'Trách nhiệm độc hại' là gì? Cách để ngưng ôm việc vì cả nể

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạn có thường xuyên ôm đồm nhiều việc, nhận mọi trách nhiệm về mình và né tránh sự giúp đỡ của người khác nhưng kết quả lại chẳng đâu đến đâu? Đây là ví dụ điển hình của kiểu người mang “trách nhiệm độc hại” (false responsibility) khi đi làm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất.

 

Bạn có đang ôm những trách nhiệm độc hại không?

Bạn có đang ôm những trách nhiệm độc hại không?

 

Trách nhiệm độc hại là gì?

   Trách nhiệm độc hại (false responsibility) đề cập đến việc mà bạn cảm thấy mình phải có trách nhiệm với những việc mà về mặt khách quan, bạn không phải chịu trách nhiệm và không nên cảm thấy có trách nhiệm.

   Ví dụ: Khi còn nhỏ và thiếu niên, chúng ta thường cảm thấy mình có trách nhiệm với nhu cầu và cảm xúc của cha mẹ, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình. Chẳng hạn như cảm thấy tội lỗi khi không đạt được kỳ vọng cao của bố mẹ hay không làm theo quyết định của họ.

   Khi đi làm, trách nhiệm độc hại là việc bạn ôm đồm mọi trách nhiệm vào mình, tự đặt áp lực lên bản thân và né tránh sự hỗ trợ từ người khác. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bạn đang ôm những trách nhiệm độc hại:

  • Thường xuyên chấp nhận nhiều nhiệm vụ mà không bày tỏ ý kiến cá nhân.
  • Cho rằng đồng ý mọi yêu cầu, ôm nhiều trách nhiệm sẽ giúp bạn củng cố giá trị bản thân trong công việc.
  • Luôn quan sát phản ứng người khác, đặc biệt là cấp trên xem liệu mình đã làm gì sai (dù đôi lúc họ giận dữ không phải lỗi của bạn).
  • Bạn luôn đổ lỗi cho bản thân khi công việc không theo mong muốn, mặc dù đó không phải là lỗi của bạn.
  • Không muốn thừa nhận rằng mình cần người khác giúp đỡ trong công việc.
  • Đề cao cách làm việc độc lập để hạn chế rắc rối xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Luôn cảm thấy kiệt sức, quá tải và không biết cách xử lý cảm xúc sao cho hiệu quả để không ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc.
  • Nổi giận khi phát hiện ra người khác đang lợi dụng tinh thần trách nhiệm của mình.

 

Trách nhiệm độc hại trong công việc có thể gây ra những hậu quả gì?

Với bản thân

   Dễ dàng nhận thấy nhất chính là những trách nhiệm độc hại sẽ dễ dẫn đến việc bạn ôm đồm nhiều việc, dẫn đến quá tải và kiệt sức. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, hoang mang, căng thẳng và tiêu cực quá mức khi nghĩ về công việc. Ngoài ra, bạn cũng thường xuyên cáu kỉnh, dễ tức giận, mất bình tĩnh và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Kiệt sức kéo dài dễ dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay rối loạn lo âu.

 

Ôm đồm nhiều việc khiến bạn dễ bị kiệt sức nơi làm việc.

Ôm đồm nhiều việc khiến bạn dễ bị kiệt sức nơi làm việc.

 

   Bạn có xu hướng hoài nghi về khả năng làm việc của mình. Bên cạnh đó, tình trạng kiệt sức cũng khiến bạn có xu hướng giảm sự sáng tạo, giảm sự tập trung khiến hiệu suất công việc của họ bị giảm đáng kể.

   Bạn ôm đồm nhiều trách nhiệm vì không muốn bị đánh giá thấp hay muốn củng cố uy tín trong công việc. Nhưng chính điều này lại khiến bạn dễ làm ảnh hưởng đến công việc mà làm mất uy tín đến công việc.

Với tập thể

   Khi một người liên tục nhận việc nhưng không đủ khả năng để hoàn thành và cũng không báo cho đồng nghiệp để nhận được sự hỗ trợ kịp thời sẽ khiến cho công việc không được hoàn thiện một cách kịp thời hay đúng thời hạn.

 

Vì sao bạn lại tự nguyện gánh “trách nhiệm độc hại” một mình?

   Theo các chuyên gia, trách nhiệm độc hại xuất phát từ những trải nghiệm thời thơ ấu, khi chúng ta liên tục bị đổ lỗi và cảm thấy tội lỗi với người mình yêu quý. Một đứa trẻ liên tục bị bố mẹ lạnh nhạt vì “con làm mẹ thất vọng”, sẽ vô thức có suy nghĩ rằng nó phải cố gắng làm hài lòng người khác thì tinh thần mới yên ổn.

    Sau một thời gian dài, chúng ta có xu hướng né tránh mâu thuẫn và chọn dĩ hòa vi quý bằng cách hy sinh sự thoải mái của bản thân. Phản ứng này diễn ra ở mọi kiểu mối quan hệ, bất kể là đồng nghiệp, gia đình, bạn bè hay người yêu.

 

Làm sao để bạn tránh được các trách nhiệm độc hại?

Thành thật thừa nhận công việc này đang quá sức với bản thân

   Thừa nhận rằng mình không làm được một điều gì đó không có nghĩa là bạn bất tài. Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng, ai cũng có những lúc phải loay hoay tìm hiểu, các kỹ năng không phải tự nhiên có mà phải được trau dồi.

   Vì vậy, khi nhận được công việc có thể quá sức với bản thân, bạn hãy trung thực báo cho cấp trên và đồng nghiệp biết, đừng để công việc đình trệ chỉ vì bạn nhận việc nhưng không làm được. Tuy nhiên, bạn đừng nói rằng công việc này quá khó nên em không làm, hãy báo cho cấp trên rằng công việc này đang quá sức với em, em muốn được học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị hay cần sự hỗ trợ của mọi người để hoàn thiện công việc này. Đây có thể là cơ hội tốt để bạn trau dồi các kỹ năng cần thiết và có thể tự hoàn thiện công việc tương tự trong tương lai.

 

Yêu cầu sự hỗ trợ để có thể hoàn thiện công việc tốt hơn.

Yêu cầu sự hỗ trợ để có thể hoàn thiện công việc tốt hơn.

 

Nhờ sự hỗ trợ từ đồng nghiệp khác hoặc chủ động đề xuất biện pháp xử lý

   Nếu bạn đang quá nhiều việc mà lại được giao thêm công việc khác, sau khi cân đối công việc cũng như khả năng triển khai việc mới, bạn có thể chia sẻ điều này với cấp trên để bắt đầu được nhận sự hỗ trợ thích hợp.

   Ví dụ: Nếu nhận thêm việc A thì việc B, C, D của em sẽ ảnh hưởng, mình có thể dời A sang tuần hoặc nhờ ai đó hỗ trợ được không ạ?

   Điều này vừa giúp bạn không bị quá sức và cũng không làm ảnh hưởng đến công việc của tập thể.

Thiết lập hình ảnh bản thân cứng rắn hơn ở công sở

    Trên thực tế, mỗi khi bạn tiếp xúc hoặc tương tác với ai đó, bạn cũng đang hướng dẫn họ cách xử sự với bạn. Ví dụ bạn thể hiện mình không thích tiếng ồn, người khác sẽ tự động giảm âm lượng khi gặp bạn. Các ranh giới cá nhân đều được thiết lập qua từng hành động  nhỏ nhặt hàng ngày như thế.

   Tuy nhiên đối với những người có trách nhiệm độc hại, ranh giới cá nhân của họ dường như bằng 0. Vì luôn gật đầu đồng ý, bạn cũng vô tình xây dựng hình ảnh bản thân dễ dãi hơn trước các mối quan hệ, khiến người khác đối xử với bạn “sao cũng được”.

   Vì vậy, bạn hãy thiết lập các ranh giới lành mạnh của mình bằng cách:

  • Thiết lập bộ quy tắc rõ ràng về những hành vi có thể và không thể chấp nhận ở nơi làm việc, và lên tiếng khi ai đó vi phạm. Ví dụ nếu đồng nghiệp tự đùn đẩy công việc sang bạn mà không hỏi ý kiến, bạn hãy lên tiếng ngay.
  • Tách bản thân khỏi phản ứng người khác: Khi từ chối yêu cầu giúp đỡ từ người khác, bạn không nên cảm thấy áy náy khi thấy họ nổi giận, thất vọng, không hài lòng. Bởi mỗi người có một việc riêng, bạn cần hoàn thiện tốt công việc của mình trước khi có thể giúp đỡ người khác.
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những mối quan hệ thân thiết, để bạn không cảm thấy cô đơn trong quá trình thiết lập ranh giới và có người thấu hiểu và lắng nghe.

   Trên đây là một số điều bạn cần lưu ý về trách nhiệm độc hại và cách vượt qua. Trách nhiệm độc hại lâu dài có thể khiến bạn kiệt sức ở công sở. Vì vậy, hãy áp dụng ngay các biện pháp trong bài để hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của mình.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Cách giải quyết người chồng lười biếng, rượu bia

Cách giải quyết người chồng lười biếng, rượu bia

Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi