳng thắn với gia đình và bạn bè

   Đừng trốn tránh gia đình và bạn bè của bạn chỉ vì bạn sợ rằng sẽ bị giục lấy chồng. Lảng tránh sẽ không giải quyết được vấn đề, thay vào đó thì bạn nên thẳng thắn chia sẻ với mọi người.

    Nếu áp lực từ bạn bè và gia đình trở nên quá sức chịu đựng, hãy ngồi xuống và nói chuyện thẳng thắn với họ. Trao đổi với gia đình rằng việc “nhắc nhở” lấy chồng liên tục không tốt cho bạn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.

   Nếu bạn đang muốn tận hưởng cuộc sống tự do và chưa muốn vướng bận, hãy nói ra điều đó. Nếu bạn nhận thấy điều kiện kinh tế chưa cho phép để kết hôn hoặc vẫn đang theo đuổi mục tiêu nào đó, cũng hãy thành thật chia sẻ. Những người thân của bạn bạn chắc chắn sẽ có sự ủng hộ bạn hoặc gợi ý những giải pháp cho vấn đề của bạn.

    Với người lạ, nếu họ không hiểu những gì bạn nói thì bạn có thể chuyển sang chủ đề khác, thậm chí là im lặng và tỏ thái độ cứng rắn nếu họ cố tình nhắc lại quá nhiều lần.

 

 Hãy ngồi lại nói chuyện thẳng thắn với gia đình của mình

Hãy ngồi lại nói chuyện thẳng thắn với gia đình của mình

 

Đừng vội vàng

   Áp lực khi bị giục lấy chồng có thể đè nặng lên bạn, và nếu bạn muốn thoát khỏi áp lực đó mà vội vàng “chọn bừa” một đối tượng kết hôn thì đó sẽ là quyết định sai lầm ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bạn.

    Hôn nhân là chuyện cả đời, gặp đúng người bạn sẽ hạnh phúc, quyết định vội vàng có thể khiến bạn phải chịu khổ hạnh suốt quãng đời về sau. Bạn không nên bước vào một cuộc hôn nhân chỉ vì mong muốn của người khác.

    Hãy bình tĩnh, hiểu bạn muốn người bạn đời của bạn là người như thế nào, chỉ lấy người mình thật sự yêu thương và tin rằng mình sẽ hạnh phúc khi chung sống với người đó. 

Yêu thương bản thân

   Thay vì nghĩ rằng ở một mình là cô đơn, bạn có thể coi khoảng thời gian độc thân này là cơ hội để học cách yêu và hiểu bản thân nhiều hơn.

    Hãy làm những điều khiến bạn trở nên tốt hơn và hạnh phúc hơn như tập thể dục, đọc sách, đi du lịch… Thi thoảng, bạn cũng có thể tự tạo ra một buổi hẹn hò lý tưởng dành riêng cho mình.

    Khi tập trung vào việc phát triển bản thân, mở rộng mối quan hệ thì định mệnh của đời bạn một ngày nào đó sẽ xuất hiện và đem đến hạnh phúc cho bạn. 

    Mặc dù có nhiều lý do để khuất phục trước áp lực của gia đình và xã hội để phải kết hôn. Vậy nhưng, điều bạn cần quan tâm đó là mình thực sự muốn gì, đã muốn lấy chồng hay chưa hay muốn tập trung vào phát triển bản thân. Hãy nhớ rằng, bạn chỉ nên kết hôn khi đã thật sự sẵn sàng!  Chúc bạn hạnh phúc!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Cần lưu ý gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm

Việc sống chung, chăm sóc bệnh nhân trầm cảm chưa bao giờ là dễ dàng. Vậy phải lưu ý những điều gì khi sống chung với bệnh nhân trầm cảm? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

Bị vợ cằn nhằn, người đàn ông 70 tuổi mắc bệnh trầm cảm

Chúng ta ít ai ngờ rằng, chính những lời nói cằn nhằn kéo dài từ ngày này qua tháng khác cũng có thể nhấn chìm tinh thần của một người. Kể cả đó là những người đàn ông mạnh mẽ.

Đổ lỗi cho nạn nhân - Khi kẻ xấu được bảo hộ, người bị hại nhận chỉ trích

Đổ lỗi cho nạn nhân là một hiện tượng thường được bắt gặp, và có thể để lại những hệ lụy xấu cho cả bản thân nạn nhân và toàn cộng đồng.

Người mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng do đâu?

Trong cuộc sống, sẽ có lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Đây có thể là hiện tượng bình thường bởi sau một ngày hoạt động vất vả, cơ thể đã tiêu tốn rất nhiều sức lực.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Cách vượt qua trầm cảm vì áp lực nợ nần

Tôi đau đớn đi trình báo công an nhưng khả năng lấy lại được tiền là rất thấp bởi công an bảo hầu hết các máy chủ đều ở nước ngoài do người nước ngoài quản lý, đã rất nhiều người bị lừa như tôi.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi