Mục lục [Ẩn]
Từ xưa đến nay, Việt Nam ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, “muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, những truyền thống, chuẩn mực trên dần bị biến đổi, mất đi ý nghĩa của nó, cùng với đó là hàng trăm áp lực công việc đè nặng lên vai của các thầy cô, những người làm công tác giáo dục.
Giáo viên và quá nhiều áp lực công việc.
Áp lực công việc của nghề giáo
Quá nhiều công việc
Nhiều người nghĩ giáo viên chỉ có mỗi việc ngày ngày đứng trên bục giảng dạy học sinh. Thực ra, số lượng công việc mà một nhà giáo thực sự đảm nhiệm lại nhiều hơn thế rất nhiều. Đầu tiên, để có thể đứng trên bục giảng giảng bài, giáo viên phải lên kế hoạch giảng dạy, chuẩn bị bài giảng và tìm các phương pháp giảng dạy hiệu quả. Việc giảng dạy không chỉ là những kiến thức trong sách giáo khoa, mà còn là việc dạy cho học sinh những kỹ năng tư duy, những kiến thức trong cuộc sống.
Tiếp theo đó, giáo viên chuẩn bị bài kiểm tra, chấm bài và tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ cho học sinh. Không những vậy, giáo viên cũng thường xuyên phải tham gia các cuộc họp hội nghị, hội thảo, chuyên đề bồi dưỡng nâng cao chuyên môn giảng dạy và các cuộc thi do tỉnh, huyện tổ chức. Có thể thấy, khối lượng công việc của giáo viên là vô cùng lớn, rất dễ khiến giáo viên gặp phải tình trạng kiệt sức vì công việc.
Áp lực thành tích
Không chỉ học sinh mà giáo viên cũng áp lực rất nhiều về thành tích. Bệnh thành tích cũng là nỗi sợ và ám ảnh của đại đa số giáo viên hiện nay, khiến họ luôn thấy áp lực.
Các chỉ tiêu đặt ra đối với ngành giáo dục rất cao và có rất nhiều chỉ tiêu đặt ra như tỷ lệ học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh đến lớp,... Thậm chí, điều này dẫn đến tình trạng giáo viên không được phép cho học sinh ở lại lớp mặc dù học sinh có thể không đáp ứng được yêu cầu này. Bởi nếu không đạt thì giáo viên sẽ bị sẽ bị cắt thi đua, trừ khen thưởng cuối năm thậm chí có nơi còn bị kiểm điểm... Điều này gây áp lực không nhỏ đối với giáo viên.
Áp lực từ phụ huynh và xã hội
Ngày nay, nghề giáo bị xã hội và cha mẹ học sinh đặt lên vai một nhiệm vụ nặng nề, đó là giáo dục học sinh và con em của họ thành người tài giỏi, tử tế. Họ được phụ huynh ủy thác và chịu trách nhiệm chính trong việc dạy dỗ với quan điểm “trăm sự nhờ thầy cô”.
Tuy nhiên, theo các quy định mới của Luật Giáo dục mới 2019, giáo viên không được phê bình, quở trách, phát hoặc xử lý kỷ luật học sinh dù học sinh có phạm lỗi,... Thậm chí, nhiều học sinh cá biệt, quậy phá trong lớp nhưng giáo viên cũng không dám nói nặng hay xử phạt vì như thế sẽ sai quy định. Bất cứ một hành vi nào của giáo viên trong nhà trường, có khi chỉ là phạt học sinh vì không tuân thủ đúng quy định của trường, của lớp cũng bị phụ huynh đưa lên mạng xã hội. Trên thực tế, đã có những giáo viên bỏ ngành chỉ vì nghiêm khắc với học sinh và bị phụ huynh phản ứng không đúng sự thật, thêu dệt câu chuyện rồi đưa lên mạng xã hội.
Vậy mà, một khi xảy ra chuyện gì, ví dụ học sinh đánh nhau ngoài trường thì dư luận lại đổ lỗi cho giáo viên, cho giáo dục: “khi đó thì giáo viên đã ở đâu?” hay “thất bại của ngành giáo dục”,... trong khi các em chỉ học ở trường khoảng 4 - 6 tiếng, còn lại là về gia đình, xã hội.
>>> Xem thêm: Vì sao mạng xã hội có thể gây rối loạn lo âu, trầm cảm?
Không những vậy, nhiều trường hợp phụ huynh vào trường và bạo lực với giáo viên như ngoài xã hội, thậm chí đã có trường hợp phụ huynh bắt giáo viên quỳ xin lỗi vì đã lỡ phạt học sinh.
Phụ huynh bắt giáo viên quỳ gối xin lỗi vì đã phạt con mình. (Nguồn: Báo Tuổi trẻ)
Áp lực kinh tế
Nhiều nỗi lo, nhiều gánh nặng nhưng đồng lương giáo viên lại vô cùng ít ỏi, đặc biệt là khi so sánh với thu nhập của những công việc khác. Một sinh viên sư phạm tốt nghiệp đại học có mức lương trung bình trên dưới 2 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân theo lương và phụ cấp là 3-3,5 triệu đồng/tháng. Giáo viên có thâm niên công tác từ 13 năm trở lên, lương và phụ cấp khoảng 3,5 đến 5 triệu đồng/tháng. Tính trung bình, lương thầy cô không đến 70 triệu đồng/năm. Đồng lương không nuôi sống bản thân nhưng giáo viên không được tổ chức dạy thêm để tăng thu nhập. Trong khi đó, hiện nay thu nhập của công nhân từ 7 - 8 triệu đồng, thậm chí trên 10 triệu đồng.
Thu nhập ít ỏi khiến đời sống của nhà giáo còn nhiều khó khăn, không đủ sống. Người may mắn thì gia đình có điều kiện, được chồng/ vợ, gia đình hỗ trợ. Còn nhiều người gia đình không mấy khá giả, với mức lương không đủ sống đã phải bỏ nghề.
>>> Xem thêm: Áp lực tiền bạc có đang khiến bạn stress, trầm cảm?
Hệ lụy từ những áp lực công việc của nghề giáo
Quá nhiều áp lực khiến cho sức khỏe tâm lý của giáo viên bị ảnh hưởng rất nhiều. Họ luôn phải làm việc hết sức, sự căng thẳng tăng dần mà không có sự nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp. Điều đó dẫn đến sức khỏe thể chất của giáo viên dần kiệt quệ, sức khỏe tinh thần cũng dần sa sút bởi sự gia tăng các cảm xúc tiêu cực và không có nền tảng sức khỏe thể chất chống đỡ.
Theo nghiên cứu của Học viện Quản lý Giáo dục, gần 60% giáo viên có biểu hiện stress trong công việc, 35-40% có những dấu hiệu rối loạn lo âu liên quan đến công việc và một tỷ lệ nhỏ hơn giáo viên có biểu hiện của trầm cảm.
Một nghiên cứu khác khảo sát tình trạng sức khỏe tâm thần của giáo viên THCS tại Quảng Trị, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 41,1% số giáo viên bắt đầu có những dấu hiệu đáng lưu ý, 22% giáo viên có nguy cơ tổn thương sức khỏe tâm thần cao và khoảng 6,1% giáo viên có sức khỏe tâm thần không tốt. Tuy nhiên, hầu hết những giáo viên không nghĩ đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ, nếu có thì lại không tiếp cận được các dịch vụ cần thiết.
Nguyên nhân khiến giáo viên không muốn chia sẻ và tìm kiếm sự hỗ trợ về sức khỏe tâm thần là vì còn nhiều thành kiến về vấn đề này. Họ tự cho mình ở vị trí phải giáo dục người khác vượt qua những khó khăn về tâm lý. Do đó, họ nghĩ rằng nếu mình thể hiện sự căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng,... là biểu hiện của sự thiếu năng lực, kém cỏi và yếu đuối. Nhiều người vẫn tin rằng cách để chữa bệnh tâm lý chỉ là ăn uống nghỉ ngơi, bổ sung vitamin, đi ra ngoài chơi là khỏi bệnh. Suy nghĩ sai lầm này khiến các vấn đề tâm lý của họ có thể trở nên trầm trọng hơn.
Các vấn đề tâm lý không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của giáo viên mà còn vô tình tác động tới học sinh. Theo đó, nếu giáo viên không đủ khỏe về cả thể chất lẫn tinh thần thì họ sẽ không có đủ năng lượng, sự quan tâm khi tương tác với học sinh hoặc khi tham gia giảng dạy. Điều này khiến học sinh không thể tiếp thu những kiến thức t cũng như có thể không được quan tâm đủ mức cần thiết.
Giáo viên cần làm gì để giảm áp lực công việc?
Ta thấy, giáo viên cần có những biện pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả, để họ có thể vượt qua khó khăn và áp lực. Một số gợi ý của UNICEF về các biện pháp duy trì tâm trí khỏe mạnh cho giáo viên là:
- Dành thời gian thư giãn: Mỗi ngày, bạn nên dành thời gian làm những việc mình yêu thích như chơi với con, đi dạo, nói chuyện với bạn bè, chăm sóc cây cối, đọc sách, nấu ăn,...
- Lên kế hoạch cho công việc: Phân chia thời gian làm việc khoa học, sắp xếp cuộc sống hợp lý, tránh ôm đồm quá nhiều việc, sẵn sàng học hỏi từ đồng nghiệp để có các biện pháp làm việc hiệu quả hơn hoặc cân bằng cuộc sống tốt hơn,...
- Đặt ranh giới cho bản thân và thiết bị điện tử: Bạn nên hạn chế dùng các thiết bị điện tử quá nhiều. Thay vào đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn, ngủ đủ giấc, tập thể dục,....
Ngoài ra, các thầy cô nên sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ khi thấy áp lực, căng thẳng, mệt mỏi. BoniBrain gồm các thành phần từ thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất giúp tăng cường hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, từ đó giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, giúp bạn cảm thấy người nhẹ nhõm, hạnh phúc hơn mà không hề có tác dụng phụ nào.
Sản phẩm BoniBrain từ Mỹ giúp giảm áp lực công việc cho các thầy cô.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm rõ hơn về những áp lực công việc của nghề giáo. Giáo viên là một nghề không thể thiếu trong xã hội, dù xã hội có phát triển đến bậc nào đi chăng nữa. Vì vậy, sức khỏe tinh thần của các thầy cô cần được quan tâm đúng mực. Nếu còn điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập