Mục lục [Ẩn]
Bạn có cảm thấy mình dễ tức giận, căng thẳng, lo lắng, mất tập trung, mất ngủ, đau đầu mệt mỏi, bức bối tay chân,... trước khi đến kỳ kinh nguyệt? Những triệu chứng này có gây cản trở cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bạn không? Nếu câu trả lời là có, rất có thể bạn đang bị hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD).
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là gì?
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là gì?
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Premenstrual Dysphoric Disorder – PMDD) là một dạng rối loạn tâm lý có liên quan đến hormone estrogen và progesterone. Đây là vấn đề tâm lý chỉ gặp ở nữ giới. Theo thống kê, 3 - 8% phụ nữ gặp phải các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Hội chứng này thường xảy ra trong giai đoạn hoàng thể (thời gian sau khi rụng trứng). Các triệu chứng sẽ diễn ra trong 1 – 2 tuần và thuyên giảm sau 2 – 3 ngày khi kỳ kinh bắt đầu.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt và hội chứng tiền kinh nguyệt. Trên thực tế, rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là dạng nghiêm trọng hơn của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và dễ gây tình trạng suy nhược. Khác với hội chứng tiền kinh nguyệt, đa phần nữ giới mắc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt đều phải can thiệp điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống và một số liệu pháp hỗ trợ.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt đã được phân loại là rối loạn tâm thần theo “Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Các rối loạn tâm thần, ấn bản thứ 5” (DSM - 5).
Các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt gồm có các triệu chứng về thể chất và tâm lý. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng sau:
Triệu chứng tâm lý, tinh thần
- Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, mất hứng thú với mọi thứ.
- Mất ngủ, khó ngủ, ngủ dễ bị giật mình hoặc trong trạng thái lúc nào cũng thèm ngủ.
- Cáu gắt, bực tức, nóng nảy với các vấn đề dù rất nhỏ.
- Không có hứng thú trong bất cứ hoạt động nào trong ngày.
- Hoang tưởng với một số vấn đề xung quanh của bản thân.
- Cảm giác không ngon miệng hoặc thay đổi thói quen, khẩu vị ăn uống.
- Lú lẫn, hay quên.
- Giảm sự quan tâm đến các mối quan hệ xung quanh.
- Có thể khóc lóc bất cứ lúc nào mà không cần có nguyên nhân cụ thể.
- Tâm trạng không ổn định và khó kiểm soát.
- Có thể đột ngột hoảng sợ, lo lắng, thậm chí là bùng phát cơn hoảng loạn cực độ.
- Khó tập trung chú ý làm giảm hiệu suất trong cả học tập và công việc.
- Tinh thần lúc nào cũng lâng lâng, mơ hồ, không biết đâu là thực hư.
- Cơn trầm cảm hay lo âu, có thể xuất hiện suy nghĩ và thực hiện các hành vi tự sát nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời.
Hội chứng này khiến nữ giới dễ dàng tức giận, mệt mỏi, buồn bã.
Triệu chứng trên thể chất
- Đau đầu, chóng mặt, choáng váng, mất phương hướng đột ngột.
- Cơ thể có dấu hiệu giữ nước khiến khiến mắt cá chân, bàn tay, bàn chân bị sưng, lượng nước tiểu giảm, đau ngực và cân nặng tăng bất thường.
- Đau tức ngực, nhịp tim nhanh.
- Chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy hay táo bón.
- Cơ thể dễ bị bầm tím mà không có nguyên nhân.
- Cảm giác tê, ngứa ran như bị kim châm tại tay hoặc chân.
- Nổi mụn hay viêm ngứa da.
- Giảm ham muốn tình dục.
- Có thể đột ngột ngất xỉu.
- Ho, hắt xì giống dị ứng hay nhiễm trùng đường hô hấp.
- Giảm thị lực.
- Nôn hay buồn nôn.
Đau đầu, đau bụng là hai triệu chứng thể chất thường gặp.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt và hội chứng tiền kinh nguyệt đều chưa được xác định. Theo các chuyên gia, các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền kinh nguyệt là:
- Sự thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nồng độ estrogen và progesteron trước chu kỳ kinh nguyệt dẫn đến sự thay đổi của các cơ quan khác như prolactin trong máu, chỉ số đường huyết, aldosterone, ADH .. dẫn tới các triệu chứng bất thường.
- Chất dẫn truyền thần kinh: Ở bệnh nhân rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, nồng độ hormone hạnh phúc serotonin bị sụt giảm đáng kể. Điều này gây ra tình trạng chán nản, buồn bã và thiếu quan tâm ở người mắc chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.
- Di truyền: Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có khả năng di truyền từ mẹ sang con.
- Tiền sử bệnh lý: Nữ giới có tiền sử bị hội chứng tiền kinh nguyệt, trầm cảm, rối loạn lo âu và các vấn đề tâm lý khác có nguy cơ bị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt cao hơn.
- Các yếu tố liên quan khác: Như thời tiết giao mùa, người hút thuốc lá, người béo phì, người luôn trong trạng thái căng thẳng cao độ kéo dài,..
Chẩn đoán rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần ấn bản thứ 5 (DSM - 5), để được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, các triệu chứng của bệnh nhân cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Có ít nhất 5 triệu chứng trên 2 khía cạnh tâm lý và thể chất
- Các triệu chứng xảy ra trong giai đoạn tiền kinh nguyệt và hầu như không xuất hiện trong vòng 1 tuần sau kinh nguyệt.
- Các triệu chứng này cũng ảnh hưởng đến các hoạt động trong công việc, học tập, các mối quan hệ và các lĩnh vực quan trọng khác trong cuộc sống.
- Các triệu chứng không liên quan đến bất kỳ bệnh lý nào và không do sử dụng chất gây nghiện.
Các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt là:
- Thuốc chống trầm cảm: SSRIs là nhóm thuốc chính trong điều trị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, trầm cảm, rối loạn lo âu và một số rối loạn tâm lý khác. Một số thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng là fluoxetine, sertraline, paroxetine và citalopram.
- Liệu pháp hormone: Ở các phụ nữ, liệu pháp hormone có hiệu quả, các lựa chọn thuốc bao gồm: Thuốc uống tránh thai, progesterone bằng thuốc đặt âm đạo, progestogen uống, progestin tác dụng kéo dài. Tuy nhiên, với một số người, thuốc tránh thai nội tiết tố lại làm các triệu chứng của bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.
- Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen và thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ) có thể làm dịu các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau đầu, căng ngực, đau lưng và chuột rút.
Phẫu thuật
Ở những bệnh nhân có triệu chứng nặng không thể điều hòa được bằng thuốc và các phương pháp khác hoặc bị quá nhiều tác dụng phụ cần cân nhắc đến lựa chọn phẫu thuật cắt buồng trứng hai bên.
Chăm sóc tâm lý
Các liệu pháp tâm lý giúp người bệnh cảm thấy thả lỏng, thoải mái hơn đồng thời kiểm soát được cảm xúc, tinh thần của bản thân, tránh các hành vi gây mâu thuẫn hay bốc đồng ( chẳng hạn như tự sát) có thể xảy ra.
Thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị
Cách xây dựng lối sống cho bệnh nhân rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt:
- Khi triệu chứng bùng phát, bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại nhà từ 1 – 2 ngày và đảm bảo ngủ đủ giấc.
- Tăng cường tập thể dục có thể giảm đáng kể các triệu chứng thể chất như chướng bụng, mất ngủ, khó tập trung, ăn uống quá mức,…
- Nữ giới mắc rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt nên thay đổi chế độ ăn để giảm các triệu chứng thể chất. Ben nên ăn thức ăn chứa hàm lượng chất xơ cao, tăng protein, thực phẩm giàu lợi khuẩn và ưu tiên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt.
- Thiếu canxi và magie là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Do đó, bệnh nhân nên tăng cường bổ sung thực phẩm chứa hàm lượng magie và canxi dồi dào như các loại đậu, nấm, hải sản, thịt gà, các loại hạt, rau xanh, trái cây, sữa,…
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên trang bị cho bản thân những kỹ năng giải tỏa stress như liệu pháp mùi hương, thiền định, tắm nước ấm, dùng trà thảo mộc,…
- Sử dụng BoniBrain của Mỹ. BoniBrain giúp tăng cường hormone hạnh phúc serotonin và dopamin trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt, BoniBrain có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên không gây tác dụng phụ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
BoniBrain của Mỹ giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Hội chứng này gây ra những tác động đáng kể đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu có điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn đọc gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập