Mục lục [Ẩn]
Mắc phải bệnh trầm cảm là một điều thật sự tồi tệ với bất kỳ ai. Thế nhưng, điều này còn đáng sợ hơn khi mà người bệnh vẫn có thể bị “nhấn chìm” trong vũng lầy của trầm cảm thêm nhiều lần nữa.
Rối loạn trầm cảm tái diễn sẽ gây ra những ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Vậy, cần làm gì để ngăn chặn tình trạng này tái phát? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Những biện pháp giúp bạn phòng ngừa tình trạng rối loạn trầm cảm tái diễn
Rối loạn trầm cảm tái diễn là gì?
Rối loạn trầm cảm tái diễn (recurrent depressive disorder) là tình trạng các dấu hiệu trầm cảm tái phát lặp lại sau khi người bệnh đã được điều trị khỏi. Theo phân loại của ICD – 10, rối loạn trầm cảm tái diễn được chia thành 4 giai đoạn là:
- Rối loạn trầm cảm tái diễn giai đoạn nhẹ.
- Rối loạn trầm cảm tái diễn giai đoạn vừa.
- Rối loạn trầm cảm tái diễn giai đoạn nặng không có triệu chứng hưng cảm.
- Rối loạn trầm cảm tái diễn giai đoạn thuyên giảm.
Theo các nghiên cứu, tỷ lệ tái phát ở người mắc trầm cảm lần đầu rơi vào khoảng 50%. Những người mắc trầm cảm lần hai có tỷ lệ tái phát là 70% và lần 3 là 90%. Trong đó, những đối tượng dễ bị tổn thương như: Trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi có nguy cơ tái phát cao hơn.
Nguyên nhân nào gây ra rối loạn trầm cảm tái diễn?
Rối loạn trầm cảm tái diễn có thể hình thành do sự ảnh hưởng của nguyên nhân gây ra đợt trầm cảm trước hoặc do các tác nhân mới. Theo đó, những tác nhân có thể khiến trầm cảm tái phát là:
Tự ý ngưng điều trị
Tuân thủ nghiêm túc quá trình điều trị là điều cần thiết để giúp người bệnh thoát khỏi cái bóng của bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, một số người bệnh có thể bỏ dở quá trình điều trị do khó khăn về thời gian, không đủ chi phí, hay tác dụng phụ của thuốc, hoặc khi đã thấy ổn định hơn,...
Việc tự ý ngưng dùng thuốc, hay ngừng đến gặp các chuyên gia tâm lý sẽ khiến các triệu chứng tái phát trở lại. Thậm chí, những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
Tự ý ngừng điều trị có thể khiến trầm cảm tái phát
Nỗi đau mất người thân
Không có bất kỳ ai có thể sống bên cạnh chúng ta mãi mãi, và đến một lúc nào đó họ bắt buộc phải ra đi, dù cho bạn có muốn hay không. Đối với một số người, việc mất đi người thân yêu là một nỗi đau, cú sốc lớn kể cả khi họ đã biết trước ngày này sẽ đến.
Nếu không thoát ra được khỏi sự đau khổ này, bệnh trầm cảm sẽ rất dễ tái phát trở lại. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, cứ 5 trường hợp bị rối loạn trầm cảm tái diễn thì có 1 người phải trải qua sự cố mất người thân.
Trải qua hoặc chứng kiến các sự kiện đau thương
Trải qua hoặc chứng kiến các sự kiện đau thương cũng có thể khiến cho nhiều người bị sang chấn tâm lý, hay khơi gợi các ký ức đau khổ trong quá khứ. Điều này sẽ khiến cho bệnh trầm cảm của họ tái phát trở lại.
Những sự kiện này có thể kể đến như: Các vụ tai nạn thảm khốc, vụ bạo hành nghiêm trọng, án mạng, xâm hại tình dục, thảm họa thiên nhiên, tấn công bằng vũ lực, bị cô lập hay bắt nạt trực tuyến,...
Ly hôn
Đổ vỡ trong hôn nhân cũng là một cú sốc đối với nhiều người, gây ảnh hưởng mạnh tới tâm lý của họ và khiến các đợt trầm cảm mới tái phát. Một nghiên cứu vào năm 2014 cho thấy, gần 60% người trưởng thành từng mắc bệnh trầm cảm sẽ lại đối mặt với vấn đề tâm lý sau khi ly hôn.
Bệnh trầm cảm có thể tái phát sau khi ly hôn
Cô đơn
Rối loạn trầm cảm tái diễn do cô đơn thường được bắt gặp ở những người lớn tuổi. Lúc này, các mối quan hệ xã hội của họ đã mất đi nhiều, con cái có thể dọn ra ở riêng, đi làm ăn xa nên ít về thăm, người bạn đời có thể đã ra đi,... Việc phải sống một mình sẽ khiến họ cảm thấy lẻ loi, cô độc và buồn bã, từ đó khiến bệnh tái phát.
Rối loạn nội tiết tố
Trầm cảm tái phát do rối loạn nội tiết tố thường được bắt gặp ở phụ nữ. Bởi lẽ, trong suốt cuộc đời, nữ giới sẽ không ít lần phải trải qua sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể. Ví dụ như nữ giới trong và sau khi mang thai, giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh,...
Ảnh hưởng từ việc cai nghiện
Bất kỳ ai cũng có thể sa vào những tệ nạn xã hội như: Cờ bạc, trò chơi điện tử, rượu chè, hay sử dụng ma túy,... Nếu đang nghiện những thứ này, mà phải ngừng lại, không được tiếp tục thì sẽ dẫn đến sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh, gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu, tức giận, buồn bã. Điều này có thể làm cho tình trạng trầm cảm đã được chữa khỏi lại tái phát trở lại.
Cần làm gì để phòng ngừa rối loạn trầm cảm tái diễn?
Các chuyên gia cho biết, các triệu chứng của trầm cảm tái diễn thường nghiêm trọng hơn. Người bệnh cũng có nguy cơ tự tổn hại bản thân, tự sát cao hơn so với lần trầm cảm trước. Chính vì vậy, phòng ngừa trầm cảm tái phát là một điều vô cùng cần thiết.
Những biện pháp giúp phòng ngừa rối loạn trầm cảm tái diễn có thể kể đến như:
- Tuân thủ liệu trình điều trị: Bạn không nên bỏ qua bất cứ buổi trị liệu tâm lý nào, cũng như không nên tự ý ngừng uống thuốc. Đồng thời, nếu gặp phải những khó khăn, bạn hãy liên hệ ngay với các chuyên gia tâm lý.
- Rèn luyện nhân cách vững mạnh, nâng cao lòng tự trọng, sự tự tin, lòng dũng cảm, cũng như các kỹ năng để đối phó với căng thẳng, cảm xúc tiêu cực.
- Hạn chế tiếp nhận các thông tin tiêu cực, thay vào đó, bạn hãy tìm những nguồn cung cấp thông tin tích cực.
- Giữ thái độ sống lạc quan, tinh thần thoải mái và hành vi tích cực.
- Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, tránh xa rượu bia, hay các chất kích thích khác.
- Kiểm soát các bệnh lý mãn tính mắc kèm, không để chúng diễn biến nặng hơn.
- Tham gia các hoạt động xã hội, tạo dựng nhiều mối quan hệ lành mạnh.
- Với trẻ em, cha mẹ không nên can thiệp một cách thô bạo, hay giành quyền quyết định của các con, không chỉ trích hay la mắng khi trẻ phạm lỗi, không so sánh con với các bạn khác, không nên quá nghiêm khắc…
- Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo lắng, căng thẳng, buồn rầu, giúp tinh thần sảng khoái, vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Sản phẩm BoniBrain của Mỹ
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về tình trạng rối loạn trầm cảm tái diễn, cũng như cách phòng ngừa. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề tâm lý, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập