Gia đình không tin người thân của họ bị mắc bệnh trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi thấy bản thân có những triệu chứng của bệnh trầm cảm như lo âu, buồn bã kéo dài hoặc cảm thấy mình vô dụng, có suy nghĩ muốn tự tử, nhiều người đã cố gắng chia sẻ nó với người thân, bạn bè hoặc những người mình tin tưởng. Tuy nhiên, điều họ nhận lại không phải là sự sẻ chia, giúp đỡ mà là sự nghi ngờ. Gia đình cho rằng họ đang làm quá mọi việc.

 

Người nhà nói tôi “làm quá” khi muốn đi khám trầm cảm.

Người nhà nói tôi “làm quá” khi muốn đi khám trầm cảm.

 

Gia đình không tin tôi bị mắc bệnh trầm cảm

   “Gia đình không tin tôi bị mắc bệnh trầm cảm, họ cho rằng tôi đang làm quá lên” - Đó là vấn đề mà nhiều bệnh nhân trầm cảm đang gặp phải.

   Nói về vấn đề này, Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý Phan Thị Hoài Yến, Khoa Tâm thể, Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) có chia sẻ về trường hợp một học sinh cấp 3 cùng mẹ đến khám tâm lý.

   Trong buổi tư vấn, học sinh này đã mở lòng và chia sẻ những vấn đề em đang gặp, những áp lực em đang phải chịu đựng và cả suy nghĩ đã từng muốn tự tử của em. Tuy nhiên, người mẹ ngồi bên cạnh lại liên tục cằn nhằn và than phiền rằng con mình đang phóng đại mọi thứ lên. Thậm chí, bà còn cho rằng chuyên gia tâm lý đã mồi suy nghĩ tiêu cực này vào đầu con mình. Chứng kiến tình huống này, chị Yến nhận xét “Tôi nghĩ đứa trẻ ở nhà chắc hẳn đã rất cô đơn vì không thể chia sẻ”.

   Tình huống này không hề hiếm gặp. Chia sẻ với chúng tôi, chị Trần Thị Loan ( thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: Sau khi sinh con trong dịch COVID, chị thường xuyên thấy căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài và dễ bị kích động. Mặc dù được đồng nghiệp khuyên đi khám nhưng chị vẫn chần chừ. Đến khi các suy nghĩ rằng bản thân vô dụng chiếm lấy tâm trí thì chị Loan mới quyết định đi khám tâm lý.

   Tuy nhiên, quyết định của chị Loan lại không nhận được sự ủng hộ của chồng. Anh không tin rằng chị bị trầm cảm và cho rằng chị đang làm quá lên.

 

Hệ lụy từ việc thiếu sự lắng nghe của gia đình

   Thiếu sự đồng cảm, lắng nghe từ gia đình khiến việc điều trị của bệnh nhân trầm cảm trở nên khó khăn hơn. Các nguyên nhân có thể kể đến là:

Bệnh nhân không tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời

    Người mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu hay các rối loạn tâm thần khác rất cần được những người thân giúp đỡ để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, cách nhìn nhận chưa đúng đắn của một bộ phận xã hội khiến họ gặp nhiều khó khăn. Những định kiến từ gia đình với bệnh trầm cảm khiến bệnh nhân không dám cởi mở nói về vấn đề của mình, thậm chí có nhiều người không muốn chấp nhận mình bị trầm cảm. Theo một nghiên cứu cắt ngang trên 139 bệnh nhân trầm cảm tại phòng khám Tâm thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho thấy:

  • 50% bệnh nhân phủ nhận mình đang bị trầm cảm.
  • 10% bệnh nhân phủ nhận hoàn toàn mình đang bị mắc bệnh.

   Điều này dẫn tới việc tiếp cận các dịch vụ y tế không được kịp thời, làm giảm hiệu quả điều trị, có thể dẫn tới các hậu quả đáng tiếc, thậm chí là tự tử.

 

Không tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời làm giảm hiệu quả điều trị.

Không tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời làm giảm hiệu quả điều trị.

 

Ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị

   Theo một nghiên cứu được công bố tại Hội nghị khoa học tâm thần toàn quốc năm 2023: Những người bệnh được cung cấp thông tin về bệnh, được hỗ trợ về cảm xúc và hành vi sẽ ứng phó tốt hơn với bệnh lý của mình. Cụ thể, sau 6 tháng điều trị, bệnh nhân trầm cảm dùng phương pháp phối hợp thuốc và giáo dục tâm lý có tỷ lệ đáp ứng điều trị cao gấp 3,3 lần so với bệnh nhân chỉ điều trị bằng thuốc đơn thuần.

   Do đó, khi bệnh nhân không nhận được sự chia sẻ và hỗ trợ từ người nhà và không có cái nhìn đúng đắn về bệnh, hiệu quả điều trị sẽ giảm xuống rất nhiều.

   Hơn nữa, việc không được đồng cảm và sẻ chia sẻ khiến bệnh nhân cảm thấy mình đang bị cô lập, không được yêu thương. Điều này khiến tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn.

 

Tăng hiểu biết để giảm kỳ thị

   Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi cảm giác trống rỗng, buồn bã và mất hứng thú dai dẳng. Từ đó, bệnh nhân sẽ có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực.

   Đây đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, quan hệ xã hội, giao tiếp, công việc và học tập. Cụ thể, tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14,2%, trong đó trầm cảm chiếm 2,45%. Tỷ lệ tự sát trong năm 2015 là 5,87 trên 100.000 dân.

   Theo báo cáo mới được công bố nhân ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, không có căn bệnh nào mà người dân sợ bị kỳ thị và thành kiến như các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

   Đơn cử như Việt Nam, người có vấn đề sức khỏe tâm thần thường bị xem là “điên”, “khùng” thậm chí là “thần kinh”. Lối sống, cách sống của gia đình bệnh nhân cũng bị những người xung quanh lôi ra để đàm tiếu, phê phán. Vì vậy, người dân thường có khuynh hướng giấu bệnh và chỉ tiếp cận với các dịch vụ y tế khi tình trạng rất nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống.

 

 Nhiều người giấu bệnh vì sợ người khác soi mói, bàn tán.

Nhiều người giấu bệnh vì sợ người khác soi mói, bàn tán.

 

   Do đó, việc xây dựng nhận thức đúng đắn về bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác là vô cùng quan trọng. Theo các chuyên gia, cần tăng cường truyền thông và giáo dục về vấn đề sức khỏe tâm thần tới người dân và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và giảm kỳ thị. Người bệnh cũng nhận biết sớm được các dấu hiệu của bệnh để thăm khám và phòng ngừa kịp thời, cởi mở hơn trong việc chia sẻ tình trạng của mình, ngăn ngừa các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

 

Người nhà nên làm gì khi người thân chia sẻ về vấn đề tâm lý của mình?

   Khi người thân hoặc bạn bè của bạn chia sẻ rằng họ đang gặp vấn đề về tâm lý thì điều này có nghĩa rằng họ tin tưởng và rất cần sự hỗ trợ của bạn. Lúc này, bạn nên làm những điều sau:

  • Lắng nghe và thể hiện sự quan tâm với họ: Bạn hãy cho người bệnh biết bạn luôn ở đó và sẵn lòng giúp đỡ họ. Khi họ chia sẻ, bạn hãy lắng nghe một cách tích cực, nghiêm túc, thể hiện sự đồng cảm. Bạn đừng vội phủ nhận hoặc gạt phắt đi những chia sẻ của họ, cũng đừng cố gắng khuyên những câu sáo rỗng, bởi chưa chắc họ đã muốn nghe những lời khuyên đó.
  • Giúp đỡ họ tìm kiếm nguồn hỗ trợ: Nhiều người khi bị trầm cảm không biết tìm sự giúp đỡ, tư vấn ở đâu, đặc biệt là những bệnh nhân ở lứa tuổi thanh thiếu niên.  Do đó, bạn nên đề nghị giúp họ xem xét các nơi tư vấn uy tín và cổ vũ họ đến với cuộc hẹn đầu tiên, đây là bước rất quan trọng.
  • Động viên và hỗ trợ họ trong quá trình trị liệu: Do sự bất ổn trong cảm xúc của bệnh nhân, việc điều trị trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý có thể gián đoạn bất cứ lúc nào. Nếu thấy người thân của minh có xu hướng khép kín và tránh né các cuộc trị liệu, bạn hãy động viên họ tham gia đầy đủ.
  • Đề nghị giúp đỡ trong các công việc hàng ngày: Đôi khi, việc duy trì các công việc hàng ngày có thể quá sức với người bị trầm cảm. Lúc này, bạn có thể chủ động đề nghị giúp đỡ bằng cách hỏi: “Hôm nay bạn/ con có cần giúp điều gì không?”.
  • Hãy kiên nhẫn: Việc điều trị trầm cảm và các vấn đề tâm lý là một quá trình kéo dài. Thậm chí, ngay cả khi điều trị thành công, không phải lúc nào bệnh cũng có thể “khỏi hoàn toàn”. Do đó, bạn hãy nên kiên nhẫn đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình điều trị.

 

 Hãy nghiêm túc lắng nghe và đồng cảm với họ.

Hãy nghiêm túc lắng nghe và đồng cảm với họ.

 

   Việc nhận được đồng cảm, chia sẻ và hỗ trợ từ những người thân yêu là rất quan trọng với bệnh nhân trầm cảm và những người bị mắc các vấn đề tâm thần khác. Khi người thân hoặc bạn bè của mình chia sẻ các vấn đề tâm lý của mình, bạn có thể tham khảo và áp dụng những lời khuyên trong bài này. Nếu cần được giúp đỡ, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760. 6666. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: bệnh trầm cảm

Bài viết liên quan

Những điều cần làm khi cảm thấy mất hứng thú với mọi thứ

Mất hứng thú với mọi thứ, ngay cả với những điều trước đây từng yêu thích là triệu chứng điển hình của bệnh trầm cảm. Để hiểu rõ hơn về tình trạng mất hứng thú và cách đối phó hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

Bệnh trầm cảm có di truyền không?

Bệnh trầm cảm có di truyền không? Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất gây ra…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi