Vô cảm trong gia đình: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Xã hội càng phát triển, con người càng trở nên vô cảm hơn, không chỉ với người ngoài mà ngay cả với gia đình mình. Nếu tình trạng này kéo dài, chúng ta sẽ dần mất đi cảm xúc tích cực, không còn nhận thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nó không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân mà còn cản trở sự phát triển của xã hội.

 

Vô cảm trong gia đình là gì?

Vô cảm trong gia đình là gì?

 

Vô cảm trong gia đình là gì?

   Vô cảm trong gia đình là tình trạng thiếu sự quan tâm, chia sẻ giữa những người thân, ruột thịt trong một nhà. Họ không hề có cảm xúc xót thương, buồn bã khi người thân gặp chuyện không may.

   Ngày nay, người ta thường chú trọng vào những giá trị vật chất hơn tinh thần. Một số bộ phận xem trọng “cái tôi” của bản thân thay vì những người xung quanh. Vì vậy mà tình trạng vô cảm trong gia đình và xã hội ngày càng phổ biến.

 

Dấu hiệu nhận biết tình trạng vô cảm trong gia đình

   Tình trạng vô cảm trong gia đình được thể hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau, bao gồm:

  • Người thân không quan tâm đến nhau, chỉ chú ý đến cảm xúc và lợi ích bản thân.
  • Các thành viên trong gia đình không bày tỏ tình yêu thương lẫn nhau.
  • Người vô cảm không quan tâm, không đồng cảm khi người thân gặp khó khăn.
  • Sống tách biệt, cô lập với những thành viên khác trong gia đình.
  • Không muốn gặp các thành viên khác, thậm chí không ăn cùng với gia đình.

 

Người vô cảm trong gia đình thường không muốn gặp các thành viên khác

Người vô cảm trong gia đình thường không muốn gặp các thành viên khác

 

  • Cảm thấy khó chịu khi được mọi người hỏi han, quan tâm.
  • Trở nên chai lì, không đau buồn và xót thương khi mất đi người thân.
  • Lời nói, hành vi thể hiện rõ thái độ bất cần, thờ ơ
  • Không bao giờ gọi điện hỏi han gia đình
  • Cung cấp đầy đủ vật chất, nhưng không chia sẻ và hỏi thăm các thành viên khác.

 

Vô cảm trong gia đình do nguyên nhân nào gây ra?

   Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm trong gia đình thường gặp là:

Bố mẹ nuông chiều con quá mức

   Bởi tâm lý thương con, không muốn con trải qua cuộc sống khó khăn, vất vả nên nhiều cha mẹ nuông chiều con quá mức. Thế nhưng, chính sự yêu chiều đó lại hình thành tâm lý ích kỷ ở trẻ. Chúng cho rằng, bản thân nhận được những ưu ái đó là điều hiển nhiên. Cuối cùng, trẻ không biết cách quan tâm và chia sẻ với người xung quanh, dần trở nên vô cảm trong gia đình.

 

  Gia đình nuông chiều con quá mức

Gia đình nuông chiều con quá mức

 

Gia đình bỏ bê, không chăm sóc con cái

   Cuộc sống hiện đại đầy những áp lực về tài chính, công việc. Nó làm người lớn luôn trong trạng thái bận rộn, không có thời gian quan tâm con cái. Họ cho rằng, trẻ đã có ông/bà, cô trông trẻ hoặc đã lớn, có thể tự lo cho bản thân, chỉ cần cung cấp đầy đủ vật chất là được.

   Tuy nhiên, bản thân con cái lại rất cần sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ. Chúng chỉ đơn giản muốn có phụ huynh ở bên cạnh, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Khi bị bỏ mặc quá lâu, chúng sẽ không cảm nhận được tình yêu thương, dần dần trở nên vô cảm với người thân trong gia đình.

Bố mẹ là người vô cảm

    Bản thân trẻ chưa có hiểu biết về cuộc sống nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Vì vậy, nếu sống chung với bố mẹ là con người thờ ơ, lãnh đạm và vô cảm với mọi thứ, con cái sẽ hình thành suy nghĩ và tính cách tương tự.

Ảnh hưởng của mạng xã hội

   Sự ra đời của mạng xã hội mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, nó cũng kèm theo nhiều hệ lụy.

   Trên các mạng xã hội, người trẻ được thể hiện bản thân và dần dần chạy theo vật chất. Nhiều trường hợp trở nên vô cảm trong gia đình vì chìm đắm ở thế giới ảo quá lâu.

   Thậm chí, một số trường hợp bị ám ảnh về cuộc sống đầy đủ của người khác trên mạng. Chúng chán ghét cuộc sống nghèo khó, chán ghét cả người thân.

 

Mạng xã hội dẫn đến tình trạng vô cảm trong gia đình

Mạng xã hội dẫn đến tình trạng vô cảm trong gia đình

 

   Một người sống vô cảm sẽ chỉ để ý những việc liên quan đến bản thân. Họ thờ ơ, không quan tâm chuyện của các thành viên trong gia đình. Họ không cảm nhận được niềm vui, nỗi đau hay sự mất mát nếu người thân gặp chuyện. Nếu không có cách cải thiện, tình trạng vô cảm này sẽ dần lan rộng ra phạm vi toàn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước. 

 

Cách cải thiện tình trạng vô cảm trong gia đình

   Để cải thiện tình trạng vô cảm trong gia đình, mỗi thành viên cần thay đổi suy nghĩ, hành vi của bản thân, cụ thể:

Với bố mẹ

  • Hoàn thiện bản thân: Trong quá trình trưởng thành, con sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi lối suy nghĩ và quan niệm sống của gia đình. Do đó, bố mẹ cần hoàn thiện bản thân, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với con cái và người thân trong gia đình. Khi trẻ nhìn thấy những hành động đó, chúng cũng sẽ học hỏi được cách quan tâm người khác.
  • Dạy con đúng cách: Không nên nuông chiều con cái quá mức. Bố mẹ cần nghiêm khắc để con thay đổi tính ích kỷ, giúp trẻ biết quan tâm, giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, sự nghiêm khắc cũng cần vừa phải, đúng lúc. Đôi khi, cha mẹ nên nói chuyện tâm sự với trẻ để con hiểu vấn đề và sửa chữa.
  • Tôn trọng và lắng nghe con: Đây là cách đơn giản để giúp con biết cách quan tâm, chia sẻ với những người thân trong gia đình. Hơn nữa, việc tôn trọng trẻ cũng sẽ giúp con bồi dưỡng lòng tự trọng. Trẻ nhận thức được những điều đúng sai, có sự đồng cảm và chia sẻ hơn.
  • Bồi dưỡng nhân cách cho con: Bên cạnh việc học tập, gia đình cũng cần bồi dưỡng nhân cách cho con. Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh xem nhẹ việc nuôi dưỡng tâm hồn, hệ quả là con trẻ nghèo nàn cảm xúc và sống vô cảm với gia đình. Chính vì vậy, gia đình cần bồi dưỡng nhân cách cho con ngay từ nhỏ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mạng xã hội.

Với con cái

  • Nâng cao ý thức về các giá trị đạo đức: Các em nên tăng cường đọc sách để tự nâng cao ý thức về những giá trị đạo đức cao đẹp như tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân cách, vị tha, bao dung,…
  • Tham gia hoạt động công ích của lớp, của trường.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thêm thông tin về tình trạng vô cảm trong gia đình. Để xây dựng gia đình hạnh phúc và xã hội lành mạnh, bố mẹ cần làm gương cho trẻ, chú trọng việc bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách, nâng cao ý thức về chuẩn mực đạo đức để con hướng đến giá trị bền vững.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Cách nhận biết và đối phó với một người độc hại

Biểu hiện của người độc hại là thường xuyên phàn nàn, phán xét, không trung thực, cứng nhắc, đa nghi, không biết đồng cảm, thích kiểm soát,..

Cách thiết lập những ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ

Ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ gồm có: ranh giới vật lý, ranh giới cảm xúc, ranh giới tình dục, ranh giới vật chất/ tài chính,...

“Bắt bệnh” những kiểu hôn nhân độc hại

Dấu hiệu của kiểu hôn nhân độc hại là thái độ khinh miệt, kiểm soát và cô lập, giữ hết tiền, dùng sự im lặng như vũ khí, luôn thấy không an toàn,...

Mối quan hệ độc hại là gì? Chúng nguy hiểm như thế nào?

Mối quan hệ độc hại (Toxic relationship) là tất cả những mối quan hệ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, đau khổ…

Thao túng tâm lý: Cách nhận biết và phòng ngừa

Thao túng tâm lý: Cách nhận biết và phòng ngừa. Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi