Sống chung với mẹ chồng: Nguyên nhân quan trọng khiến phụ nữ bị trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

   Sống chung với mẹ chồng có thể coi là một trong những thử thách lớn nhất mà một người phụ nữ mới làm dâu phải đối mặt. Một số họ được quan tâm, được san sẻ và có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Nhưng đáng buồn thay, rất nhiều nàng dâu khác không được may mắn như vậy. Trải nghiệm đó được họ ví như là “địa ngục”, sẵn sàng đẩy họ đến bờ vực của trầm cảm bất cứ lúc nào.

 

 

Tại sao nhiều cặp vợ chồng trẻ lựa chọn sống chung với mẹ chồng?

   Rất nhiều cặp vợ chồng trẻ sau khi kết hôn, họ lựa chọn thuê nhà để có một cuộc sống tự do và thoải mái. Sau vài năm, họ quyết định thực hiện một trong những khoản đầu tư quan trọng nhất của cuộc đời: mua một ngôi nhà để biến nó thành tổ ấm mãi mãi của họ.

   Nhưng nếu tài chính của bạn không được như vậy, thì một số cặp đôi đã lựa chọn phương án mà họ cho là khả thi nhất đó là chuyển đến ở với bố mẹ chồng. Về mặt kinh tế, đó là một bước đi thông minh vì bạn đã giảm bớt được một khoản chi phí rất lớn cho việc thuê nhà. Bạn sẽ có thêm tiền tiết kiệm cho những dự định lớn hơn của hai vợ chồng trong tương lai.

   Nhưng về mặt tình cảm, sống chung với mẹ chồng có thể ảnh hưởng đến bạn. Nó ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ hoặc hành vi của bạn. Gần như không có sự riêng tư, thân mật và quyền làm bất cứ điều gì hai vợ chồng mong muốn. Sau một khoảng thời gian, những hạn chế đó sẽ trở thành một nỗi đau. Bạn bắt đầu cảm nhận được nó trong cơ thể mình. Vai bạn trĩu nặng, tim bạn thắt lại, bụng bạn trống rỗng.

   Trải nghiệm sống chung với mẹ chồng của mỗi cặp vợ chồng là khác nhau. Một số người được yêu thương, thấu hiểu, tôn trọng quyền riêng tư - trong khi những người khác lại không nhận được sự đồng cảm, bị phán xét, bị chỉ trích và cảm thấy không được chào đón trong căn nhà này.

 

Dấu hiệu của một mẹ chồng độc hại

Mẹ chồng không tôn trọng ranh giới của bạn

   Lựa chọn sống chung với mẹ chồng có thể không được như bạn mong đợi. Dấu hiệu đầu tiên bạn nhận thấy là mẹ chồng cố tình phớt lờ những ranh giới mà bạn đã đặt ra trong mối quan hệ giữa hai người.

   Mẹ chồng không chỉ xuất hiện không báo trước trong các cuộc đối thoại giữa bạn và chồng mà còn có thể phớt lờ hoàn toàn những tín hiệu bằng lời nói của bạn rằng đã đến lúc bà ấy phải rời đi.

   Hoặc mẹ chồng có thể làm những việc mà bà ấy không có quyền làm, chẳng hạn như xem trộm email, đọc trộm tin nhắn hay nghe lén các cuộc trò chuyện của bạn.

 

 

Mẹ chồng hay phán xét

   Một mẹ chồng độc hại sẽ đánh giá mọi hành động và tận dụng mọi cơ hội để chỉ trích bạn. Những hành vi đơn giản như đảo mắt hoặc thở dài có thể được coi là dấu hiệu cho thấy bà ấy không tán thành với một quyết định hay một lời nói nào đó của bạn.

   Nhận xét về ngôi nhà - “nơi này thật bừa bộn” hoặc cách bạn chăm con - “ai mà chả làm mẹ, có gì to tát đâu”. Những lời nói đại loại như vậy là cách mà mẹ chồng có thể hạ thấp phẩm giá bạn và khiến bạn cảm thấy việc sống chung với mẹ chồng thật ngột ngạt.

Mẹ chồng khăng khăng mình luôn đúng

   Một bà mẹ chồng độc đoán có xu hướng tự tin thái quá sẽ luôn khẳng định mình đúng trong mọi tình huống, bất chấp sự phản đối hay phân tích từ bạn, chồng bạn hoặc cả bố chồng bạn.

Mẹ chồng ép bạn phải làm những gì bà ấy muốn

   Bạn cũng có thể nhận thấy mẹ chồng của mình thường xuyên sử dụng các từ “nên” hoặc “phải” trong những lời đề nghị với bạn. Đây là một cách để bà ấy khẳng định quyền lực của mình trong căn nhà.

Biện minh

   Để biện minh cho tất cả những hành vi độc đoán và kiêu ngạo của mình, mẹ chồng có thể giải thích rằng bà hành động như vậy vì bà quan tâm đến cuộc sống hôn nhân của vợ chồng bạn.

   Đó là những biểu hiện cho thấy bạn đang có một mối quan hệ độc hại với mẹ chồng mình. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tâm thần và cuộc sống hôn nhân của bạn.

 

Sống chung với mẹ chồng độc hại ảnh hưởng tới bạn như thế nào?

Cầu toàn

   Việc thường xuyên bị mẹ chồng chỉ trích, không được công nhận những nỗ lực, ngay cả khi bạn đã đáp ứng mọi kỳ vọng mà bà ấy đặt ra trước đó có thể thúc đẩy sự phát triển của khuynh hướng tính cách cầu toàn độc hại.

Lòng tự trọng thấp

   Những lời chỉ trích liên tục từ mẹ chồng có thể dễ dàng dẫn đến việc giảm lòng tự trọng và gia tăng việc tự phán xét. Bạn bắt đầu đặt câu hỏi về bản thân mình và dẫn đến cảm giác tuyệt vọng, chán ghét chính mình.

Ảnh hưởng đến hôn nhân của bạn

   Sống chung với mẹ chồng độc hại cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của bạn và chồng. Đặc biệt khi chồng bạn có cùng quan điểm với mẹ chồng. Anh ta nói rằng bạn đang quá khắt khe với mẹ và kiên quyết phớt lờ hoặc bảo vệ những hành vi của bà ấy.

   Điều này dẫn đến sự oán giận lẫn nhau và rạn nứt trong hôn nhân.

 

Sống chung với mẹ chồng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hôn nhân của bạn

Sống chung với mẹ chồng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hôn nhân của bạn

 

Ảnh hưởng đến con bạn

   Nếu bạn đã có con, việc phải chứng kiến mâu thuẫn giữa bạn và mẹ chồng, chứng kiến cãi vã giữa bố và mẹ mình sẽ là một trải nghiệm cực kỳ xấu với một đứa trẻ. Con bạn sẽ hình thành những suy nghĩ lệch lạc về bạn, về chồng bạn hoặc mẹ chồng bạn. Lâu dài, điều đó cũng dẫn đến những nét tính cách tiêu cực cho con bạn, chẳng hạn như nhút nhát, bạo lực hay lạm dụng chất kích thích…

   Xin mời bạn theo dõi bài viết: Việc chứng kiến bạo lực gia đình ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Bệnh lý rối loạn tâm thần

   Nghiêm trọng hơn cả, việc sống cùng mẹ chồng độc hại khiến bạn cảm thấy bản thân bị cô lập. Những căng thẳng quá mức trong cuộc sống thường ngày sẽ thúc đẩy sự hình thành của các bệnh lý tâm thần nghiêm trọng như rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Sống chung với mẹ chồng: Đối phó như thế nào?

   Đối phó với mẹ chồng độc hại là một điều khó khăn, nhưng vẫn có một số cách lành mạnh để thực hiện điều đó.

Đặt ranh giới

   Thiết lập ranh giới là chìa khóa xây dựng bất kỳ một mối quan hệ lành mạnh nào, và mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng không phải ngoại lệ.

   Bạn cần thẳng thắn và kiên quyết chia sẻ sự mong đợi của bạn ở mẹ chồng mình, chẳng hạn như khi nào bà ấy có thể can thiệp vào những vấn đề cá nhân của bạn.

Xem xét những lý do đằng sau hành vi của mẹ chồng

   Hiểu lý do đằng sau hành vi của mẹ chồng là một cách để bạn có thể đồng cảm với bà ấy. Mặc dù bạn không muốn làm như vậy, nhưng trong nhiều trường hợp, điều đó có thể giúp hai người hiểu nhau hơn, củng cố mối quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu.

 

Trò chuyện thẳng thắn với mẹ chồng có thể là cách để hai người hiểu nhau hơn

Trò chuyện thẳng thắn với mẹ chồng có thể là cách để hai người hiểu nhau hơn

 

Ngừng cố gắng đáp ứng mong đợi của mẹ chồng

   Cố gắng đáp ứng những kỳ vọng của mẹ chồng là bạn đang tạo điều kiện để họ khẳng định vị thế của mình, họ sẽ không ngừng hành vi của họ lại, thậm chí chúng sẽ càng trở nên quá quắt hơn.

   Thay vì làm điều đó, hãy tập trung vào những gì bạn “cần” và bạn “muốn” trong cuộc sống của mình. Hãy làm những gì bạn biết là sẽ tốt nhất cho gia đình về lâu dài.

Chia sẻ với chồng

   Giao tiếp cởi mở và trung thực với chồng của bạn là biện pháp cực kỳ quan trọng khi đối phó với mẹ chồng độc hại. Hãy đảm bảo rằng cả hai bạn đã thảo luận về ranh giới của mình khi giải quyết các vấn đề với mẹ chồng.

   Có thể chồng bạn không thoải mái với những gì bạn nói về mẹ anh ấy. Hoặc, bạn cũng có thể khó chịu với cách mà anh ấy bảo vệ mẹ mình. Nhưng hãy nói chính xác những gì bạn cần để người kia hỗ trợ bạn.

   Xin mời bạn theo dõi bài viết: Liệu pháp cặp đôi - Giải pháp cứu vãn cuộc hôn nhân đang dần đi đến đổ vỡ.

Tránh mặt

   Nếu mọi biện pháp trên không phát huy hiệu quả, hãy cân nhắc tới việc dọn ra ở riêng, thậm chí là thuê nhà. Nhưng nếu điều kiện tài chính không cho phép, hãy cố gắng hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với mẹ chồng bạn hoặc cân nhắc tới những biện pháp khác cứng rắn hơn.

   Khi việc sống chung với mẹ chồng là quá sức để bạn có thể tự đương đầu, có lẽ đã đến lúc bạn cần chia sẻ câu chuyện của mình hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia. Hãy liên hệ tới tổng đài 0243.760.6666 để tìm được giải pháp tốt nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tìm hiểu bệnh hoang tưởng ghen tuông trong tình yêu

Tìm hiểu bệnh hoang tưởng ghen tuông trong tình yêu.

Làm sao để đối phó với tình trạng ghen tuông mù quáng?

Ghen tuông mù quáng là một dạng ghen tuông cực đoan, phi lý và tác động nghiêm trọng đến các mối quan hệ của một cá nhân. Tình trạng này vượt qua giới hạn của những điều bình thường...      

9 lời khuyên để có cuộc hôn nhân hạnh phúc

Chỉ kết hôn với người bạn yêu thích, người tôn trọng bạn, luôn chia sẻ với đối phương mọi việc… là những lời khuyên giúp bạn có hôn nhân hạnh phúc.

Bố mẹ khinh thường con cái: Nguyên nhân, hệ lụy và cách vượt qua

Nhiều trường hợp bố mẹ khinh thường con cái từ nhỏ, khiến người con bị tổn thương, mặc cảm, tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm lý trong tương lai. 

Cách xử lý mâu thuẫn vợ chồng, giảm nguy cơ hôn nhân đổ vỡ

Bình tĩnh cùng nhau ngồi lại xem xét vấn đề hoặc đặt mình vào vị trí của đối phương… là cách xử lý mâu thuẫn vợ chồng, phòng ngừa hôn nhân đổ vỡ.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Trầm cảm, sụp đổ vì sự ra đi của con

Tôi cứ đi vật vờ ngoài đường một cách vô định, trong đầu chỉ ngập tràn hình ảnh của Hương con gái tôi, sự nhớ nhung, yêu thương và cảm mặc cảm tội lỗi khiến tôi chỉ muốn biến mất khỏi cuộc đời này.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi