Mục lục [Ẩn]
Khi mắc rối loạn lo âu, trầm cảm, bác sĩ thường chỉ định các thuốc chống trầm cảm, an thần cho bệnh nhân. Chúng mang lại tác dụng nhanh, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng về thể chất. Tuy nhiên, kèm theo đó là hàng loạt tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là hội chứng cai thuốc. Nó khiến người bệnh bứt rứt, khó chịu, dần trở thành “con nghiện” thuốc lúc nào không hay.
Dùng thuốc chống trầm cảm, nhiều người trở thành “con nghiện”
Dùng thuốc chống trầm cảm, nhiều người trở thành “con nghiện”
Theo ICD-10 (Phiên bản thứ 10 của Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan của Tổ chức Y tế Thế giới), trầm cảm là bệnh tâm lý đặc trưng bởi các triệu chứng như: Buồn rầu, giảm sự quan tâm thích thú, mệt mỏi, mất tự tin vào bản thân, bi quan, giảm sự tập trung chú ý, có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, có ý tưởng và hành vi tự sát…
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính có khoảng 340 triệu người trên thế giới mắc trầm cảm và ít nhất 15% dân số có biểu hiện trầm cảm rõ rệt ở một giai đoạn nào đó trong cuộc sống. Năm 2000, trầm cảm đứng thứ tư trong 15 bệnh gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu, dự đoán năm 2030 sẽ lên vị trí thứ nhất.
Thuốc chống trầm cảm là biện pháp thường được áp dụng cho người bệnh có triệu chứng vừa và nặng. Chúng hoạt động bằng cách thay đổi nồng độ các dẫn truyền thần kinh và ảnh hưởng đến hoạt động của các chất này. Khi sử dụng thuốc lâu dài, cơ thể sẽ dần quen với tác dụng của thuốc. Theo đó, nếu người bệnh ngừng đột ngột, các triệu chứng của hội chứng cai thuốc sẽ xuất hiện, chẳng hạn như:
- Mệt mỏi, đau nhức cơ thể, nhức đầu, ớn lạnh.
- Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và nôn, co thắt dạ dày, đau dạ dày, tiêu chảy, chán ăn.
- Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, khi ngủ mơ thấy những giấc mơ kỳ lạ hoặc gặp ác mộng, không muốn ngủ.
- Cảm giác chóng mặt, choáng váng, mất khả năng phối hợp, cảm thấy bồn chồn và không thể ngồi yên.
- Tâm trạng lo lắng, thay đổi thất thường, dễ bị kích động, cáu kỉnh, khó tập trung, có ý định tự tử…
Để tránh những triệu chứng đó hành hạ, người bệnh lại tìm đến sử dụng các thuốc chống trầm cảm. Họ tự biến mình thành “con nghiện” từ lúc nào không hay.
Hội chứng cai thuốc khiến người bệnh khổ sở
Chẳng hạn như trường hợp nam thanh niên tên Võ, làm việc ở Hà Nội. Từ năm 2018, anh sinh hoạt không điều độ, hay thức đêm câu cá nên bị mất ngủ. Anh đã đi khám, được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu, trầm cảm. Bác sĩ kê thuốc cho anh uống trong 6 tháng.
Thời gian đầu dùng thuốc, anh thấy ăn ngủ tốt, người tăng cân. Thế nhưng đến tháng thứ 4, anh cảm thấy bản thân kém nhạy bén, mất cảm xúc nên có xin bác sĩ ngừng thuốc. Lúc này, anh Võ đã nhận ra mình trở thành “con nghiện” từ lúc nào không hay. Khi thiếu thuốc, anh bị mất ngủ trở lại, kèm theo trào ngược dạ dày, huyết áp thất thường, có lúc tụt xuống còn 58-80 mmHg.
Vì quá khó chịu, anh Võ lại tìm đến thuốc. Vòng luẩn quẩn bỏ thuốc rồi uống thuốc bắt đầu từ đây. Về sau, sức khỏe và tinh thần của anh sa sút nghiêm trọng, phải nhập viện để điều trị. Bác sĩ nói, anh phải uống thuốc an thần cả đời.
Một trường hợp khác là anh Phong ở Hải Phòng. 15 năm trước, anh cũng được chẩn đoán bị trầm cảm. Anh còn mắc thêm bệnh tiểu đường, dạ dày do tác dụng phụ của thuốc gây ra nhưng vẫn chưa thể ngưng thuốc vì hội chứng "cai thuốc". Anh chia sẻ: “Nếu được lựa chọn lại việc uống thuốc chống trầm cảm, tôi sẽ không bao giờ uống.”
Như vậy, thuốc chống trầm cảm là con dao hai lưỡi. Nếu sử dụng không đúng cách, chúng sẽ gây rất nhiều tác dụng phụ, khiến người bệnh lệ thuộc nghiêm trọng. Thực tế ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh trầm cảm còn có nhiều hướng điều trị khác an toàn hơn cho sức khỏe.
Hướng đi an toàn cho người bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu là gì?
Hướng đi an toàn cho người bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu
Trầm cảm, rối loạn lo âu bắt nguồn từ chính tâm lý của người bệnh. Vì vậy, để vượt qua chúng, nguyên tắc vàng là giải quyết nút thắt tâm lý đó. Để làm được điều này, người bệnh cần kết hợp giữa các biện pháp bao gồm:
Trị liệu tâm lý
Đây là phương pháp điều trị bao gồm các kỹ thuật khác nhau được thực hiện bằng cách giao tiếp để cải thiện vấn đề về cảm xúc, nhận thức và hành vi cho người bệnh.
Trị liệu tâm lý giúp người bệnh giải tỏa được nỗi lòng, bộc lộ những suy nghĩ và cảm xúc kìm nén từ lâu. Đồng thời, chuyên gia sẽ hướng dẫn họ cách kiểm soát căng thẳng, kỹ năng đối phó với những áp lực, khó khăn trong cuộc sống.
Qua đó, người bệnh có thể dễ dàng hòa nhập trở lại với xã hội, nhận thức đúng giá trị của bản thân và tạo động lực học tập nhằm nâng cao năng lực, sự tự tin, lòng tự trọng. Đặc biệt, trị liệu tâm lý rất an toàn, giải quyết tận gốc nguyên nhân dẫn đến vấn đề tâm lý, phù hợp với mọi đối tượng.
Các kỹ thuật tâm lý trị liệu rất đa dạng. Tùy từng trường hợp cụ thể, chuyên gia sẽ lựa chọn liệu pháp phù hợp, chẳng hạn như:
- Liệu pháp nhận thức hành vi CBT
- Liệu pháp tiếp xúc
- Liệu pháp hành vi biện chứng
- Liệu pháp phân tâm học
- …
Duy trì lối sống lành mạnh
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng: Bạn nên ăn những đa dạng các loại thực phẩm, đồ tươi sạch, nhiều màu sắc. Ngoài ra, bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin nhóm B, lợi khuẩn, thực phẩm chứa tryptophan, magie, kẽm…; hạn chế ăn các thực phẩm siêu chế biến, thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm không đảm bảo.
- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...
- Tập thể dục thể thao, rèn luyện thể chất ít nhất 30 phút/ ngày
Bạn nên duy trì tập thể dục thể thao mỗi ngày
- Tắm nắng: Ánh nắng mặt trời tự nhiên sẽ giúp sản sinh hormone melatonin, giúp điều hòa nhịp sinh học, giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, việc phơi nắng cũng giúp bạn giải tỏa căng thẳng, stress, kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc serotonin và dopamin.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp bạn khỏe khoắn hơn, tỉnh táo hơn và có tâm trạng tốt hơn vào ngày hôm sau. Bạn nên đi ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm.
- Kiểm soát tốt căng thẳng. Bạn có thể thử một số kỹ thuật thư giãn như ngồi thiền, tập yoga,...
Bổ sung sản phẩm BoniBrain của Mỹ
BoniBrain là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên bao gồm:
- Cây rễ vàng: Giúp tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, giảm tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, tăng năng lượng cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy cây rễ vàng giúp kích thích tăng tiết cả serotonin và dopamine trong cơ thể. Từ đó, thảo dược này tạo cảm giác hạnh phúc, giảm căng thẳng thần kinh cho người dùng.
- L-Tryptophan, Vitamin B3, Vitamin B6: Giúp cơ thể tăng tiết serotonin và tham gia vào quá trình tổng hợp serotonin. Ngoài ra, L - Tryptophan còn giúp giảm bớt các triệu chứng của hội chứng cai thuốc và các loại vitamin nhóm B giúp cải thiện tâm trạng khi ngừng thuốc.
- L- Phenylalanine, L-Tyrosine, Vitamin C, Vitamin B9, Vitamin B12: Giúp tăng tiết dopamin, tham gia vào quá trình tổng hợp dopamin trong cơ thể.
- Các chất khác: Trimethylglycine (TMG), kẽm, magie.
Nhờ những thành phần trên, BoniBrain giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Bạn chỉ cần sử dụng đúng liều, đủ liệu trình, chỉ sau 1-2 tuần, tâm trạng và giấc ngủ của bạn đã có cải thiện tốt.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết thêm thông tin về thuốc chống trầm cảm. Nếu lạm dụng chúng, bạn sẽ rất khó bỏ thuốc. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên lựa chọn thêm các biện pháp khác an toàn hơn để vượt qua căn bệnh tâm lý này. Nếu cần tư vấn gì, bạn hãy liên hệ với chuyên gia theo số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính để được giúp đỡ nhanh nhất!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập