Mục lục [Ẩn]
Hội chứng tự hại đặc trưng bởi hành vi tự gây tổn hại về thể chất và tinh thần của bản thân bằng cách tự rạch tay, nhổ tóc, nhịn ăn, cào cấu da… Nếu không được điều trị kịp thời, những hành vi đó sẽ càng tồi tệ hơn, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Vậy nguyên nhân gây tự hại là gì? Cách điều trị ra sao?
Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng tự hại là gì?
Hội chứng tự hại là gì?
Hội chứng tự hại hay tự ngược đãi bản thân Self – harm là một dạng rối loạn tâm thần, thường gặp ở nhóm trẻ vị thành niên.
Nhóm đối tượng này thường xuyên phải chịu nhiều áp lực từ học tập, gia đình, bạn bè. Họ lại chưa có kỹ năng để đối mặt và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, dần tìm cách giải tỏa cảm xúc bằng các hành vi tiêu cực, gây đau đớn cho bản thân.
Dấu hiệu nhận biết người tự hại
Người tự hại thường trốn tránh, không muốn để người khác phát hiện ra bản thân có tình trạng này. Vì vậy, bạn cần quan sát kỹ thể chất của họ, nếu có những dấu hiệu sau đây thì khả năng cao họ đang mắc chứng tự hại:
- Cơ thể có các vết thương, vết sẹo mờ, chằng chịt ở cổ tay, vết bầm tím trên da.
- Thường xuyên nhịn ăn.
- Tự dùng tay cào rách da đến nỗi chảy máu, tự nhổ tóc.
- Lao đầu vào tường hoặc tự đánh, tát bản thân.
- Dễ nổi nóng, cáu giận.
- Tâm trạng chán nản, buồn bã không rõ lý do.
- Có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, buồn ngủ vào ban ngày.
- Cảm thấy khó thở, nhịp thở nông, tăng thông khí và có nỗi sợ bị chết ngạt.
- Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp và thường có cảm giác căng tức ở ngực trái.
- Tiêu chảy, đau dạ dày, khó nuốt, buồn nôn và nghẹn ở họng.
- Rối loạn thần kinh thực vật với biểu hiện: Tay chân lạnh, đổ mồ hôi, hồi hộp, bồn chồn, bất an, tiểu nhiều lần,…
- Rối loạn thần kinh trung ương: Nhìn khó, chóng mặt, mệt mỏi, khả năng tập trung kém, đau đầu…
Thông thường, người mắc hội chứng tự hại (Self Harm) gây thương tích chủ yếu ở cánh tay và chân, đôi khi là phần thân trên của cơ thể. Tùy theo từng trường hợp, hành vi có thể ở mức độ nhẹ và chỉ xảy ra vài lần hoặc tự hại mức độ nghiêm trọng, lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Người tự hại thường có nhiều vết thương, vết sẹo trên cơ thể
Nguyên nhân gây tự hại
Hội chứng tự hại bản thân xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến tình trạng stress trường diễn, cụ thể:
Tâm lý bị ức chế kéo dài
Do bị bắt nạt, bạo lực học đường, không đạt được kết quả học tập như kỳ vọng, môi trường giáo dục cứng nhắc khiến trẻ thường xuyên bị trách phạt, chỉ trích,… Ở lứa tuổi vị thành niên, kỹ năng kiểm soát cảm xúc và giải quyết những vấn đề trong cuộc sống còn hạn chế. Bởi vậy khi bị căng thẳng, ức chế kéo dài, chúng thường xu hướng tự làm đau mình. Đây cũng là lý do vì sao chứng tự hại thường gặp ở người trẻ.
Kỹ năng sống kém
Kỹ năng sống kém khiến trẻ thường xuyên rơi vào những tình huống bế tắc, không biết cách giải quyết vấn đề và khó có thể giãi bày được tâm tư, cảm xúc cá nhân.
Đa phần, trẻ có kỹ năng sống kém thường chọn cách tự giải quyết bằng các hành vi gây tổn hại cho bản thân.
Có vấn đề tâm lý
Những người bị vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm cũng thường có hành vi tự hại, chán ghét bản thân.
Sang chấn tâm lý trong quá khứ
Một số người mắc hội chứng tự ngược đãi bản thân bởi sang chấn tâm lý gây tổn thương thời thơ ấu như bị bỏ rơi, cô lập, lạm dụng tình dục…
Khi phát triển đến tuổi vị thành niên, trẻ có xu hướng tự mình giải tỏa nỗi đau bằng cách tự hại thay vì chia sẻ với bạn bè hay người thân trong gia đình.
Những đứa trẻ bị tổn thương tâm lý khi lớn lên dễ mắc hội chứng tự hại
Cách giáo dục của gia đình
Trẻ trong độ tuổi vị thành niên thường có suy nghĩ khá lệch lạc, không thực tế, dễ bi quan, bế tắc khi gặp phải vấn đề.
Nếu nhận được sự quan tâm, chia sẻ đúng mực từ gia đình, những vướng mắc này sẽ nhanh chóng được giải tỏa. Ngược lại, nếu cha mẹ thường xuyên dùng uy quyền để uốn nắn, áp đặt con theo ý muốn, trẻ sẽ nảy sinh hành vi chống đối, thậm chí tự ngược đãi bản thân.
Về bản chất, các hành vi tự hại của bệnh nhân là để giải tỏa tâm lý căng thẳng, ức chế kéo dài. Thế nhưng nếu không được điều trị sớm, chúng sẽ lặp đi lặp lại với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí là đe dọa tính mạng.
Cách điều trị hội chứng tự hại
Các phương pháp điều trị hội chứng tự hại bao gồm:
Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là lựa chọn hàng đầu trong điều trị hội chứng tự ngược đãi bản thân. Mục tiêu của phương pháp này là giúp bệnh nhân xác định được vấn đề của mình và quản lý những vấn đề này nhằm tránh các hành vi tiêu cực.
Một số liệu pháp tâm lý được áp dụng cho hội chứng tự ngược đãi bản thân gồm có:
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Đây là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng cho người bệnh tâm lý. Nó giúp bệnh nhân xác định được suy nghĩ, hành vi không lành mạnh, từ đó dần thay đổi bằng hành vi phù hợp hơn.
Biện pháp điều trị hội chứng tự hại phổ biến nhất là CBT
- Liệu pháp hành vi biện chứng: Giúp bệnh nhân có các kỹ năng kiểm soát, điều chỉnh tâm trạng và gia tăng mức độ chịu đựng nỗi đau. Ngoài ra, liệu pháp này còn trang bị thêm các kỹ năng sống để hạn chế gặp các vấn đề thường ngày, đồng thời giúp cải thiện mối quan hệ với mọi người.
- Liệu pháp gia đình: Liệu pháp gia đình sẽ được thực hiện song song với trị liệu cá nhân. Liệu pháp gia đình giúp bố mẹ hiểu hơn về con cái, dành sự quan tâm đúng mực, cũng như thay đổi phương pháp giáo dục phù hợp hơn.
Các biện pháp cải thiện tại nhà
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Tích cực bổ sung nhiều rau củ quả tươi, hạn chế các món ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao, nhằm cải thiện sức khỏe thể chất, thư giãn cơ và giải tỏa căng thẳng.
- Phơi nắng vào buổi sáng mỗi ngày: Ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn, vừa tăng cường sức đề kháng, vừa giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Giải tỏa ức chế, căng thẳng stress bằng những biện pháp lành mạnh như thiền định, tập yoga, hít thở sâu, sử dụng thêm sản phẩm BoniBrain của Mỹ.
Sản phẩm này giúp hỗ trợ sản sinh hormone hạnh phúc serotonin và dopamine, từ đó giúp giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu, giúp bạn bình tĩnh, yêu đời và hạnh phúc hơn.
- Học cách chia sẻ cảm xúc với bạn bè thân thiết và người thân trong gia đình. Ngoài ra, bạn có thể chơi đùa, trò chuyện với thú cưng.
- Viết nhật ký: Nếu không muốn chia sẻ với người khác, bạn có thể viết cảm xúc ra những trang giấy trắng. Việc này sẽ giúp bạn nhìn nhận lại những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về vấn đề đã xảy ra, từ đó có hướng giải quyết phù hợp hơn.
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị chứng tự hại. Nếu gặp khó khăn trong việc giải tỏa áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý theo số điện thoại 0.243.760.6666 giờ hành chính để được hỗ trợ nhanh nhất!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập