Rối loạn lo âu trầm cảm là gì? Làm sao để cải thiện hiệu quả?

Mục lục [Ẩn]

 

 

    Người mắc rối loạn lo âu trầm cảm bị ảnh hưởng nhiều đến khả năng làm việc, học tập, giảm chất lượng cuộc sống... Thậm chí, người bệnh có thể xuất hiện ý định và hành vi tự sát.

    Vậy nhưng, bạn có thể yên tâm là chứng rối loạn này có thể chữa được. Chỉ cần bạn theo dõi bài viết sau đây và thực hiện theo những lời khuyên hữu ích của chúng tôi, tình trạng của người bệnh sẽ có những tiến triển tích cực.

     Cùng theo dõi ngay nhé!

 

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì?

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì?

 

Rối loạn lo âu trầm cảm là gì?

    Rối loạn lo âu trầm cảm (Mixed Anxiety Depressive Disorder - MADD) là 1 chứng rối loạn tâm thần mà người bệnh có hỗn hợp dấu hiệu của cả trầm cảmrối loạn lo âu. Tuy nhiên, lại không có triệu chứng nào chiếm ưu thế rõ ràng. Và cũng không có triệu chứng nào biểu hiện với mức độ đủ để chẩn đoán cụ thể là 1 bệnh lý riêng biệt (lo âu hay trầm cảm).

    Bình thường, người bệnh trầm cảm và người mắc chứng rối loạn lo âu sẽ có những triệu chứng giống nhau. Nhưng chúng cũng có những đặc điểm khác nhau.

    Ví dụ, cả hai chứng bệnh này đều khiến bệnh nhân có những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực kéo dài. Họ dễ mất niềm tin vào cuộc sống và bản thân. Tuy nhiên, dù lo lắng nhưng người bị rối loạn lo âu lại có khá nhiều năng lượng. Trong khi đó, người trầm cảm lại cực kỳ mất năng lượng, cảm giác mệt mỏi cả ngày.

    Với người mắc MADD, họ có triệu chứng của cả hai nên rất khó phân biệt.

 

Rối loạn lo âu trầm cảm có đồng thời triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu trầm cảm có đồng thời triệu chứng của trầm cảm và rối loạn lo âu

 

Khi nào trầm cảm và rối loạn lo âu được chẩn đoán riêng biệt

     Khi cả hai triệu chứng lo âu và trầm cảm đều xuất hiện và đủ nghiêm trọng, rõ ràng thì người bệnh sẽ được chẩn đoán thành bệnh cụ thể, không được kết luận là mắc rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm (MADD). 

    Nếu có dấu hiệu lo âu rõ rệt, trong khi đó mức độ trầm cảm lại nhẹ hơn thì cần xem xét để đưa ra chẩn đoán rối loạn lo âu. Khi cả hai hội chứng trầm cảm và lo âu đều đủ trầm trọng thì chẩn đoán trầm cảm phải được ưu tiên trước.

 

Triệu chứng của rối loạn lo âu trầm cảm

    Như đã nói ở trên, người bệnh MADD xuất hiện triệu chứng của cả hai chứng bệnh này. Tuy nhiên lại không có biểu hiện nào đủ nổi bật để chẩn đoán thành bệnh lý riêng biệt cụ thể.

    Một số nét đặc trưng để chẩn đoán MADD là:

  • Mất hoặc giảm sự hứng thú, quan tâm, khó hài lòng.
  • Khí sắc u buồn.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Mệt mỏi, mất năng lượng.
  • Khả năng tập trung và chú ý kém.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Lo lắng, bồn chồn, căng thẳng thái quá.
  • Khô miệng.
  • Run.
  • Đánh trống ngực.
  • Chóng mặt.
  • Suy giảm hoặc mất khả năng tình dục.
  • Có ý nghĩ hoặc hành vi tự sát.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được làm một số xét nghiệm có liên quan như:

  • Xét nghiệm sinh hóa máu.
  • Điện tâm đồ, điện não đồ, lưu huyết não.
  • Xét nghiệm hormon tuyến giáp và siêu âm tuyến giáp.
  • Chụp X – quang tim và phổi.
  • Siêu âm ổ bụng.
  • Xét nghiệm vi sinh (VCB, CGC, HIV).

    Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các kết quả kiểm tra trên, bệnh nhân sẽ được đưa ra chẩn đoán cuối cùng là đang mắc chứng rối loạn tâm thần nào.

 

Rối loạn lo âu trầm cảm nguy hiểm như thế nào?

 

    Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, người bệnh sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như:

  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi kéo dài, lâu dần sẽ dẫn đến suy kiệt.
  • Rối loạn tiêu hóa và rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng.
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật.
  • Dễ mắc các bệnh lý trên tim mạch, đột quỵ, các bệnh lý nhiễm trùng.
  • Nguy cơ đột tử cao.
  • Làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý khác như tiểu đường, tuyến giáp,…
  • Người bệnh có ý định và hành động tự sát.

 

Người mắc chứng rối loạn lo âu trầm cảm có nguy cơ tự sát cao

Người mắc chứng rối loạn lo âu trầm cảm có nguy cơ tự sát cao

 

Cách điều trị rối loạn lo âu trầm cảm

    Các phương pháp dùng để điều trị chứng rối loạn hỗn hợp này cũng giống với các chứng rối loạn tâm thần khác. Đó là dùng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp đồng thời cả hai. Người bệnh cũng sẽ cần áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ để bệnh được cải thiện tốt hơn.

Sử dụng thuốc điều trị

    Hai căn bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu đều có đáp ứng với những loại thuốc chống trầm cảm, điển hình như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) và nhóm thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrin serotonin (SNRI).

    Trong khoảng thời gian đầu, các bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc với liều lượng thấp, sau khi nhận thấy hiệu quả mới áp dụng liều duy trì.

    Mặc dù các thuốc này sẽ giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng nhanh chóng, nhưng chúng lại gây ra nhiều tác dụng phụ khi dùng. Có thể kể đến như buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, suy giảm chức năng sinh dục,… Vì vậy, phương pháp dùng thuốc chỉ được chỉ định sau khi bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng và các phương pháp khác không cho thấy hiệu quả điều trị.

 

Thuốc điều trị rối loạn lo âu trầm cảm gây nhiều tác dụng phụ

Thuốc điều trị rối loạn lo âu trầm cảm gây nhiều tác dụng phụ

 

Trị liệu tâm lý

    Liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị rối loạn lo âu trầm cảm hiệu quả và an toàn. Nó còn áp dụng được cho cả những người bị suy nhược thần kinh, gặp áp lực trong cuộc sống.

   Trong quá trình trị liệu, chuyên gia tâm lý sẽ sử dụng các biện pháp tư vấn giúp bệnh nhân tháo gỡ được những khúc mắc trong lòng. Người bệnh sẽ nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực hơn. Họ cũng tránh được những tư duy sai lệch, biết cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Từ đó, họ trở nên bình tĩnh, vui vẻ, lạc quan và hạnh phúc hơn.

   Vì có những ưu điểm vượt trội mà phương pháp tâm lý trị liệu luôn được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị các bệnh rối loạn tâm thần.

  Bên cạnh đó, người bệnh được khuyến khích sử dụng BoniBrain với liều 2-4 viên/ngày. Sản phẩm này được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, rất an toàn, giúp cơ thể tăng tiết serotonin và dopamin. Đây là hai hormone hạnh phúc có vai trò giúp con người:

  • Điều chỉnh tâm trạng, cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc và bình tĩnh hơn.
  • Tăng tiết melatonin, từ đó giúp điều tiết giấc ngủ, cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
  • Tạo cảm giác thích thú, hưng phấn và tràn đầy năng lượng.
  • Đóng vai trò quan trọng cho cảm giác vui vẻ, sảng khoái và dễ chịu.
  • Tăng cường khả năng chú ý và tập trung.

   Khi dùng sản phẩm này kết hợp với trị liệu tâm lý, chứng MADD sẽ được cải thiện hiệu quả.

Bonibrain

 Hỗ trợ cải thiện tại nhà

    Ngoài những biện pháp kể trên thì việc có chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất quan trọng. Người bệnh nên xây dựng một số thói quen sau:

  • Thường xuyên vận động thể lực, không nằm ì một chỗ. Hãy lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe để tập luyện mỗi ngày.
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học, cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người bệnh nên chú ý chọn lựa các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho não bộ. Có thể kể đến như thực phẩm giàu lợi khuẩn, trứng, phô mai, dứa, cá hồi, các loại hạt và gà tây, chuối, hạnh nhân, bơ, sôcôla, bột yến mạch, dưa hấu, đậu phộng, đậu xanh, táo…
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích hay chất gây nghiện khác.
  • Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 23 giờ.
  • Chủ động chia sẻ, tâm sự với những người thân, bạn bè để giải tỏa những áp lực. Nên tham gia vào các hoạt động ưa thích sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi.
  • Cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.

 

Nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân giúp người mắc MADD cải thiện tốt hơn

Nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè, người thân giúp người mắc MADD cải thiện tốt hơn

    Những người trong gia đình và bạn bè cũng cần động viên và đồng hành cùng người bệnh trong quá trình điều trị. Khi áp dụng các phương pháp trên đồng thời nhận được sự giúp đỡ từ người thân, chứng rối loạn lo âu trầm cảm của người bệnh sẽ được cải thiện tốt.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Những cách giúp bạn đối phó với việc bị miệt thị ngoại hình

Cách giúp bạn đối phó với việc bị miệt thị ngoại hình là dừng việc tự xấu hổ về cơ thể và tử tế với bản thân, nhìn vào điểm tích cực, và….

Tưởng đau tim, hóa ra trầm cảm nặng

Ngoài dấu hiệu về tâm lý, bệnh trầm cảm còn gây nhiều triệu chứng về thể chất như loạn nhịp tim, mất ngủ, hồi hộp, người mệt mỏi… Chúng khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh tim mạch khác.

Trầm cảm khi chồng không chịu đóng góp tài chính và giải pháp

Chị Quách Thị Hồng Ánh, 34 tuổi trú tại số 41A/1F khu phố Đồng An 2, phường Bình Hòa, Tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương

Tác dụng của magie với bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu

Magie là một khoáng chất thiết yếu rất quan trọng đối với sức khỏe. Nó đóng nhiều vai trong trong cơ thể như hình thành xương, điều hòa chức năng của cơ thể, kiểm soát hoạt động của cơ bắp và dây thần kinh.

Stress và béo phì: Vòng xoắn đa hệ lụy!

Stress kéo dài không chỉ làm tinh thần chúng ta mệt mỏi, suy sụp mà còn gây rối loạn nội tiết tố, tạo cảm giác thèm ăn, dẫn đến nguy cơ béo phì. Đã vậy, tình trạng thừa cân cũng tác động ngược...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi