Mục lục [Ẩn]
Gần đây căn bệnh trầm cảm của bạn có trở nên tồi tệ hơn không? Khi đọc bài viết này, chúng tôi hiểu bạn đang thực sự mắc kẹt trong một tâm trạng buồn bã, chán nản. Và nếu mặc dù đã làm tất cả những việc cần làm nhưng những suy nghĩ tiêu cực vẫn đang lấn át bạn, bạn có thể sẽ cần xem xét lại một số thói quen hàng ngày của mình bởi trên thực tế, có 5 thói quen không lành mạnh đang khiến chứng trầm cảm của bạn trở nên tồi tệ hơn.
Căn bệnh trầm cảm của bạn đang trở nên tồi tệ hơn như thế nào?
Trầm cảm là một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến nhưng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới cách mà chúng ta cảm nhận thế giới xung quanh, cách chúng ta xử lý suy nghĩ và hành động. Cảm giác buồn bã kéo dài dai dẳng cùng với sự mất hứng thú trong các hoạt động hàng ngày chính là những triệu chứng đặc trưng nhất của rối loạn trầm cảm nặng.
Trầm cảm có thể phát triển do nhiều lý do bao gồm di truyền, môi trường xã hội không thuận lợi, bị lạm dụng (tinh thần và thể xác), căng thẳng thường xuyên, cú sốc tâm lý hoặc trải qua bất kỳ một tổn thương nào đó thời thơ ấu.
Vậy chứng bệnh trầm cảm của bạn đang trở nên tồi tệ hơn như thế nào? Để trả lời được câu hỏi này, hãy cùng thực hiện một bài test nho nhỏ. Bài test này có tên là Bảng kiểm tra trầm cảm Burns.
Bảng kiểm tra trầm cảm Burns (BDC - Burns Depression Checklist) là một danh sách các câu hỏi về cảm xúc, hành vi được tạo ra bởi Bác sĩ David D.Burns - một giảng viên, bác sĩ thuộc Bộ môn Tâm thần học và Khoa học hành vi, Khoa Y Dược, Đại học Stanford.
Nếu bạn đang ở mức độ trầm cảm trung bình trở lên thì bạn thực sự cần được giúp đỡ bởi những chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm. Chỉ có họ mới có thể chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm của bạn và cung cấp một kế hoạch điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, một số thói quen có thể tác động đáng kể đến tình trạng của bạn và khiến chúng trở nên tồi tệ hơn. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là những thói quen nào nhé!
5 thói quen khiến chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn
1. Không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Thường xuyên tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ khiến cho chứng trầm cảm của bạn trở nên tồi tệ hơn. Trên thực tế, đây chính là nguyên nhân gây ra một loại trầm cảm phổ biến ở những quốc gia xa vùng xích đạo, đó là chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD).
Chúng ta cần một lượng vitamin D bổ sung qua quá trình tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hàng ngày để cải thiện tâm trạng của mình. Vitamin D là một trong những yếu tố quan trọng kích thích cơ thể tổng hợp hormone hạnh phúc serotonin và dopamine trong não. Những hormone này sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, lo lắng, qua đó hạn chế bớt tác động tiêu cực của trầm cảm.
Thúc đẩy bản thân ra khỏi giường và tắm nắng trong khi sự chán nản vẫn đang bao trùm tâm trí bạn có thể sẽ là một lựa chọn vô cùng khó khăn. Nhưng nếu bạn muốn thoát ra khỏi hố sâu của trầm cảm, hãy cố gắng thực hiện nó.
2. Thói quen ngủ không khoa học
Duy trì thói quen giấc ngủ không khoa học là một lý do khác khiến chứng trầm cảm của bạn trở nên tồi tệ hơn. Đây là một vòng luẩn quẩn mà bạn cần phá vỡ bằng quyết tâm tuyệt đối của mình. Trầm cảm có thể khiến giấc ngủ của chúng ta trở nên rối loạn, gây tỉnh táo vào ban đêm và uể oải vào ban ngày.
Cũng không có gì lạ khi những người bị trầm cảm thường lựa chọn phương án trốn tránh áp lực của thực tại bằng cách ngủ quá nhiều vào ban ngày. Tuy nhiên, cả việc ngủ ít hay ngủ nhiều, ngủ không đúng đồng hồ sinh học đều có thể gây nhiều bất lợi cho tâm trạng và sức khỏe tinh thần.
Ngủ ngày quá nhiều cũng khiến tình trạng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn
Một số lưu ý dưới đây có thể giúp hạn chế bớt thói quen ngủ không khoa học:
- Tránh thức uống, đồ ăn chứa caffein
- Tạo thói quen đi ngủ vào cùng một thời điểm trong ngày
- Sử dụng đồng hồ báo thức để dậy đúng giờ
- Lên kế hoạch cho một số hoạt động thú vị để làm vào buổi sáng
- Tập yoga hoặc thiền
3. Cô lập và né tránh giao tiếp xã hội
Những người đang phải vật lộn với chứng trầm cảm thường tự cô lập bản thân khỏi những người thân yêu và tránh hoàn toàn mọi hình thức tương tác xã hội. Họ có thể cảm thấy rằng bản thân mình là gánh nặng cho người khác hoặc đôi khi họ không cảm thấy muốn nói chuyện với bất kỳ ai.
Nhưng sự cô lập tự áp đặt này là một trong những nguyên nhân khiến chứng trầm cảm của bạn trở nên tồi tệ hơn. Chúng ta là những sinh vật xã hội và giao tiếp xã hội là cần thiết để chúng ta hài lòng về bản thân. Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy thử các cách sau:
- Nhắn tin cho bạn bè của bạn
- Gọi điện cho một người quen cũ
- Đến những nơi mà bạn cảm thấy thoải mái, nơi đó sẽ có những người cùng sở thích với bạn. Khi đó việc giao tiếp sẽ trở nên dễ dàng hơn
4. Ăn đồ ăn vặt
Đôi khi mọi thứ dường như trở nên vô vọng, việc ăn uống thoải mái có thể sẽ mang lại niềm an ủi mà bạn đang tìm kiếm. Tuy nhiên, ăn uống theo cảm tính không phải một hình thức chăm sóc bản thân đúng cách. Chính điều này sẽ góp phần khiến bệnh trầm cảm của bạn ngày càng nặng hơn.
Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, bổ sung thêm thực phẩm tốt cho tinh thần mới là điều bạn nên làm.
5. Bỏ quên vệ sinh cá nhân
Khi đang phải trải qua một giai đoạn trầm cảm, bạn thường cảm thấy việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân trở nên thật vô nghĩa. Bạn không thể đứng dưới vòi hoa sen hoặc đắm mình trong bồn tắm. Bạn có thể bỏ qua việc đánh răng hoặc làm tóc. Bát đĩa trên bồn rửa chất đống và quần áo trong máy giặt cũng vậy.
Bạn cảm thấy mệt mỏi khi làm những việc đó, nhưng hãy nhớ rằng quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng và vệ sinh cá nhân tốt sẽ khiến bạn thoải mái, hạnh phúc hơn. Khi bạn chăm sóc bản thân tốt, nó có tác động tích cực đến tâm trạng của bạn.
Xin mời bạn theo dõi bài viết: 10 điều bạn nên buông bỏ để có cuộc sống hạnh phúc.
Đó là danh sách 5 thói quen xấu khiến tình trạng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn đang rơi vào một trong những thói quen này, hãy thay đổi ngay từ hôm nay và đừng quên tìm tới sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý nếu cần thiết. Cám ơn bạn đã đón xem!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập