Trầm cảm ở học sinh: Các hệ lụy nghiêm trọng!

Mục lục [Ẩn]

 

   Những áp lực học tập hay tình trạng bạo lực học đường… là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở học sinh. Nếu không can thiệp sớm, căn bệnh này sẽ làm giảm cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng đến việc học, khiến các bạn mất đi tương lai tươi sáng.

 

Trầm cảm ở học sinh gây hệ lụy gì?

Trầm cảm ở học sinh gây hệ lụy gì?

 

Trầm cảm ở học sinh đang ngày càng phổ biến

   Học sinh là đối tượng đang trong độ tuổi phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo đó, các bạn trẻ thường rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài.

   Đặc biệt, tuổi này phải chịu áp lực từ cha mẹ, thầy cô, xã hội về vấn đề học tập, nạn bạo lực học đường… nên dễ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực, dần rơi vào trầm cảm.

   Số liệu thống kê năm 2016 cho thấy, ước tính có khoảng 3,1 triệu các đối tượng từ 12 đến 17 tuổi sinh sống tại Hoa Kỳ xuất hiện ít nhất một giai đoạn trầm cảm. Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh nữ (19,4%) cao hơn so với nam giới (6,4%). Điều đáng ngại là chỉ có khoảng 19% các đối tượng mắc bệnh này được hỗ trợ từ các chuyên gia y tế.

   Ở nước ta, một cuộc khảo sát dựa trên 1.727 học sinh THCS tại Hà Nội thấy rằng, có đến 25,76% học sinh gặp phải những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tỷ lệ học sinh có ý định nghiêm túc về việc tự tử đã tăng lên từ 14% năm 2009 đến 17% năm 2017. Con số này vẫn sẽ tiếp tục thay đổi theo hướng tiêu cực, để lại nhiều hệ lụy khôn lường cho giới trẻ.

 

Trầm cảm ở học sinh: Các hệ lụy nghiêm trọng!

    Những hệ lụy nghiêm trọng của bệnh trầm cảm ở học sinh bao gồm:

Học tập sa sút

   Hệ lụy đầu tiên bệnh trầm cảm ở học sinh chính là ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trẻ không còn hứng thú đối với việc học, dễ mất tập trung, suy giảm trí nhớ. Chúng không thể hoàn thành được những bài tập được giao. Về lâu dài, kết quả học tập sẽ sa sút nghiêm trọng.

   Thậm chí một số trường hợp còn phải nghỉ học kéo dài. Việc học không tốt sẽ ảnh hưởng đến công việc, tương lai sau này của trẻ.

 

 Trầm cảm ở học sinh làm kết quả học tập sa sút

Trầm cảm ở học sinh làm kết quả học tập sa sút

 

Ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài

   Hệ lụy tiếp theo của căn bệnh trầm cảm ở học sinh là rối loạn ăn uống. Trẻ thường chán ăn, ăn không ngon miệng, bỏ bữa. Tình trạng này khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, cản trở quá trình phát triển chiều cao, cân nặng, sức đề kháng và trí tuệ. 

   Một số trường hợp khác lại thèm ăn liên tục, ăn không kiểm soát. Chúng dễ bị thừa cân, béo phì, dẫn đến mặc cảm ngoại hình. Bệnh trầm cảm càng tồi tệ hơn.

Rối loạn giấc ngủ

   Mất ngủ là hệ lụy thường gặp ở căn bệnh trầm cảm ở học sinh. Theo thống kê, có khoảng hơn 80% các trường hợp trầm cảm bị mất ngủ liên tục.Họ cảm thấy khó ngủ, thường xuyên mơ gặp ác mộng, hay tỉnh giấc giữa đêm,…

   Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng bệnh cảm thấy luôn buồn ngủ, đặc biệt là ban ngày.

   Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ làm giảm cả sức khỏe thể chất, tăng suy nghĩ tiêu cực, khiến bệnh trầm cảm ngày càng tiến triển nặng hơn.

Giảm hệ miễn dịch

   Trầm cảm kéo dài làm rối loạn hoạt động của các hormone stress như cortisol. Chúng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Thêm nữa, tình trạng rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ cũng góp phần làm giảm sức đề kháng của người bệnh. 

   Do đó, những trẻ bị trầm cảm thường dễ bị những bệnh vặt như cảm cúm, cảm lạnh.

Dễ lạm dụng chất kích thích

   Trầm cảm ở học sinh làm trẻ mệt mỏi, chán nản, tuyệt vọng. Chúng tìm đến hoặc dễ bị dụ dỗ sử dụng các chất kích thích, gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…

 

Trầm cảm ở học sinh dễ gây lạm dụng chất kích thích

Trầm cảm ở học sinh dễ gây lạm dụng chất kích thích

 

   Các chất này thường giúp cho người bệnh tạm thời giảm bớt lo âu, căng thẳng. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng lại gây hại rất lớn đối với sức khỏe, thậm chí sẽ làm gia tăng mức độ của bệnh. Đặc biệt, khi trẻ lạm dụng quá nhiều có thể dẫn đến những hành vi mất kiểm soát, gây ra các tệ nạn xã hội và hậu quả đáng tiếc.

Mất dần các mối quan hệ

   Những trẻ bị trầm cảm thường sẽ rất ngại giao tiếp và trò chuyện với người khác, kể cả những thành viên trong gia đình. Trẻ có xu hướng tự cô lập bản thân và tự tách biệt khỏi xã hội. Các mối quan hệ từ bạn bè cho đến người thân trong gia đình đều mất dần.

Tự sát

   Những người bị trầm cảm luôn cảm thấy bản thân vô dụng, cho rằng mình đang là gánh nặng của mọi người. Do đó, họ sẽ dần mất niềm tin vào cuộc sống, luôn nghĩ rằng bản thân không xứng đáng được sống.

   Về lâu dài, người bệnh sẽ nảy sinh suy nghĩ về cái chết và xuất hiện các hành vi tự tự hại bản thân, nguy hiểm hơn là tự sát. Các chuyên gia cũng cho biết, hiện có rất nhiều trường hợp trầm cảm ở học sinh tự sát vì không nhận được sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời từ gia đình và nhà trường.

 

Trầm cảm ở học sinh có nguy cơ dẫn đến tự tử

Trầm cảm ở học sinh có nguy cơ dẫn đến tự tử

 

   Ngẫm lại hồi tháng 4, một nam sinh viên đang học năm thứ 5 ĐH Bách khoa Hà Nội được phát hiện tử vong tại lớp học trong tư thế treo cổ. Nhà trường xác nhận, trước khi sự việc xảy ra, nam sinh này có biểu hiện trầm cảm.

   Tại Hà Tĩnh, một nữ sinh lớp 6 cũng đã để lại thư tuyệt mệnh rồi gieo mình xuống sông tự tử khi cho rằng mẹ không thương yêu mình như em trai.

   Tình trạng này thật sự đáng báo động. Trong khi các em học sinh là trụ cột, là tương lai của đất nước sau này. Vậy mà căn bệnh trầm cảm lại khiến các em tự hủy hoại bản thân, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

 

Cách phòng ngừa trầm cảm ở học sinh

   Xã hội hiện đại ngày nay, cha mẹ thường không dành nhiều thời gian chăm sóc, quan tâm đến suy nghĩ và hành động của trẻ. Họ thường bắt ép con làm theo ý mình. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm tuổi học sinh. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh này xảy ra với con cái, bạn nên:

  • Dành thời gian trò chuyện và lắng nghe con nhiều hơn.
  • Quan tâm, ủng hộ những sở thích lành mạnh của con trẻ.
  • Giải đáp thắc mắc và hỗ trợ con giải quyết những vấn đề xuất hiện trong học tập cũng như đời sống.
  • Không ép con về kết quả học tập, không so sánh với con nhà người ta.
  • Hạn chế nổi giận, cáu gắt với trẻ, hạn chế dạy dỗ bằng đòn roi.
  • Cùng con vui chơi, tập thể dục thể thao và tắm nắng mỗi ngày.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết hệ lụy nghiêm trọng của bệnh trầm cảm ở học sinh. Một khi con trẻ mắc bệnh này, cả sức khỏe, quá trình phát triển và khả năng học tập của chúng đều sẽ bị ảnh hưởng. Do đó tốt nhất, các bậc phụ huynh nên phòng ngừa bệnh trầm cảm cho trẻ ngay từ bây giờ.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Trầm cảm

Bài viết liên quan

Dấu hiệu nhận biết các loại trầm cảm thường gặp

Trầm cảm nói chung đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn. Người bệnh thường chán nản, mất hứng thú và động lực với mọi việc trong cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh này có nhiều loại khác nhau.

Người trầm cảm có tự khỏi được không? Điều trị trầm cảm như thế nào?

Người trầm cảm có tự khỏi được không? Bệnh nhân sẽ không thể tự thoát ra khỏi căn bệnh này nếu không có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây trầm cảm ở nữ giới là gì? Phụ nữ dễ mắc trầm cảm vào thời điểm nào?

Nguyên nhân gây trầm cảm ở nữ giới là do di truyền, ảnh hưởng bởi rối loạn nội tiết tố, tâm lý yếu hơn, các vấn đề khác như: bị lạm dụng,...

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT): Những nội dung cơ bản cần biết

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) là một phương pháp không thể thiếu trong trị liệu tâm lý…

Vợ không muốn “gần gũi” - Tưởng tình cảm phai nhạt hóa ra do trầm cảm

Vợ không muốn “gần gũi” - Tưởng tình cảm phai nhạt hóa ra do trầm cảm
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi