Nghỉ Tết, nhiều người mắc Holiday blues - hội chứng trầm cảm mùa lễ hội

Mục lục [Ẩn]

 

   Nhắc đến Tết, bên cạnh niềm vui, hào hứng khi được nghỉ ngơi, đoàn tụ với gia đình là những nỗi lo về tiền bạc, áp lực căng thẳng không tên. Bởi vậy mà nhiều người cảm thấy buồn bã, cô đơn, rơi vào hội chứng trầm cảm mùa lễ hội - Holiday blues. Nếu không được kiểm soát tốt, hội chứng này sẽ tiến triển thành trầm cảm hoặc rối loạn lo âu, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

 

Holiday blues - hội chứng trầm cảm mùa lễ hội là gì?

Holiday blues - hội chứng trầm cảm mùa lễ hội là gì?

 

Holiday blues - hội chứng trầm cảm mùa lễ hội là gì?

   Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương cho biết, Holiday blues hay hội chứng trầm cảm mùa lễ hội là tình trạng buồn chán tái diễn vào trước và trong các kỳ nghỉ lễ dài ngày, chẳng hạn như Tết Nguyên Đán.

   Ở phương Tây, Holiday blues thường xuất hiện sau Giáng sinh và Năm mới. Còn với người dân Trung Quốc, hội chứng này xảy ra sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Người Hàn Quốc thì xuất hiện sau Tết Trung thu. Nhật Bản cũng trải qua hội chứng tương tự gọi là “Bệnh tháng 5”.

   Nguyên nhân dẫn đến Holiday blues chủ yếu do sự thiếu hụt hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý con người, lý do dẫn tới sự thiếu hụt này là do:

  • Quá nhiều công việc phải chuẩn bị, quá nhiều hoạt động phải tham gia khiến họ kiệt sức.
  • Áp lực kinh tế, nhiều thứ phải sắm sửa, trang hoàng, tiền mừng tuổi …
  • Năm cũ kết thúc nhiều người lại thường suy nghĩ về 1 năm vừa qua, mục tiêu đã đạt được, điều chưa làm được… khiến nhiều người phải suy nghĩ.
  • Phải đối mặt với các câu hỏi như “bao giờ lấy chồng”, “bao giờ sinh con”, “lương bao nhiêu?”...

 Ngoài ra, hội chứng này còn do một số yếu tố khác bao gồm:

  • Sự thay đổi thời tiết giữa các mùa.
  • Cường độ ánh sáng ít
  • Khả năng hoạt động thể chất giảm
  • Ký ức tiêu cực về những ngày lễ kỷ niệm trước đây

   Kỳ nghỉ dài ngày cũng là dịp tụ tập với những người thân thiết. Thực tế, cuộc sum họp này có thể khơi dậy cả cảm xúc tốt lẫn xấu. Một số người thấy mất kết nối với các thành viên khác, tự cô lập bản thân. Họ áp lực, căng thẳng bởi những câu hỏi của họ hàng về việc lập gia đình, con cái, thu nhập, công việc, sức khỏe…   

   Triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng này là cảm giác buồn bã kéo dài hoặc lặp đi lặp lại với cường độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp thay đổi liên tục giữa cảm xúc u sầu và lạc quan.

 

Người mắc Holiday blues thường xuyên buồn bã

Người mắc Holiday blues thường xuyên buồn bã

 

   Một số dấu hiệu Holiday blues khác gồm có: Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng, rối loạn giấc ngủ, cáu kỉnh, khó tập trung, cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, mệt mỏi hơn bình thường và mất niềm vui khi làm những việc bản thân yêu thích.

 

Nghỉ Tết, nhiều người mắc Holiday blues - hội chứng trầm cảm mùa lễ hội

   Ở nước ta, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cũng khiến nhiều người mắc Holiday blues.

   Chẳng hạn như chị Hằng, 31 tuổi cảm thấy buồn bã, cô đơn, rơi vào hội chứng "trầm cảm mùa lễ hội". Với cô, Tết khơi dậy nhiều cảm xúc tiêu cực khi tiếp xúc với người thân. Từ Nam Định vào TP HCM lập nghiệp hơn một thập niên, mỗi khi về quê, họ hàng đều hỏi cô có người yêu chưa? khi nào lập gia đình? thu nhập bao nhiêu? mua được nhà ở thành phố chưa?... Đặc biệt, thấy con gái bước sang tuổi 30 nhưng chưa yên bề gia thất, bố mẹ cô càng lo lắng, thúc giục khi gia đình đoàn tụ.

   Mỗi lần như vậy, Hằng lại cảm thấy bản thân vô dụng, không muốn về quê. Một năm qua, công việc không khởi sắc, tình duyên chẳng tới bến, tự nhiên nghĩ đến Tết là thấy u uất hơn ngày thường. Cô tự đi dạo phố một mình, rồi xem phim, lướt điện thoại thâu đêm. Giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn khiến cô mệt mỏi, dễ khóc.

   Một trường hợp khác là chị Hà, 38 tuổi ở Hà Nội. Cô thường xuyên buồn bã, cô đơn, lo lắng mỗi dịp Tết đến xuân về. Với cô, tết ngày càng chán, tẻ nhạt, không có ý nghĩa. Ngoài nỗi lo quà cáp, bếp núc, giao tiếp trong ngày Tết, cô còn phải chịu áp lực đẻ thêm con trai từ nhà chồng.

 

 Áp lực từ nhà chồng khiến nhiều người bị căng thẳng, chán nản khi nghỉ Tết

Áp lực từ nhà chồng khiến nhiều người bị căng thẳng, chán nản khi nghỉ Tết

 

   Chồng cô là trưởng họ, trong khi hiện tại, cô chỉ sinh được hai bé gái và không có ý định đẻ thêm. Những lời khuyên răn của họ hàng như "mũi dao" khơi dậy cảm xúc tiêu cực của bà mẹ hai con, khiến cô cảm thấy chán nản trong 7 ngày nghỉ.

   Theo bác sĩ Thu, Holiday blues khác với các chứng bệnh tâm thần khác. Thông thường, triệu chứng của hội chứng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và tự biến mất. Tuy nhiên, cũng có trường hợp cảm giác chán nản kéo dài, tiến triển thành trầm cảm hay rối loạn lo âu. 

 

Holiday blues nên làm gì để vượt qua?

   Để vượt qua Holiday blues, bác sĩ khuyên mỗi người nên:

  • Đặt ranh giới giữa việc tham dự sự kiện và tài chính của bản thân, hạn chế áp lực tiền bạc. Bạn có thể giảm lượng tiền lì xì, quà cáp, từ chối những cuộc vui chơi vô bổ, vừa hạn chế gặp gỡ các mối quan hệ tiêu cực, vừa giúp bạn bớt một khoản chi phí.
  • Dành nhiều thời gian cho bản thân, nghỉ ngơi đầy đủ, ưu tiên hoạt động chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần như: Tập thể dục, đi dạo, thiền, đọc sách, thử làm điều mới mẻ…

 

Bạn nên thư giãn, dành nhiều thời gian cho bản thân

Bạn nên thư giãn, dành nhiều thời gian cho bản thân

 

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày không chỉ để duy trì sức khỏe tinh thần mà còn ngăn ngừa các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và suy nhược thần kinh.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo và đường. Thay vào đó, bạn nên bổ sung rau củ quả tươi, nhất là một số loại hoa quả giúp cải thiện tâm trạng như kiwi, dừa, bơ, quả mọng, quả hạch…
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá vì nó khiến những cảm xúc tiêu cực trở nên tồi tệ, khó kiểm soát hơn.
  • Áp dụng biện pháp tăng cường hormone hạnh phúc như tắm nắng, nuôi thú cưng, trồng cây, massage, nghe nhạc…
  • Nếu cảm xúc buồn bã kéo dài không dứt ra được, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về hội chứng Holiday blues - trầm cảm mùa lễ hội. Cảm giác buồn bã, chán nản từ hội chứng này sẽ tiến triển thành trầm cảm hoặc rối loạn lo âu nếu bạn không biết cách vượt qua nó. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất thật tốt, biến những ngày lễ trở thành dịp nghỉ ngơi đúng nghĩa nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Bí quyết vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm của người phụ nữ U70

Cô Nguyễn Thị Lý 64 tuổi, ở số 31 ngõ 1 tổ 1 phường Phú Lương, Ba La, quận Hà Đông, Hà Nội.

Tác hại của việc la mắng con cái có thể bạn chưa biết!

Khi con cái ương bướng, nghịch dại, cha mẹ sẽ la mắng, quát tháo. Mục đích của việc này chủ yếu là muốn bé nhận ra sai lầm của bản thân và sửa chữa. Tuy nhiên, nếu phụ huynh thường xuyên la mắng trẻ, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khủng hoảng hiện sinh: Nguyên nhân và hệ lụy!

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa, luôn tự hỏi bản thân rằng “mình sống với mục đích gì?”; “sao mình lại tồn tại trên thế giới này?”; thì chứng tỏ bạn đang bị khủng hoảng hiện sinh.

Trầm cảm kháng trị: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các biện pháp điều trị bệnh trầm cảm hiện nay thường là trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc tây y. Tùy từng mức độ bệnh, chuyên gia tâm lý sẽ chỉ định biện pháp phù hợp...

Khi bố mẹ sợ “bỏ lỡ”, con bị trầm cảm!

Cháu Nguyễn Hoàng Hải, 17 tuổi trú tại 29/13 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi