Nữ sinh trầm cảm, rối loạn nhân cách do áp lực học giỏi

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi được hỏi rằng: "Anh, chị mong muốn gì cho con cái mình?", hầu hết các phụ huynh đều trả lời rằng muốn con cái mình chăm ngoan, học giỏi, ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ, thầy cô, để sau này các cháu có cơ hội thành đạt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc, có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao để đỡ vất vả. Chúng ta hiểu tấm lòng của cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều khi chính những hy vọng này lại vô tình tạo nên áp lực cho con trẻ, khiến các con căng thẳng, stress, thậm chí bị các rối loạn tâm thần.

 

Áp lực học giỏi

Áp lực học giỏi

 

Nữ sinh trầm cảm, rối loạn nhân cách do áp lực học giỏi

   Ở Việt Nam, con ngoan, trò giỏi là mong ước của nhiều bậc phụ huynh với con cái, cũng là lời chúc của các thầy cô với học sinh, và họ đã đeo lên vai trẻ những chiếc “ba lô kỳ vọng”. Nhiều khi, những chiếc ba lô này quá nặng, cha mẹ khoác lên vai các con nhưng các con lại chẳng thể đeo, chỉ có thể kéo lê rồi vấp ngã với nhiều những vết thương.

   Như trường hợp của em Lan (17 tuổi), chỉ vì kết quả học tập giảm sút mà em mắc trầm cảm, rối loạn nhân cách, dùng dao rạch bắp tay để giải tỏa cảm xúc. Được biết, từ bé, Lan luôn đạt thành tích học tập cao nhất lớp và là niềm tự hào của gia đình. Không muốn làm cha mẹ thất vọng, Lan cũng tự đặt cho mình rất nhiều mục tiêu, đặc biệt là áp lực luôn đứng đầu.

    Tuy nhiên, đến năm 12 tuổi, kết quả học tập không như mong muốn, Lan bắt đầu có biểu hiện buồn chán, ít nói, ở một mình trong phòng, cô lập, thậm chí, em dùng dao dọc giấy rạch tay khi chán nản. Em cho biết mình không hề cảm thấy đau đớn khi làm vậy, ngược lại em còn thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Nữ sinh thường mặc áo dài để che sẹo nên gia đình không phát hiện ra.

     Gần đây, Lan thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, cáu gắt. Em bị mất ngủ, đầu óc lơ mơ, không thể tập trung làm gì. Lúc này, mẹ phát hiện tay con gái có nhiều vết sẹo, liền đưa đến bệnh viện kiểm tra. Qua thăm khám, bác sĩ kết luận nữ sinh bị rối loạn nhân cách ranh giới, trầm cảm.

 

Lan dùng dao dọc giấy rạch tay khi chán nản

Lan dùng dao dọc giấy rạch tay khi chán nản. (Ảnh: Minh họa)

 

   Hay như trường hợp khác là Lâm (TP. Hồ Chí Minh), Lâm có học lực khá nhưng chưa bao giờ cha mẹ em hài lòng. Trong mắt những người thân ở gia đình, dù Lâm có cố gắng vượt lên nổi bật thì vẫn thua xa con nhà cô, chú hàng xóm. Vì muốn chứng minh và không để cha mẹ phiền lòng, mặc dù chỉ mới học lớp 9 nhưng Lâm đã mua sách chương trình lớp 10, 11 và đăng ký các khóa học trực tuyến trên mạng để luyện tập, mong tìm kiếm thành tích đột phá. Tự gây sức ép với bản thân đã khiến Lâm rơi vào khủng hoảng.

   Sau một thời gian đắm mình với áp lực học hành, Lâm bắt đầu nổi loạn và chống đối. Từ chỗ chểnh mảng, Lâm bỏ học, không về nhà và cùng bạn bè xấu sử dụng chất kích thích để quên đi thời gian. Em cho biết, khi sử dụng chất kích thích, em thấy bản thân mình rất tự tin. Thời gian dài sử dụng chất kích thích hiến Lâm bị loạn thần, có biểu hiện rối loạn hành vi, tự làm đau mình. Lâm phải nghỉ học để điều trị.

   Trên đây là hai trong số rất nhiều trường hợp bị rối loạn tâm thần do áp lực học tập, áp lực “con ngoan, trò giỏi” từ cha mẹ và cũng từ chính bản thân học sinh. Theo các chuyên gia, trong số trẻ khám và điều trị do trầm cảm và căng thẳng, nhiều em được đánh giá ngoan, thành tích học tập giỏi. Những trẻ này thường hay tự tạo áp lực với bản thân, nỗ lực không ngừng để giữ hình ảnh với bạn bè, gia đình, thầy cô. Điều này khiến trẻ dễ bị căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm, nhất là khi không đạt được kỳ vọng như mong muốn.

   Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, cứ 40 giây lại có một người chết vì tự tử trên thế giới. Năm 2011, WHO dự đoán đến năm 2030, trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên toàn cầu. Ước tính mỗi năm có gần 40.000 ca tự tử vì trầm cảm tại Việt Nam. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm mỗi năm là 1 - 2% ở tuổi 13 và 3 - 7% ở tuổi 15.

 

Phải làm sao để giải tỏa áp lực “con ngoan, trò giỏi” cho trẻ?

   Ở Việt Nam, vấn đề chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tâm thần của tuổi học đường chưa được chú trọng. Việc chăm lo cho con trẻ, đầu tư, định hướng là việc làm tốt, nhưng phụ huynh cần chú ý tới yếu tố phù hợp với tâm sinh lý của con, đặc biệt trong giai đoạn tuổi dậy thì.

Để giảm áp lực “con ngoan, trò giỏi” cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

  • Thay vì dồn ép con học thì phụ huynh nên lắng nghe mong muốn, nguyện vọng của con trẻ để giúp con học tập tốt hơn, tránh bị áp lực về tinh thần.
  • Cùng con lên kế hoạch học tập phù hợp và đưa ra các mục tiêu vừa phải, không vượt quá khả năng của con.
  • Nếu con thất bại hoặc chưa đạt được các mục tiêu đã đề ra cũng không nên tỏ thái độ thất vọng hay chê bai, cần tin tưởng trẻ có thể làm tốt hơn trong những lần tiếp theo nếu con cố gắng hơn nữa.
  • Đừng quên dạy con tư duy tích cực và nhìn nhận các thách thức như một cơ hội để học hỏi và phát triển.
  • Cố gắng dành thời gian thường xuyên trò chuyện, hỏi con chuyện học hành, bạn bè, chăm sóc bữa ăn và giấc ngủ và cố gắng tạo môi trường học thuận lợi nhất cho con.

 

Hãy lắng nghe chia sẻ, nguyện vọng của trẻ.

Hãy lắng nghe chia sẻ, nguyện vọng của trẻ.

 

   Bất cứ khi nào các con có thái độ chống đối lại thì bố mẹ cần có sự lưu tâm. Bên cạnh đó, trẻ có thể xuất hiện những bất ổn về cảm xúc, hành vi. Ví dụ như đột nhiên các con ủ rũ, không vui vẻ, tự đóng cửa nhốt mình bên trong, kết quả học tập giảm sút, cắt đứt các mối quan hệ với bạn bè, dễ cáu gắt hơn…

   Tất cả những điều đấy, bố mẹ phải hết sức lưu tâm và cần có những biện pháp hỗ trợ cho các con, tìm cách khắc phục. Nếu bố mẹ bế tắc không hỗ trợ được, phải nhanh chóng tìm sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý. Vì có những vấn đề các con không nói với bố mẹ và chỉ nói với người khác.

   Người trẻ cần có áp lực để lớn lên, nhưng loại áp lực quá sức chịu đựng, không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và sinh ra từ sự kỳ vọng theo kiểu cố chấp của người lớn là rất nguy hại. Việc học sinh được học tập, vui chơi hợp lý sẽ phát triển trí thông minh, giúp các em có đời sống tâm hồn phong phú và an toàn hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Từng bị trầm cảm do áp lực công việc, tôi đã vui vẻ trở lại

Anh Nguyễn Thành Lộc, 40 tuổi, trú tại số 34, đường Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP HCM

Trầm cảm vì sinh con dị tật: Người phụ nữ phải điều trị tâm lý

Trầm cảm vì sinh con dị tật: Người phụ nữ phải điều trị tâm lý

Yêu đời trở lại sau khi trầm cảm vì đi xuất khẩu lao động

Em Phạm Thị Hồng, 25 tuổi, xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

Cách vượt qua trầm cảm vì thua kém bạn bè

Em Trần Thanh Ngân, 28 tuổi, trú tại số 128, phố Nguyễn Hữu Cầu, phường Ngọc Châu, TP Hải Dương

Bí quyết để luôn yêu đời khi các con rời tổ ấm!

Chị Trần Thị Ngọc Hà - 50 tuổi, trú tại số 219, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi