Cách thiết lập những ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ

Mục lục [Ẩn]

 

   Bất kỳ một mối quan hệ nào cũng cần có một ranh giới, cho dù đó là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác. Việc duy trì những ranh giới lành mạnh không làm cho mọi người xa cách nhau, mà sẽ giúp cho các mối quan hệ tránh khỏi những va chạm không đáng có. Vậy, làm cách nào để thiết lập những ranh giới lành mạnh này?

 

Cách thiết lập những ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ

Cách thiết lập những ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ

 

Các loại ranh giới lành mạnh nên có trong một mối quan hệ

   Ranh giới trong các mối quan hệ có thể được hiểu là những giới hạn nhất định giữa bạn với những người khác. Chúng là một thành tố cần thiết để duy trì các mối quan hệ lành mạnh. Các loại ranh giới lành mạnh có thể kể đến như:

Ranh giới vật lý

   Ranh giới vật lý giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái và an toàn khi tương tác với người khác. Bạn hãy quyết định xem ai có thể bắt tay, ôm bạn; hay bạn cần không gian riêng; hoặc bạn không muốn ai đó tự tiện vào phòng, sử dụng đồ đạc của mình.

Ranh giới cảm xúc

   Ranh giới cảm xúc đảm bảo rằng những người khác sẽ tôn trọng cảm xúc của bạn. Khi thiết lập ranh giới cảm xúc, bạn cũng có thể giúp bản thân không bị ảnh hưởng trước cảm xúc tiêu cực của người khác.

Ranh giới tình dục

   Ranh giới tình dục liên quan đến việc bạn và đối phương quy ước như thế nào về việc tiếp xúc thân mật về thể chất, hay quan hệ tình dục. Đó có thể là việc bao giờ thì hai người có thể gần gũi nhau hơn, hay tần suất quan hệ tình dục và việc sử dụng biện pháp tránh thai.

Ranh giới vật chất, tài chính

   Ranh giới vật chất, tài chính liên quan đến những tài sản hiện hữu như: Tiền bạc, xe hơi hoặc nhà cửa. Bạn có thể từ chối nếu không muốn cho người khác vay mượn, hay sử dụng đồ đạc của bạn. Hoặc, bạn có thể đặt ra các giới hạn và muốn họ có trách nhiệm khi dùng tài sản của mình.

 

Ranh giới vật chất, tài chính liên quan đến các tài sản hiện hữu

Ranh giới vật chất, tài chính liên quan đến các tài sản hiện hữu

 

Ranh giới thời gian

   Ranh giới thời gian cho phép bạn kiểm soát các hoạt động của bản thân, mà không cảm thấy bị chi phối bởi người khác. Ví dụ, bạn có thể thỏa thuận với đối tác của mình rằng chỉ nên liên hệ vào giờ hành chính, hay từ chối các cuộc hẹn vào thời điểm không hợp lý,...

 

Cách thiết lập và duy trì ranh giới lành mạnh

    Một ranh giới lành mạnh không nên quá cứng nhắc, cũng không nên quá lỏng lẻo. Bạn có thể điều chỉnh nó một cách linh hoạt tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau. Theo đó, một số cách giúp bạn thiết lập được các ranh giới lành mạnh là:

Bạn biết mình muốn gì trong một mối quan hệ

   Cho dù là trong bất kỳ mối quan hệ nào, từ tình cảm, gia đình, đến công việc, thì bạn cần phải biết được mình cần gì từ chúng. Bạn hãy bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc về giá trị và niềm tin của bản thân mình.

   Bằng cách hiểu rõ hơn về những nhu cầu của bản thân, bạn có thể bắt đầu hình dung ra các loại ranh giới cần có trong mối quan hệ. Ví dụ, nếu bạn biết rằng mình coi trọng sự độc lập, bạn có thể muốn đặt ra các giới hạn về vấn đề tài chính giữa hai người. Nếu bạn coi trọng quyền riêng tư, bạn có thể thiết lập ranh giới vật lý với những người có xu hướng vô tình, hay cố ý xâm phạm vào không gian riêng của mình.

Nói chuyện với người đó về nhu cầu của bạn

   Sau khi biết được mình muốn gì trong một mối quan hệ, bạn cần trao đổi những mong muốn này với đối phương. Bạn hãy cùng họ ngồi xuống, nói chuyện một cách rõ ràng và thẳng thắn về những giới hạn cần phải tuân thủ và tôn trọng. Những cuộc trò chuyện vội vã, qua loa và yêu cầu mơ hồ có thể khiến đối phương khó hiểu và khó tuân thủ các quy tắc mà bạn muốn.

   Thời điểm tốt nhất để thiết lập ranh giới giữa hai người là khi cả hai đều cảm thấy thoải mái và có thể tập trung vào cuộc trò chuyện. Nếu hai người đang tranh luận một cách căng thẳng, thì hãy tạm thời ngừng lại một chút, bao giờ cảm thấy bình tĩnh, thì mới quay lại cuộc trò chuyện.

   Đối phương sẽ có thể đặt ra các câu hỏi cho bạn. Lúc này, bạn cần phải phản hồi chúng một cách rõ ràng nhất, đúng trọng tâm, trọng điểm, không lan man. Bạn cũng nên cho họ biết tại sao lại cần có những điều này, và mong họ sẽ tôn trọng chúng. Bạn có thể hỏi ngược lại để xác nhận xem họ đã hiểu được thông điệp mà bạn truyền tải hay chưa.

   Nếu bạn cảm thấy lo lắng về việc thảo luận này, thì bạn có thể viết ra các quan điểm của bạn trước, để có thể nói rõ ràng về những điều mà mình mong muốn.

 

Bạn hãy nói chuyện về nhu cầu của mình

Bạn hãy nói chuyện về nhu cầu của mình

 

Củng cố các ranh giới

   Không phải bất kỳ ai cũng sẽ tôn trọng và tuân thủ những ranh giới mà bạn đã thiết lập. Một người có thể vô tình, hoặc cố ý vượt qua các giới hạn. Đây chính là lúc mà bạn cần củng cố lại những ranh giới này.

  • Trình bày lại nhu cầu của bạn: Có thể người khác không hiểu rõ hoặc đã vô tình quên mất yêu cầu ban đầu của bạn. Bạn hãy bình tĩnh và nói lại một cách rõ ràng về những gì bạn cần.
  • Đưa ra những hệ quả rõ ràng và hợp lý khi họ tiếp tục vượt qua ranh giới. Bạn hãy nêu ra những điều mà mình sẽ sẵn sàng thực hiện. Nếu bạn cho thấy mình không sẵn sàng thực thi các hệ quả, họ sẽ cảm thấy có thể tiếp tục để vượt qua ranh giới trong tương lai.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách thiết lập ranh giới lành mạnh trong các mối quan hệ. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760.6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Đồng cảm: Cách cảm nhận và đáp lại cảm xúc của người khác

Cách để xây dựng sự đồng cảm là rèn luyện kỹ năng lắng nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và cải thiện trí tuệ cảm xúc, nhìn nhận quan điểm mới.

Phải làm sao khi bạn luôn cảm thấy lo lắng, bất an trong mối quan hệ?

Trong một mối quan hệ, bạn có hay có những suy nghĩ như “Chắc là mình không quan trọng…”, “có khi nào vì vậy mà họ chán mình rồi không?”,... Vậy điều gì khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng, bất an trong mối quan hệ như vậy?

Mối quan hệ độc hại là gì? Chúng nguy hiểm như thế nào?

Mối quan hệ độc hại (Toxic relationship) là tất cả những mối quan hệ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, đau khổ…

Mệt mỏi, trầm cảm vì con cái không chịu lập gia đình

Có thể thấy, không chỉ người trẻ áp lực, lo lắng về việc kết hôn mà các bậc phụ huynh cũng vô cùng lo âu, sốt ruột, thậm chí mắc các vấn đề như trầm cảm, rối loạn lo âu.

Những ảnh hưởng tiêu cực đến từ áp lực gia đình và cách giải quyết

Áp lực gia đình có thể bắt nguồn từ những sự khác biệt trong tư tưởng, quan điểm sống, thiếu sự đồng cảm, chia sẻ, kỳ vọng quá lớn, do kinh tế,...
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi