Mục lục [Ẩn]
Thông thường, cảm giác tội lỗi sẽ xuất hiện khi bản thân cảm thấy mình gây ra lỗi lầm nào đó. Đây là cảm xúc tự nhiên của con người. Nó sẽ nhanh chóng qua đi khi bạn xin lỗi và nhận được sự tha thứ của người khác. Thế nhưng, nếu cảm giác tội lỗi cứ mãi hiện hữu, cản trở hoạt động hằng ngày thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo vấn đề tâm lý nghiêm trọng, điển hình là trầm cảm.
Cảm giác tội lỗi quá mức là dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm
Vì sao có cảm giác tội lỗi?
Những nguyên nhân khiến bạn xuất hiện cảm giác tội lỗi bao gồm:
- Tâm lý lo lắng, sợ hãi: Cảm giác tội lỗi thường không xuất hiện ngay khi xảy ra một sự việc nào đó, mà sẽ hình thành cách đấy một khoảng thời gian. Chúng ta hay nghĩ về những điều mà bản thân đã làm và tự đặt ra câu hỏi cho các sự cố. Tâm trạng lo lắng quá mức khiến chúng ta không thể tiếp tục kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình, dễ có những suy nghĩ lệch lạc và hình thành cảm giác tội lỗi, bi quan.
- Do sự mất mát quá lớn: Nhiều người có thể cảm thấy tội lỗi, tự dằn vặt bản thân sau khi người thân qua đời hay chia tay người yêu,… Đây là một sự mất mát lớn đối với họ, khiến họ không thể chấp nhận được sự thật, cảm thấy ân hận và cho rằng mọi việc xảy ra do lỗi của bản thân.
- Tính cách cá nhân: Cảm giác tội lỗi thường dễ hình thành ở những người có tính cách nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin. Do không tin tưởng vào bản thân nên họ luôn lo lắng, sợ hãi về tất cả hành vi, lời nói của chính mình. Họ sợ sai trong mọi tình huống, dễ cảm thấy có lỗi với người khác dù việc đó không liên quan đến họ.
Thực tế, cảm giác tội lỗi có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nó xuất phát từ những nguyên nhân chính đáng nhưng đôi khi lại hiện hữu một cách vô lý bởi suy nghĩ sai lệch của bản thân.
Bạn thấy có lỗi khi làm sai quy trình của công ty hoặc báo cáo nhầm số liệu… Đó là những lý do chính đáng.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp cảm thấy tội lỗi do chính nhận thức lệch lạc. Họ có xu hướng quan trọng hóa vấn đề lên, khiến bản thân phải liên tục vật lộn với những suy nghĩ hỗn độn, tiêu cực.
Nếu không biết cách kiểm soát nhận thức của chính mình bạn sẽ liên tục phải đối diện với cảm giác tội lỗi, bi quan.
Cảm giác tội lỗi khiến bạn sống trong sự dằn vặt, bi quan
Cảm giác tội lỗi quá mức: Dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm
Việc bạn có cảm giác tội lỗi khi mắc phải một sai lầm nào đó là điều hoàn toàn bình thường. Nó sẽ nhanh chóng tan biến đi sau khi bạn xin lỗi và nhận được sự tha thứ.
Tuy nhiên, nếu cảm giác này cứ mãi tồn tại và gây nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm.
Việc luôn sống trong cảm giác tội lỗi sẽ khiến bạn phải đối diện với tâm lý buồn bã, day dứt, thất vọng, tự trách bản thân. Theo thời gian, những cảm xúc tiêu cực đó sẽ chiếm lấy tâm trí họ, khiến họ rơi xuống đáy vực sâu của sự đau khổ, tuyệt vọng, tăng nguy cơ trầm cảm.
Cảm giác tội lỗi cũng chính là một biểu hiện đặc trưng, thường gặp nhất của bệnh nhân trầm cảm. Họ luôn cảm thấy tội lỗi, xấu hổ và tự dằn vặt bản thân.
Họ mặc cảm, tự ti, cho rằng mình là người vô dụng, luôn nghi ngờ về khả năng của bản thân và lo sợ sẽ trở thành gánh nặng, làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
Bạn có thể làm gì nếu có cảm giác tội lỗi?
Nếu bạn đang có cảm giác tội lỗi, điều quan trọng nhất cần phải làm là ổn định tâm lý, tránh xa những điều làm tăng tình trạng này và tha thứ cho chính mình. Bạn nên:
- Hạn chế tập trung vào những điều tiêu cực. Thay vào đó, bạn hãy chú ý đến các việc có thể kiểm soát, chẳng hạn như lập kế hoạch cho những dự định sắp tới.
Tập trung vào những điều tích cực giúp bạn nguôi ngoai cảm giác tội lỗi
- Khi bạn mất mát điều gì đó, ví dụ như người thân, thú cưng… bạn sẽ cảm thấy rất đau buồn. Lúc này, bạn hãy khóc thật to để xả cảm xúc tiêu cực ấy ra. Nó sẽ tốt hơn cho tinh thần của bạn.
- Nếu bạn thấy có lỗi vì mình làm chưa đủ tốt, chưa cố gắng, hãy xem đó như một bài học, một động lực để bản thân tốt lên theo từng ngày. Bạn hãy nhìn nhận vào sự khác biệt mà mình đã tạo ra, từ đó khích lệ, động viên bản thân phấn đấu thêm.
- Khi sự chán nản và áp lực quá nhiều, bạn hãy tâm sự với bạn bè hoặc người thân trong gia đình. Ngoài ra, chuyên gia tâm lý cũng là lựa chọn tốt giúp bạn giải tỏa mọi lo âu, căng thẳng mà không sợ bị phán xét.
- Tập thể dục và tham gia các hoạt động xã hội: Những hoạt động này tuy không giải quyết được gốc rễ vấn đề nhưng sẽ giúp bạn vui vẻ hơn, quên đi cảm xúc tiêu cực. Bởi vậy, dù tâm trạng tồi tệ đến đâu, bạn vẫn nên cố gắng tập thể dục và kết nối với xã hội mỗi ngày.
- Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn để nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, ngồi thiền hoặc tập yoga.
- Thực hành lòng biết ơn, tập trung vào điều tích cực, xác định mục đích trong cuộc sống của bản thân, bày tỏ sự yêu thương với những người xung quanh.
- Sử dụng BoniBrain của Mỹ để giải tỏa tâm trạng buồn bã, lo âu, thất vọng.
Cảm giác tội lỗi sẽ có lợi khi bạn nhận ra lỗi lầm và sửa chữa nó. Tuy nhiên, khi bạn không biết cách kiểm soát, vượt qua cảm giác đó, bạn sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với các vấn đề về tâm lý, điển hình là bệnh trầm cảm. Nếu cần tâm sự giải tỏa nỗi lòng, mời các bạn liên hệ số tổng đài chuyên gia tâm lý 0243.760.6666 giờ hành chính. Cảm ơn các bạn!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập