Tìm hiểu về liệu pháp tiếp xúc để điều trị các vấn đề tâm lý

Mục lục [Ẩn]

 

   Liệu pháp tiếp xúc là một trong những liệu pháp tâm lý thường được các chuyên gia tâm lý sử dụng để giải quyết các vấn đề như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu,.. Vậy liệu pháp tiếp xúc là gì? Bài viết sau để sẽ giúp bạn hiểu thêm về phương pháp trị liệu tâm lý phổ biến này.

 

Liệu pháp tiếp xúc là gì?

Liệu pháp tiếp xúc là gì?

 

Liệu pháp tiếp xúc là gì?

   Liệu pháp tiếp xúc (Exposure Therapy) còn được gọi là liệu pháp phơi nhiễm là một dạng của liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT). Đây là liệu pháp tâm lý được sử dụng để giúp mọi người đối mặt với các nỗi sợ hãi, lo lắng của họ.

   Khi một người sợ hãi điều gì đó, họ thường có xu hướng tránh né phải đối mặt với nó. Về ngắn hạn, điều này giúp họ giảm cảm giác sợ hãi nhưng nếu lâu dài, việc liên tục tránh né một điều gì đó gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và khiến họ có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề tâm lý.

   Ví dụ: Một người mắc hội chứng sợ đám đông sẽ liên tục tránh những trường hợp có đám đông, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của họ vì đám đông là một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện nay.

   Liệu pháp tiếp xúc được phát triển dựa trên nguyên tắc “Nếu bạn sợ hãi hay lo lắng điều gì, cách tốt nhất để chiến thắng là đối diện với nó”. Cụ thể, các chuyên gia tâm lý sẽ tạo ra một môi trường an toàn để bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân khiến họ sợ hãi, giúp họ quen dần và giảm dần cảm giác sợ hãi.

 

Các loại liệu pháp tiếp xúc

Phân loại dựa trên kỹ thuật

   Dựa trên kỹ thuật sử dụng, người ta phân loại liệu pháp tiếp xúc thành:

  • Liệu pháp tiếp xúc bằng cách tưởng tượng: Chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn bạn tưởng tượng ra tác nhân gây sợ hãi và lo lắng một cách sinh động. Ví dụ: Người sợ không gian hẹp được chuyên gia tâm lý hướng dẫn tưởng tượng bản thân đang ở một không gian hẹp.
  • Liệu pháp tiếp xúc invivo (liệu pháp tiếp xúc thực tế): Bệnh nhân được đối mặt với tình huống/ đối tượng gây lo lắng trong cuộc sống thực. Ví dụ: Người sợ đám đông sẽ được hướng dẫn tiếp xúc với đám đông trên thực tế.
  • Liệu pháp tiếp xúc thực tế ảo: Người bệnh được chỉ định tiếp xúc với tác nhân gây sợ hãi thông qua công nghệ thực tế ảo. Phương pháp này rất hiệu quả với các bệnh nhân bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý.
  • Liệu pháp tiếp xúc nội cảm: Đây là biện pháp mô phỏng lại trạng thái vật lý khi cơn sợ hãi, hoảng loạn diễn ra giúp khách hàng học cách kiểm soát nỗi sợ hãi, lo lắng hoặc ám ảnh. Thay vì nhắm vào những đối tượng gây sợ hãi, phương pháp này tác động trực tiếp đến các giác quan của người bệnh. Ví dụ: Chuyên gia tâm lý hướng dẫn bạn mô phỏng lại triệu chứng tim đập nhanh bằng cách thực hiện chạy tại chỗ.

 

Liệu pháp tiếp xúc thực tế ảo cho bệnh nhân rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Liệu pháp tiếp xúc thực tế ảo cho bệnh nhân rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

 

Phân loại theo mô hình tiếp xúc

   Chuyên gia tâm lý có thể cho bệnh nhân tiếp xúc với tác nhân gây sợ hãi theo lộ trình sau:

  • Tiếp xúc theo cấp độ: Bệnh nhân được tiếp xúc với tác nhân gây sợ hãi theo cấp độ tăng dần.  Ví dụ: Với bệnh nhân bị hội chứng sợ đám đông, chuyên gia tâm lý sẽ cho họ tưởng tượng ra cảnh một đám đông, tiếp theo là người bệnh sẽ được trực tiếp đến một đám đông nhỏ và dần dần là đám đông lớn hơn.
  • Tiếp xúc kiểu “nhấn chìm”: Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ phải tiếp xúc với tác nhân gây sợ hãi ở cấp độ cao nhất.
  • Tiếp xúc kéo dài: Phương pháp này thường được sử dụng cho những người bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Bệnh nhân sẽ được tiếp xúc dần dần đến với những ký ức, cảm xúc và tình huống liên quan đến chấn thương.
  • Giải mẫn cảm có hệ thống: Bệnh nhân vừa tiếp cận vừa kết hợp với các bài tập thư giãn như thiền, hít thở sâu,... Phương pháp này giúp bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn trong quá trình trị liệu.

 

Lợi ích của liệu pháp tiếp xúc

   Dưới đây là một số lợi ích của liệu pháp tiếp xúc:

  • Hình thành thói quen: Khi bệnh nhân tiếp xúc nhiều lần với tác nhân gây sợ hãi, họ sẽ nhận thấy rằng phản ứng của họ đối với các đối tượng hoặc tình huống sợ hãi giảm dần.
  • Xóa bỏ liên hệ với nỗi sợ hãi: Liệu pháp này giúp bạn hiểu rằng, đối tượng mà bạn sợ hãi sẽ không thật sự gây tổn thương cho bạn.
  • Tin vào năng lực của bản thân: Bệnh nhân sẽ nhận thấy rằng họ có khả năng đối mặt với nỗi sợ hãi và có thể kiểm soát cảm giác lo lắng.
  • Xử lý cảm xúc: Bệnh nhân khám phá và hiểu được nguồn gốc của nỗi sợ và học được cách gắn những niềm tin mới, thực tế hơn về các đối tượng, hoạt động hoặc tình huống sợ hãi và có thể trở nên thoải mái hơn với trải nghiệm sợ hãi.

 

Liệu pháp tiếp xúc giúp khắc phục những vấn đề tâm lý nào?

   Dựa vào những lợi ích ở phần trên, liệu pháp tiếp xúc rất hữu ích cho các bệnh nhân gặp phải các vấn đề tâm lý sau:

   Ngoài ra, liệu pháp này cũng có tác dụng khắc phục một số trường hợp bệnh nhân bị rối loạn ăn uống.

 

Liệu pháp tiếp xúc phù hợp với bệnh nhân rối loạn lo âu xã hội.

Liệu pháp tiếp xúc phù hợp với bệnh nhân rối loạn lo âu xã hội.

 

   Trong quá trình bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tiếp xúc, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm các thuốc để giúp giảm tình trạng sợ hãi, hoảng sợ, lo lắng, căng thẳng,…

   Các thuốc thường được sử dụng là:

  Tuy nhiên, những thuốc này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng tạm thời chứ không có tác dụng khắc phục được nỗi sợ, lo lắng cho bệnh nhân.

 

Một số hạn chế của liệu pháp tiếp xúc

   Liệu pháp tiếp xúc có một số hạn chế sau:

  • Các triệu chứng của bệnh nhân có thể bị tái phát sau một thời gian, đặc biệt nếu quá trình điều trị tiếp xúc quá sớm.
  • Các tình huống mô phỏng không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tế, do đó phương pháp này có thể không mang lại hiệu quả mong muốn. Ví dụ, một người bị căng thẳng sau sang chấn PTSD có thể đối phó được các tình huống mô phỏng khi ở văn phòng của chuyên gia tâm lý nhưng lại không xử lý được tình huống xuất hiện trên thực tế.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về liệu pháp tiếp xúc - một liệu pháp tâm lý được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang có một nỗi sợ, nỗi lo lắng nào đó hoặc một vấn đề tâm lý gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, phương pháp này có thể sẽ phù hợp với bạn, hãy đến gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, bạn nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Tâm lý trị liệu là gì? Có những liệu pháp nào?

Tâm lý trị liệu giúp người bệnh tâm lý cải thiện cảm xúc, nhận thức, thay đổi hành vi sai lệch, bao gồm liệu pháp nhận thức, hành vi… 

Cần chuẩn bị gì trước khi tham gia trị liệu tâm lý đầu tiên

Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho các chứng bệnh rối loạn tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bước vào buổi trị liệu đầu tiên với tâm thế chưa sẵn sàng.

5 bước áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi CBT

Liệu pháp nhận thức hành vi CBT là liệu pháp thường được sử dụng trong trị liệu tâm lý. Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị các rối liên quan đến sợ hãi, nghiện, trầm cảm và lo âu. 

Liệu pháp gia đình là gì? Phân loại và các kỹ thuật ứng dụng

Khi bị rối loạn lo âu, trầm cảm vì nguyên nhân từ cha mẹ như quá nghiêm khắc hoặc bỏ rơi con cái…, các chuyên gia sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp gia đình.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi