Cách nhận biết và đối phó với một người độc hại

Mục lục [Ẩn]

 

    Bạn luôn cảm thấy mình căng thẳng, mệt mỏi hơn khi ở cạnh ai đó? Bạn không bao giờ được làm theo ý mình, thường xuyên bị phán xét, chỉ trích, thậm chí là hạ thấp, không được coi trọng?

    Có thể đôi khi bạn không nhận ra, nhưng đây chính là một số biểu hiện của người độc hại. Vậy, làm thế nào để nhận biết và đối phó với một người độc hại? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Cách nhận biết và đối phó với một người độc hại

Cách nhận biết và đối phó với một người độc hại

 

Cách nhận biết một người độc hại

   Xung quanh chúng ta có vô vàn kiểu người khác nhau, và không phải ai cũng là những người tốt. Nếu quen biết với những người độc hại, họ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, tâm lý và các mối quan hệ khác của chúng ta. Dưới đây là một số biểu hiện của những người độc hại:

  • Người thường xuyên phàn nàn về mọi thứ, nhìn thế giới qua lăng kính lạnh lùng, u ám và tàn nhẫn. Họ luôn phá hỏng không khí vui vẻ, và làm mất tinh thần và dập tắt hy vọng của người khác.
  • Người hay phán xét, luôn buông những lời chỉ trích, chê bai mọi thứ, kể cả những điều mà họ hoàn toàn không biết, không có thông tin.
  • Người không trung thực, thường xuyên nói dối, dựng chuyện, đánh lừa người khác nhằm đạt được điều mà họ mong muốn.
  • Người quá cứng nhắc, bướng bỉnh, không linh hoạt, hoặc luôn tỏ ra khó chịu nếu mọi thứ không đi theo kế hoạch.
  • Người luôn có hành vi thô lỗ, thiếu văn minh, không tôn trọng người khác.
  • Người thiếu sự đồng cảm, không biết cách thấu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của người khác.
  • Người đa nghi, luôn tỏ ra hoài nghi về mọi thứ, nghĩ rằng ai đó hay điều gì đó có thể gây bất lợi cho bản thân.

 

Người đa nghi luôn tỏ ra nghi ngờ mọi thứ

Người đa nghi luôn tỏ ra nghi ngờ mọi thứ

 

  • Người liều lĩnh, có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân họ và cả những người xung quanh.
  • Người kén cá chọn canh, luôn có những tiêu chuẩn hoặc yêu cầu rất cao, hoặc rất đặc biệt.
  • Người có hành vi gây hấn, tư tưởng thù địch, thích châm ngòi cho các cuộc tranh luận tiêu cực, cãi lộn, xung đột, mâu thuẫn.
  • Người nóng tính, rất dễ nổi nóng khi không đạt được mục đích, hoặc khi ai đó làm họ cảm thấy khó chịu.
  • Người hách dịch, luôn muốn kiểm soát, thống trị người khác, và bắt họ phải phục tùng.
  • Người luôn coi mình là trung tâm, luôn đặt những quyền lợi, mong muốn, nhu cầu của họ cao hơn so với người khác.
  • Người kiêu ngạo, luôn tỏ ra mình thông minh, quan trọng, đề cao bản thân mình hơn người khác.
  • Người tham lam, luôn muốn có mọi thứ, muốn được nhiều hơn so với khác, sẵn sàng gây bất lợi để có được thứ họ cần.
  • Người keo kiệt, bủn xỉn, luôn chi li, tính toán, và từ chối chia sẻ tài sản, thời gian của họ với người khác, kể cả người thân của họ.
  • Người thường xuyên có những hành động lén lút, khuất tất, không minh bạch, che giấu hành vi không tốt, có thể gây hại cho người khác.
  • Người bốc đồng, hấp tấp, thiếu suy nghĩ, luôn nói chuyện và hành động một cách cảm tính, không xem xét đến cảm nhận, hay sẽ gây ảnh hưởng gì đến người khác.
  • Người lười biếng, ỷ lại, luôn tìm cách trốn tránh, đùn đẩy công việc cho người khác, chỉ đơn giản vì họ không muốn làm.

 

Người lười biếng, ỷ lại là người độc hại

Người lười biếng, ỷ lại là người độc hại

 

  • Người thờ ơ, lãnh cảm, không quan tâm đến bất cứ điều gì, bao gồm cả các mối quan hệ xung quanh.
  • Người theo chủ nghĩa tuyệt đối, luôn nhìn thế giới dưới một “hệ nhị phân” như: chỉ có tốt hoặc xấu, chỉ có đúng hoặc sai.
  • Người có hành vi thao túng, sử dụng các chiến thuật để nhằm kiểm soát, khống chế người khác phục vụ cho lợi ích của bản thân.
  • Người ích kỷ luôn tập trung quá mức và ưu tiên nhu cầu, mong muốn, lợi ích của bản thân, không xem xét tác động mà họ gây ra cho người khác.
  • Người cầu toàn, luôn ám ảnh về sự hoàn hảo, có thể đặt ra những tiêu chuẩn cao đến mức phi thực tế cho cả bản thân mình và người khác.

 

Mối quan hệ độc hại làm tổn thương chúng ta như thế nào ?

 

Cách đối phó với một người độc hại

   Qua các dấu hiệu trên, bạn có thể nhận thấy những người độc hại luôn xuất hiện xung quanh bạn. Việc tránh khỏi họ hoàn toàn dường như là điều không thể. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiếp xúc và học cách để đối phó với họ. Những cách này bao gồm:

Cách nói chuyện với người độc hại

  • Xem xét cảm giác của bản thân và thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ ràng.
  • Bắt đầu bằng cách lắng nghe, hiểu rõ điều mà họ muốn nói trước khi phản bác bằng quan điểm cá nhân.
  • Suy nghĩ một cách nghiêm túc về điều mà họ nói với bạn. Bởi lẽ, những người độc hại thường thích đưa ra những kết luận có tính phóng đại hoặc “được ăn cả, ngã về không”.
  • Nói chuyện một cách cứng rắn và quyết đoán, tránh chấp nhận mọi điều họ nói, nhất là những lời cay nghiệt, chỉ trích, và hãy sẵn sàng từ chối những đề nghị không hợp lý.
  • Cho họ biết về cách đối xử mà bạn hy vọng được nhận. Bạn hãy thẳng thắn nói về những hành vi mà bạn có thể chịu đựng và chấp nhận.
  • Hãy xin lỗi trong trường hợp bạn là người làm sai, kể cả khi họ không chấp nhận.

 

Các bước thoát khỏi mối quan hệ độc hại

 

Cách cư xử với người độc hại

  • Thiết lập và duy trì ranh giới với họ bằng cách luôn tỉnh táo và quyết đoán, tránh bị cuốn vào những cảm xúc rối loạn mà người độc hại tạo ra.
  • Hãy tin vào trực giác của bạn. Chúng ta đều có những linh cảm về một người hay tình huống nào đó, vì vậy hãy để linh cảm của bạn chỉ ra những điều không đúng, khi họ đối xử không tốt hoặc đang cố lợi dụng bạn.
  • Tìm kiếm sự trợ giúp. Nếu bạn đã cảm thấy mình đã chịu đựng đủ và không thể một mình giải quyết, thì hãy nhờ đến người thân, bạn bè, người mà bạn có thể tin tưởng để giúp đỡ.
  • Kết thúc mối quan hệ độc hại. Nếu cảm thấy cần thiết, bạn có thể chấm dứt mối quan hệ với những người độc hại. Việc cho phép người độc hại tiếp tục ở lại trong cuộc sống của bạn, sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng, tình hình tài chính, cảm xúc, và các mối quan hệ khác của bạn, sẽ kéo bạn tới những cảm xúc tiêu cực.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về cách nhận biết và đối phó với những người độc hại. Nếu có băn khoăn về các vấn đề tâm lý, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 0243.760.6666 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

8 hành vi độc hại không thể dung thứ trong một mối quan hệ

Các mối quan hệ lãng mạn vô cùng phức tạp. Chúng ta có thể hạnh phúc vì nó, nhưng cũng có những hành vi độc hại không thể tha thứ…

“Bắt bệnh” những kiểu hôn nhân độc hại

Dấu hiệu của kiểu hôn nhân độc hại là thái độ khinh miệt, kiểm soát và cô lập, giữ hết tiền, dùng sự im lặng như vũ khí, luôn thấy không an toàn,...

Làm sao để đối phó với tình trạng ghen tuông mù quáng?

Ghen tuông mù quáng là một dạng ghen tuông cực đoan, phi lý và tác động nghiêm trọng đến các mối quan hệ của một cá nhân. Tình trạng này vượt qua giới hạn của những điều bình thường...      

Yêu đời trở lại sau khi bị trầm cảm do sống chung với mẹ chồng

Chị Bùi Thị Thu Hằng (32 tuổi, số 355 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Tổn thương tâm lý vì bị phân biệt đối xử phải làm sao?

Tình trạng phân biệt đối không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xuất hiện ngay trong chính gia đình thân yêu. Nó khiến nạn nhân cảm thấy bị cô lập, tủi thân, bực bội, tổn thương tâm lý nghiêm trọng.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi