Phát bệnh tâm thần bởi bố mẹ so sánh 'con nhà người ta'

Mục lục [Ẩn]

 

   Từ lâu, “con nhà người ta” đã là nỗi ám ảnh với nhiều trẻ nhỏ. Đây là hình tượng là nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng khi dạy con mình, với mục đích là để con mình biết nhìn những tấm gương xung quanh mà phấn đấu. Tuy nhiên, việc so sánh này có thật sự mang lại hiệu quả như mong muốn hay không, hay chỉ khiến trẻ chịu áp lực về cả tinh thần và thể chất, trở thành những bóng ma tâm lý đeo bám những đứa trẻ mãi sau này.

 

Phát bệnh tâm thần bởi bố mẹ so sánh 'con nhà người ta'

Phát bệnh tâm thần bởi bố mẹ so sánh 'con nhà người ta'

 

Phát bệnh tâm thần bởi bố mẹ so sánh 'con nhà người ta'

   Trong xã hội hiện nay, nhiều trẻ em không những bị áp lực về việc học hành quá tải, quá sức so với tuổi mà còn bị sức ép vô hình từ kỳ vọng quá lớn từ gia đình. Một trong những câu nói cửa miệng rất nhiều ông bố, bà mẹ thời nay hay đưa ra để dạy dỗ con cái là: “Hãy nhìn con nhà người ta xem”, “Tại sao con nhà người ta làm được thế này mà con lại không”,... Vậy, lời nói đó có nên không?

   Hãy nhìn vào trường hợp của Mai (18 tuổi, ở Thành Phố Hồ Chí Minh), nữ sinh này thường xuyên bị mẹ so sánh với “con nhà người ta”. Ngoài học ở trường, Mai còn được mẹ đăng ký học thêm gần hết các buổi trong tuần, sau đó nữ sinh này lại phải tự học đến khuya. Mẹ em phàn nàn em không chăm chỉ học tập như “con người ta”, Mai không dám tắt điện ngủ mỗi tối. Mỗi khi mệt mỏi, nữ sinh tự tát nhiều lần vào mặt, làm đau bản thân để tỉnh táo, "cày kiến thức" dù mắt nặng trĩu để bằng bạn bằng bè.

   Đặc biệt, khi thấy con gái của đồng nghiệp đứng tốp 2 trong lớp mà con mình chỉ đứng ở tốp giữa, mẹ Mai đã không kiềm chế được cảm xúc mà mắng nhiếc và xúc phạm em. Những lời nói như dao sắc khiến Mai tổn thương, nữ sinh cầu xin mẹ đừng so sánh mình với người khác nhưng lại bị mẹ mắng rằng hỗn hào, không biết phấn đấu. Theo quan điểm của người mẹ “Tìm các tấm gương tốt để con học theo có gì xấu? Thế hệ nào cũng phải chịu được áp lực mới thành công”.

   Áp lực kéo dài khiến Mai trở nên buồn chán, thường xuyên suy nghĩ tiêu cực, không thể tập trung học tập và không còn hứng khởi với ước mơ thi đại học như trước. Nữ sinh trở nên lầm lì, xa cách và ít giao tiếp với người khác, mất ngủ kéo dài, thi thoảng bật khóc và bực tức vô cớ. Khi đi khám, Mai được chẩn đoán bị trầm cảm, phải điều trị bằng liệu pháp tâm lý, thuốc, kết hợp sinh hoạt lành mạnh.

   Tương tự, Dũng, 27 tuổi (Hà Nội), đã không dám về quê 6 tháng nay vì sợ bố mẹ hỏi đến công việc. Nguyên nhân bởi vì mẹ anh hay nhắc đến một thanh niên trong xóm bằng tuổi Dũng, làm công nghệ thông tin, lương cao, mới ra trường mấy năm đã có tiền, mua xe, mua nhà trong khi Dũng vẫn chưa có việc làm ổn định. Thậm chí, có thời điểm cuộc sống quá khó khăn quá, không có việc làm, phải vay tiền sống qua ngày, anh Dũng đã nhiều lần nghĩ quẩn. Mặc dù được nhiều người động viên là "khó khăn quá thì hãy trở về quê với gia đình" nhưng anh không thể đối mặt với bố mẹ.

   Đặc biệt, gần đây, khi tham gia một lớp dạy về cách sống, chàng trai lấy hết dũng khí để tâm sự với người mẹ thì bị bà chì chiết “Đẹp mặt chưa? Nhìn người ta đi” thay vì an ủi, chia sẻ cùng con trai.

 

Việc bị so sánh với “con nhà người ta” khiến trẻ dễ tổn thương tâm lý.

Việc bị so sánh với “con nhà người ta” khiến trẻ dễ tổn thương tâm lý.

 

   Từ đó, Dũng sinh mệt mỏi, chán nản, dần thu mình, trở nên tự ti, hay khóc thầm, tìm đến rượu bia và làm đau bản thân để giải tỏa, dần trở nên chán nản, hay nói nhảm, được bác sĩ chẩn đoán trầm cảm.

   Áp lực “con nhà người ta” mà Mai và Dũng đang phải chịu còn được gọi là áp lực đồng trang lứa (Peer pressure).  Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ:  “Áp lực đồng trang lứa là tình trạng cá nhân chịu ảnh hưởng của những người trong cùng nhóm xã hội (như cùng lứa tuổi, cùng lớp, cùng công ty,...) và phải thay đổi bản thân để phù hợp với chuẩn mực của nhóm”.

   Hiểu đơn giản hơn, nó là tình trạng một ai đó cảm thấy áp lực khi không đạt được những điều giống với bạn bè xung quanh và cố gắng thay đổi để đạt được điều đó.

 

Có nên so sánh trẻ với “con nhà người ta”?

  Hầu hết các phụ huynh đều cho rằng, việc mang con mình ra so sánh với con nhà người khác có hàm ý tích cực là thức tỉnh lòng tự trọng của đứa trẻ, qua đó vừa khích lệ, vừa nhắc nhở chúng phải cố gắng hơn để không thua bạn kém bè. Chúng ta có thể hiểu được tâm lý này của cha mẹ, vì là cha mẹ ai cũng muốn con mình tốt lên từng ngày.

   Tuy nhiên,việc phụ huynh lạm dụng điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy hoài nghi, tự ti về bản thân, cho rằng mình không đủ tốt. Về nhận thức, trẻ thường phát triển những suy nghĩ tiêu cực, tự chỉ trích và so sánh bản thân với người khác, từ đó không nhận ra hoặc đánh giá thấp những điểm mạnh của chính mình. Lâu dài, điều này khiến trẻ dễ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm và rối loạn lo âu.

 Trẻ cũng dễ trở nên nhạy cảm với hình ảnh và giá trị bản thân, ảnh hưởng đến khả năng xây dựng mối quan hệ và phát triển sự nghiệp, mất hứng thú với các hoạt động mà trước đây mình yêu thích. Khi gặp biến cố như điểm kém, thi trượt... trẻ dễ gặp cú sốc, sang chấn tâm lý, kéo dài khi trưởng thành.

   Ở khía cạnh hành vi, trẻ có thể tránh né các hoạt động xã hội, thay đổi thói quen như ngủ không đủ giấc hoặc ăn uống không điều độ. Nhiều em có những hành vi chống đối để phản kháng những áp lực của ba mẹ (đặc biệt là giai đoạn vị thành niên).

   Trên thực tế, việc so sánh con nhà mình với “con nhà người ta” ngay từ đầu đã là một so sánh khập khiễng. Bởi cuộc đời vốn không công bằng ngay sau khi mỗi đứa trẻ sinh ra, vị trí xã hội, hoàn cảnh và cách nuôi dạy của bố mẹ đều ít nhiều ảnh hưởng đến tâm sinh lý, thể chất, trí tuệ của trẻ.

 

Thay vì so sánh, cha mẹ hãy là điểm tựa để trẻ vươn lên.

Thay vì so sánh, cha mẹ hãy là điểm tựa để trẻ vươn lên.

 

Làm sao để thoát khỏi nỗi sợ “ con nhà người ta”?

Nếu bạn đang mệt mỏi vì áp lực “con nhà người ta”, dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:

Đánh giá đúng năng lực và nỗ lực của bản thân

    Mỗi người là một cá thể độc lập, có tài năng và mục đích sống riêng. Bạn hãy nhớ rằng: “Mọi sự so sánh là khập khiễng”. Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau.

    Đứng trước kỳ vọng của cha mẹ, nếu như bạn thực sự đã cố gắng hết sức, thì bạn cần phải nói với chính mình rằng bạn đã làm hết sức, bạn không có gì phải xấu hổ hay nuối tiếc cả, cũng không cần thấy tự ti về chính mình. Các bạn hãy sống là chính mình, phát huy được những thế mạnh của bản thân và khắc phục những điểm yếu.

  Nếu như bạn nhận ra bạn chưa cố gắng hết sức, năng lực của bạn hoàn toàn cho phép bạn làm tốt hơn thì hãy thử cố gắng với một tâm thế nhẹ nhàng hơn. Không phải cố gắng vì bố mẹ bắt phải cố gắng mà nỗ lực vì chính bản thân mình, xem thử nếu làm hết sức, mình có thể đi được đến đâu.

Hãy mạnh dạn đối thoại với bố mẹ

   Bạn hãy bày tỏ kỳ vọng của bản thân mình với bố mẹ, nói những gì bạn đang cảm thấy và mục tiêu mà bạn muốn trở thành. Bạn hãy chuẩn bị thật kỹ, cả về tâm lý và nội dung, để bạn có thể ngồi xuống đối diện với bố mẹ một cách chín chắn, đừng cáu gắt hay bực dọc.

Hãy chủ động chứng minh bản thân

   Sự kỳ vọng của bố mẹ, đó có thể là “bắt con học trường Y” vì cơ hội sau này dễ xin việc hơn, “bắt con đăng ký tham gia cuộc thi A, hội thi B” cũng bởi vì bố mẹ muốn con tự tin hơn và thể hiện tài năng của con cho nhiều người biết đến. Những kỳ vọng của cha mẹ thường xuất phát từ mong muốn con mình sẽ có một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai tươi sáng hơn. Vì vậy, bạn hãy chủ động chứng minh bản thân để khiến mẹ cảm thấy yên tâm hơn, đó cũng là cơ sở để bố mẹ tin tưởng bạn và định hướng bạn muốn theo đuổi hơn.

 

 Hãy chủ động chứng minh bản thân với cha mẹ.

Hãy chủ động chứng minh bản thân với cha mẹ.

 

  Thay vì so sánh trẻ với “con nhà người ta”, cha mẹ nên khuyến khích và ủng hộ những nỗ lực của con, ghi nhận sự cố gắng, ngay cả trong những việc nhỏ, để giúp trẻ cảm thấy có giá trị và tự tin hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: bệnh tâm thần

Bài viết liên quan

Phát bệnh tâm thần bởi bố mẹ gia trưởng, áp đặt

Nhiều cha mẹ tin rằng, họ sẽ áp đặt được những khuôn khổ đúng đắn cho con, con chỉ cần nghe theo là sẽ thành công và không phải vấp ngã. Điều này liệu có đúng không? Mời bạn theo dõi bài viết sau.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

Bị chồng bạo hành, tôi nên ly hôn hay tiếp tục chịu đựng

  Hai vợ chồng tôi yêu và tìm hiểu nhau 2 năm rồi mới cưới, thời gian lâu như thế nên tôi cứ ngỡ là mình đã hiểu hết về anh rồi, nhưng tới khi lấy nhau về tôi mới vỡ lẽ ra con người thật của anh.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi