Mục lục [Ẩn]
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, với các triệu chứng thường gặp như chán nản, buồn bã kéo dài, lòng tự trọng thấp, mất hứng thú với các hoạt động trước đây, rối loạn giấc ngủ,... Trong đó, tự cô lập bản thân khỏi những người xung quanh là một triệu chứng mà chúng ta cần lưu ý. Vậy tự cô lập khi bị trầm cảm nguy hiểm thế nào? Phải làm sao nếu chúng ta có người thân gặp phải tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!
Tự cô lập khi bị trầm cảm nguy hiểm thế nào?
Tại sao bệnh nhân trầm cảm lại thường tự cô lập bản thân?
Tự cô lập là hành động cố gắng tránh xa người khác, bao gồm không dành thời gian cho mối quan hệ, lảng tránh các giao tiếp xã hội và ở một mình.
Có nhiều lý do để một người có xu hướng tự cô lập bản thân, trong đó trầm cảm là một nguyên nhân thường gặp.
Các nguyên nhân khiến bệnh nhân trầm cảm thường tự cô lập bản thân mình là:
Lòng tự trọng thấp
Lòng tự trọng thấp là một triệu chứng thường gặp của bệnh trầm cảm. Triệu chứng này khiến người bệnh trầm cảm có cái nhìn tiêu cực về bản thân: Cho rằng mình kém cỏi, không xứng đáng có bạn bè hoặc là gánh nặng cho gia đình.. Những cái nhìn tiêu cực này khiến họ không đủ tự tin, không dám làm quen và giao tiếp với người khác, dẫn đến sự tự cô lập bản thân.
Các mối quan hệ cá nhân bị ảnh hưởng
Trầm cảm có thể thay đổi quan điểm của một người về cuộc sống và các mối quan hệ. Thông thường, các mối quan hệ lành mạnh thường được xây dựng trên sự tin tưởng, giao tiếp và tôn trọng lẫn nhau. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm rất dễ khiến đối phương cảm thấy bị tổn thương, ví dụ người bệnh trầm cảm thường xuyên cáu gắt, tức giận vô cớ hay không còn hứng thú với những hoạt động cả 2 thường rất thích trước kia,...
Các mối quan hệ cá nhân dần bị ảnh hưởng, trở nên xa cách cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc tự cô lập.
Tổn thương tâm lý chưa được giải quyết
Trong một số trường hợp, một người bị trầm cảm do bị tổn thương bởi những mối quan hệ trước đó. Điều này khiến họ trở nên dè dặt hơn, không dám mở lòng hay chia sẻ với những mối quan hệ khác, tự khoanh mình vào một khoảng không gian mà họ cho là an toàn.
Dấu hiệu cho thấy một người đang tự cô lập bản thân
Một số dấu hiệu cho thấy bạn hoặc người thân của bạn đang tự cô lập bản thân là:
- Từ chối các hoạt động xã hội hoặc các sự kiện thường xuyên tham gia trước đây.
- Dành nhiều thời gian ở một mình và ít hoặc không tiếp xúc với người khác.
- Hiếm khi giao tiếp với người khác, kể cả qua tin nhắn, điện thoại hoặc cuộc gọi video.
- Thiếu các kết nối có ý nghĩa, từ chối gần gũi, thân mật với người khác.
- Nhạy cảm quá mức với các kích thích từ môi trường.
Tự cô lập khi bị trầm cảm nguy hiểm thế nào?
Có thể nói, sự cô lập và trầm cảm có mối quan hệ hai chiều. Sự cô lập có thể làm thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh trong não, góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm. Sự hỗ trợ xã hội kém khiến mọi người khó kiểm soát căng thẳng hơn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trầm cảm, gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và hạnh phúc.
Những người bị cô lập về mặt xã hội, dù là vô tình hay cố ý thì đều có nhiều khả năng lạm dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy để tự xoa dịu bản thân và ít hài lòng với cuộc sống của mình hơn, thầm chí dẫn đến các hành vi tự hại, tự tử.
Những người tự cô lập bản thân có nhiều khả năng lạm dụng chất gây nghiện.
Phải làm gì khi người thân tự cô lập bản thân vì trầm cảm?
Nếu người thân của bạn đang có những dấu hiệu tự cô lập bản thân vì trầm cảm, đừng để mặc cho điều đó xảy ra. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để giúp đỡ người thân bạn:
Hãy cố gắng giao tiếp với họ
Việc tiếp cận và nói chuyện với một người đang tự cô lập bản thân vì trầm cảm không phải là một điều dễ dàng. Tuy nhiên, đây là điều cần làm. Bạn không biết phải nói gì? Không sao cả, bạn chỉ cần là một người biết lắng nghe. Bạn hãy nói với bạn bè hoặc người thân đang bị trầm cảm rằng, bạn lo lắng quan tâm đến họ và bạn muốn lắng nghe, giúp đỡ họ.
Khi họ chia sẻ, bạn hãy lắng nghe một cách tích cực, nghiêm túc, thể hiện sự đồng cảm. Bạn đừng vội phủ nhận hoặc gạt phắt đi những chia sẻ của họ, cũng đừng cố gắng khuyên những câu sáo rỗng, bởi chưa chắc họ đã muốn nghe những lời khuyên đó.
Đưa họ ra khỏi nhà
Việc ra khỏi nhà sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho những người đang phải chiến đấu với căn bệnh trầm cảm, bạn hãy giúp họ thực hiện điều đó. Bạn có thể lên kế hoạch đón người thân của mình và đưa họ đi làm những điều gì đó nhẹ nhàng, đơn giản như đi bộ quanh khu nhà, hoặc đến công viên.
Bạn đừng ép người thân của bạn phải đến nơi có quá nhiều người hoặc làm quá nhiều việc. Một bữa tiệc hoặc một nhà hàng ồn ào rất dễ khiến họ cảm thấy quá sức. Hãy làm một điều gì đó đơn giản và dễ dàng, giúp họ thoát ra khỏi vùng an toàn của mình và bắt đầu tương tác với người khác, kể cả chỉ là một người.
Giúp họ kết nối với người khác
Bất kỳ loại kết nối xã hội nào mà bạn giúp người thân hay bạn bè của mình tạo ra với người khác đều có lợi. Ví dụ: Gặp mặt một vài người bạn mới, tìm đến các nhóm hỗ trợ cho bệnh trầm cảm,...
Nếu họ chưa sẵn sàng cho bước đó, bạn hãy thử một số kết nối dễ dàng hơn. Ví dụ: Giúp họ kết nối với một người bạn khác hoặc một thành viên gia đình. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy an toàn hơn khi mở lòng.
Tránh xa các thói quen không lành mạnh - Đẩy mạnh các thói quen lành mạnh
Một điều quan trọng khác khi có người thân bị trầm cảm là bạn cần phải giúp họ tránh xa các thói quen không lành mạnh như: Ăn uống không điều độ, sử dụng chất gây nghiện, ít hoạt động thể chất,... Những thói quen này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bạn hãy cố gắng giúp họ đẩy mạnh các thói quen tốt như:
- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Hãy nấu cho họ một chế độ ăn đa dạng và cân đối, bao gồm nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein lành mạnh như thịt cá, thịt gia cầm, các loại đậu và hạt.
- Khuyến khích họ vận động thể dục thể thao: Chỉ cần thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe,... mỗi ngày 30 phút đã mang lại những lợi ích rất lớn cho sức khỏe cả tinh thần và thể chất.
- Chú ý đến giấc ngủ: Tạo cho họ một môi trường ngủ thoáng đãng và yên tĩnh, tránh tiếp xúc với thiết bị điện tử và hướng dẫn được thực hiện các thói quen thư giãn trước khi đi ngủ.
- Cho họ sử dụng BoniBrain: Với thành phần từ các loại thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp làm tăng hormone hạnh phúc, giảm các cảm xúc tiêu cực, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, vui vẻ, giúp ngủ ngon, tăng năng lượng.
Sử dụng BoniBrain của Mỹ giúp cải thiện trầm cảm.
Khuyến khích họ điều trị trầm cảm
Khi các triệu chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh thì việc điều trị là cần thiết. Bạn hãy giúp họ tìm các cơ sở uy tín và cổ vũ họ đến với cuộc hẹn đầu tiên. Nếu thấy người thân của mình có xu hướng khép kín và tránh né các cuộc trị liệu, bạn hãy động viên họ tham gia đầy đủ.
Tự cô lập xã hội là một triệu chứng nguy hiểm của bệnh trầm cảm, ngăn cản bệnh nhân tìm đến sự giúp đỡ cần thiết. Vì vậy, nếu thấy người thân của bạn đang có xu hướng tự cô lập bản thân vì trầm cảm, bạn hãy chú tâm, hỗ trợ, ở bên để giúp đỡ họ chiến đấu với căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập