Cách giảm căng thẳng khi làm việc tại nhà

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngày nay, nhiều người lựa chọn hình thức làm việc tại nhà và cho rằng làm việc tại nhà sẽ tự do và thoải mái hơn khi làm việc trực tiếp. Tuy nhiên, trên thực tế khi làm việc tại nhà bạn có thể gặp nhiều khó khăn, thậm chí còn căng thẳng hơn khi làm việc tại công ty. Dưới đây là một số khó khăn làm tăng thêm căng thẳng khi làm việc tại nhà và một số lời khuyên hữu ích, mời bạn theo dõi.

 

Cách giảm căng thẳng khi làm việc tại nhà

Cách giảm căng thẳng khi làm việc tại nhà

 

Căng thẳng khi làm việc tại nhà

   Nghiên cứu của Văn phòng Lao động Quốc tế đã cho thấy, những người làm việc tại nhà có xu hướng căng thẳng cao, cụ thể:

  • 41% nhân viên thường xuyên làm việc tại nhà cho biết họ rất căng thẳng, trong khi chỉ có 25% nhân viên làm việc trực tiếp cho thấy điều này.
  • 42% nhân viên làm việc tại nhà chia sẻ rằng họ thường xuyên phải thức đêm, trong khi đó chỉ có 29% nhân viên làm việc trực tiếp cho biết điều này.
  • Những nhân viên làm việc tại nhà thường cảm thấy mơ hồ về ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân, đặc biệt là khi sử dụng nhiều thiết bị thông minh.
  • Nhân viên làm việc tại nhà thường cảm thấy khó khăn với việc kết thúc ngày làm việc hơn so với những người làm việc trực tiếp.

 

Tại sao làm việc tại nhà gây căng thẳng?

   Khi làm việc tại nhà, bạn có thể gặp phải nhiều khó khăn, thách thức gây căng thẳng. Dưới đây là một số yếu tố gây căng thẳng phổ biến mà những người làm việc tại nhà phải đối mặt:

Thiếu sự tổ chức

   Một thách thức phổ biến khi làm việc tại nhà chính là thiếu sự tổ chức. Khi làm việc tại trực tiếp, bạn sẽ có giờ vào làm, giờ nghỉ trưa và giờ về. Cuộc sống sẽ diễn ra theo quy luật từ ngày này sang ngày khác sẽ giúp bạn sắp xếp thời gian tốt hơn mà không cần phải bận tâm quá nhiều, tách biệt được ranh giới giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

   Tuy nhiên, khi làm việc tại nhà thì việc sắp xếp công việc lại trở nên phức tạp hơn. Ví dụ: Nhiều người thường gặp khó khăn trong việc bắt đầu ngày làm việc của mình, điều đó dẫn đến họ bắt đầu công việc vào thời gian muộn và phải làm đến muộn hơn để hoàn thành công việc. Chúng ta thường nghĩ rằng đây là ưu điểm của làm việc tại nhà vì muốn làm lúc nào thì làm, muốn kết thúc công việc lúc nào cũng được. Tuy nhiên, trên thực tế thì điều này chỉ khiến cho bạn dễ bị mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống - đây là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, stress trong công việc.

Quá nhiều thứ gây sao nhãng

   Khi làm việc tại nhà, bạn có thể gặp phải nhiều điều gây sao nhãng quá trình làm việc như:

  • Nhận giao hàng.
  • Nhận các cuộc gọi hay tin nhắn không liên quan đến công việc.
  • Dành thời gian lên mạng xã hội.
  • Chăm sóc thú cưng.
  • Những âm thanh xung quanh.

   Ở nhà, có những tiện nghi có thể dụ dỗ bạn. Ví dụ như khi bạn chán nản với việc gặp một khách hàng, ở văn phòng thì bạn vẫn phải làm và tiếp tục ngày của mình. Nhưng nếu bạn làm việc tại nhà, bạn có thể dừng công việc và chơi game để cảm thấy tốt hơn.

 

Khi làm việc tại nhà, có nhiều thứ gây xao lãng khiến bạn khó làm việc hiệu quả.

Khi làm việc tại nhà, có nhiều thứ gây xao lãng khiến bạn khó làm việc hiệu quả.

 

   Nếu bạn có con thì làm việc tại nhà sẽ là một thách thức với bạn. Ví dụ: Bạn phải vừa làm việc vừa chăm sóc trẻ, trong khi nếu bạn đi làm tại công ty thì thường có người giúp đỡ, bạn không cần phải quá phân tâm để trông trẻ.

Khó tạo ra ranh giới cho công việc

   Nhiều người thường quên rằng những người làm việc tại nhà thì vẫn là làm việc. Do đó, có nhiều trường hợp những người xung quanh như gia đình, bạn bè hay hàng xóm vẫn nhờ bạn giúp đỡ hay làm phiền trong giờ làm việc của bạn, thậm chí là bày tỏ sự thất vọng hay chỉ trích khi bạn nói rằng bản thân đang bận. Điều này không những ảnh hưởng đến hiệu suất công việc mà còn tác động tiêu cực đến cảm xúc của bạn.

Cảm thấy cô lập

   Không phải tiếp xúc với nhiều người khi làm việc như một con dao hai lưỡi. Về mặt tích cực, nó có thể giảm bớt ảnh hưởng của môi trường làm việc tiêu cực hay tình trạng bắt nạt nơi công sở. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực thì nghiên cứu đã cho thấy làm việc tại nhà làm gia tăng sự cô lập với xã hội, điều này gây ảnh hưởng đến tâm trạng của người làm việc và động lực làm việc.

Ít hoạt động thể chất hơn

   Khi làm việc từ nhà, bạn có thể nhận thấy bản thân vận động ít hơn so với nếu bạn làm việc trực tiếp. Sự thiếu vận động sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khoẻ tổng thể. Nếu bạn ít hoạt động vào ban ngày, bạn có thể không bị mệt mỏi vào buổi đêm. Bạn sẽ bị khó ngủ và ảnh hưởng đến công việc của ngày hôm sau.

 

Mẹo để giảm căng thẳng khi làm việc tại nhà

   Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn để làm giảm căng thẳng khi làm việc tại nhà:

Tạo ra một lịch trình làm việc

   Bạn nên tạo ra một lịch trình làm việc để giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn và tập trung vào công việc hơn, từ đó giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nếu bạn không phân chia cụ thể thời gian cho công việc và cuộc sống, rất có thể bạn sẽ phải cố gắng vừa làm việc, vừa làm việc nhà và vừa chăm sóc con cái. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng hỗn loạn, làm tăng sự stress và căng thẳng khi làm việc tại nhà. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Tạo một thói quen để bắt đầu ngày mới: Như uống một cốc cà phê hoặc cốc trà, tập thể dục, đi dạo,... Điều này sẽ giúp bạn bắt đầu ngày làm việc một cách dễ dàng hơn.
  • Đánh dấu sự kết thúc ngày làm việc: Như cất tài liệu xa khỏi tầm mắt, đi dạo buổi tối hoặc nấu bữa tối,... Điều này giúp bạn tạo ra ranh giới giữa công việc và cuộc sống.
  • Đặt báo thức buổi sáng: Thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giúp bạn hình thành nên đồng hồ sinh học, đồng thời nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn. Chất lượng giấc ngủ nâng cao sẽ giúp bạn điều tiết cảm xúc tốt hơn.
  • Ưu tiên các công việc quan trọng hay khó khăn trước: Bạn nên cân nhắc thực hiện các công việc quan trọng hay khó khăn nhất trước. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác choáng ngợp sau này.

Tạo một không gian làm việc chuyên dụng

   Tuy  rằng việc nằm trên giường và làm việc nghe rất hấp dẫn nhưng nó sẽ khiến bạn khó lòng mà tập trung vào công việc của mình. Thay vào đó, bạn hãy tạo ra một không gian làm việc chuyên dụng, nó chỉ cần là một góc nhỏ, tách biệt giữa công việc và cuộc sống. Điều này không chỉ giúp bạn tập trung làm việc hơn mà sẽ tạo ra ranh giới giữa công việc và cuộc sống.

 

Tạo một không gian làm việc chuyên dụng.

Tạo một không gian làm việc chuyên dụng.

 

Giảm sự sao nhãng

   Khi bạn sẵn sàng làm việc, hãy đảm bảo không gian làm việc của bạn hạn chế tối đa các tác nhân gây sao nhãng, ví dụ:

  • Để điện thoại ở chế độ im lặng và tắt những thông báo không liên quan đến công việc trên máy tính.
  • Nghe nhạc thư giãn khi làm việc hoặc sử dụng tai nghe khử tiếng ồn.

Kết nối với bạn bè

   Nếu bạn cảm thấy đơn độc khi làm việc từ nhà, hãy cố gắng kết nối với những người thân thiết. Vì mỗi người có một lịch trình khác nhau, bạn có thể đặt một khung giờ cố định để có thể thường xuyên nói chuyện qua video hay gọi điện hoặc tạo một nhóm chat để giữ liên lạc với nhau trong suốt cả tuần.

Tự thưởng cho bản thân

   Để bạn có động lực, hãy chia nhỏ nhiệm vụ và tự thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành chúng, như:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi xứng đáng.
  • Ghi nhớ một điều tích cực.
  • Làm những việc bạn yêu thích: Nghe một bản nhạc, ăn một chút đồ ngọt hay nghỉ ngơi đi dạo 5 phút,... Mỗi cá nhân có sở thích khác nhau, bạn hãy chọn việc bạn thật sự yêu thích để tạo động lực làm việc nhé!

Tập nói “không”

   Trong những giờ làm việc, bạn có thể nhận được nhiều yêu cầu không liên quan đến công việc. Bạn hãy nhớ rằng từ chối yêu cầu của người khác là hết sức bình thường nếu điều này ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của bạn. Đặt ra những ranh giới thích hợp sẽ giúp bạn tránh đảm nhận quá nhiều công việc và cho bạn cơ hội lựa chọn điều bạn muốn làm trong thời gian rảnh rỗi.

Tập chăm sóc bản thân

   Khi bạn làm việc từ nhà, ưu tiên chăm sóc bản thân là rất quan trọng. Sức khỏe thể chất được đảm bảo sẽ là nền tảng cho một sức khỏe tinh thần vững mạnh. Bạn nên:

  • Ăn uống cân bằng, đủ các nhóm chất, ăn nhiều hoa quả để bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp giảm căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc vào ban đêm.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Sử dụng các biện pháp giúp giảm căng thẳng như tập thiền, yoga,... Bên, cạnh đó, bạn nên tham khảo sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ để giảm căng thẳng hiệu quả hơn.

 

BoniBrain của Mỹ giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

BoniBrain của Mỹ giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

 

   Làm việc tại nhà tuy rằng tự do và linh hoạt nhưng vẫn tiềm ẩn các yếu tố gây căng thẳng. Hy vọng các biện pháp trong bài sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng căng thẳng khi làm việc tại nhà. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Lợi ích của việc ở một mình tới sức khỏe tinh thần

Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu lợi ích của thời gian ở một mình với sức khỏe tinh thần của chúng ta.

Căng thẳng, stress khi bắt đầu công việc mới

Bắt đầu công việc mới có thể mang lại nhiều cảm xúc phức tạp, vừa phấn khích, vừa lo lắng và hồi hộp. Trong nhiều trường hợp, niềm hứng khởi ban đầu nhanh chóng biến thành căng thẳng tột độ...

Vì sao bạn cảm thấy khó thở khi căng thẳng, stress?

Khi bị căng thẳng, stress, nhiều người thường cảm thấy khó thở và thở nông, tăng nhịp tim, choáng váng… Tại sao lại như vậy?

Hội chứng trái tim tan vỡ: Bệnh cơ tim do căng thẳng

Căng thẳng, stress có thể mang lại nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, bạn có biết nó còn có thể gây ra một bệnh tim mạch nguy hiểm - Bệnh cơ tim do căng thẳng (hay còn được gọi là hội chứng trái tim tan vỡ).

Stress ở sinh viên - Tình trạng báo động hiện nay

Hầu như bất cứ ai cũng từng có một giai đoạn thường cảm thấy tâm lý căng thẳng, stress. Trong đó, sinh viên là một trong những đối tượng có nguy cơ bị stress rất cao.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi