Mục lục [Ẩn]
Lão hóa là quá trình tất yếu không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Chúng không chỉ cướp đi sức khỏe thể chất, sắc đẹp mà còn khiến con người dễ gặp các vấn đề về tâm thần. Vậy khi tuổi già đến, các vấn đề về tâm thần thường gặp đó là gì?
Các vấn đề về tâm thần thường gặp ở tuổi già là gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, gần 20% người lớn tuổi ở Hoa Kỳ có rối loạn sức khỏe tâm thần. Cụ thể, những rối loạn đó bao gồm:
Chứng mất trí nhớ
Chứng mất trí nhớ hay tình trạng sa sút trí tuệ là sự suy giảm khả năng tư duy, trí nhớ - một hội chứng liên quan mật thiết đến tuổi già.
Khi có tuổi, các tế bào thần kinh sẽ bị thoái hóa giống như các tổ chức khác trong cơ thể. Theo đó, não bộ dần suy giảm chức năng, teo nhỏ lại. Chính tình trạng này dẫn đến chứng suy giảm khả năng ghi nhớ, nhận thức và hành vi của người già.
Chứng này thường xảy ra sau khi bị chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, bệnh Alzheimer, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, stress, nghiện rượu, lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ hoặc những loại chấn thương hay bệnh tật khác ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, có đến 7.1% những người từ 65 tuổi trở lên mắc chứng mất trí nhớ.
Một số dấu hiệu của chứng mất trí nhớ ở người già bao gồm:
- Mất trí nhớ ngắn hạn
- Thay đổi tâm trạng nhanh chóng
- Khó sử dụng chính xác ngôn từ
- Ít quan tâm đến các hoạt động yêu thích trước đây
- Lú lẫn
Tuy lão hóa của tuổi già là quá trình tất yếu, khó tránh nhưng chứng mất trí nhớ có thể phòng ngừa được bằng cách:
- Không hút thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.
- Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày
- Tham gia đọc sách hay trò chơi cần tư duy như giải câu đố, đánh cờ
- Ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng.
Người già thường bị mất trí nhớ
Trầm cảm ở tuổi già
Trầm cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, chán nản, mất động lực kéo dài dai dẳng, gây cản trở hoạt động hằng ngày của bản thân người bệnh.
Theo thống kê ở nước ta, có đến 10% người cao tuổi bị trầm cảm. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở những người sống trong những hoàn cảnh đặc biệt như cô đơn, bệnh tật đau ốm triền miên, bị lừa đảo, con cái bất hiếu…
Với tâm lý nhạy cảm, dễ tủi thân, xúc động và suy nghĩ quá mức của người già, chỉ cần có một cú sốc như sự ra đi của người bạn đời, bị lừa tiền, bị con cái đối xử tàn nhẫn… họ sẽ dễ bị trầm cảm.
Các triệu chứng của trầm cảm ở tuổi già thường là:
- Buồn bã kéo dài
- Mệt mỏi, bơ phờ, mất năng lượng
- Tính tình gắt gỏng, cáu kỉnh
- Giấc ngủ bị rối loạn
- Lú lẫn
- Mất hứng thú với mọi hoạt động
- Cảm giác mình tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng, không đáng sống
- Rối loạn ăn uống
- Người mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, đau nhức không rõ nguyên nhân
Nếu chẳng may mắc trầm cảm khi tuổi già, bạn nên:
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý
- Áp dụng biện pháp thay đổi nhận thức - hành vi CBT và sử dụng sản phẩm BoniBrain để cải thiện tâm trạng. BoniBrain sẽ giúp bạn giảm lo âu, buồn rầu, từ đó giúp tinh thần sảng khoái, hạnh phúc hơn.
- Chú ý xây dựng lối sống, sinh hoạt khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng.
- Trường hợp nặng cần sử dụng thuốc chống trầm cảm theo chỉ định của bác sĩ.
Để tìm hiều rõ hơn về các biện pháp đối phó với trầm cảm ở người cao tuổi, xin mời bạn theo dõi bài viết: 9 cách đối phó với trầm cảm ở người cao tuổi.
Rối loạn lo âu ở tuổi già
Rối loạn lo âu là tình trạng mà tâm lý một người căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi quá độ, cản trở hoạt động hằng ngày của bản thân. Tình trạng này làm giảm chất lượng cuộc sống, đồng thời nguy cơ cao tiến triển thành trạng thái nghiêm trọng hơn như trầm cảm, mất trí nhớ.
Theo thống kê, người trên 60 tuổi thường bị rối loạn lo âu về thể chất với các biểu hiện:
- Trở nên yếu đuối
- Người mệt mỏi
- Thiếu tập trung
- Bồn chồn, lo lắng quá mức về sức khỏe thể chất
Tuổi già thường lo lắng quá mức về sức khỏe của bản thân
- Khó ngủ
- Nhịp tim tăng
Những người có tình trạng đau mạn tính, mất người thân, khó khăn về tài chính dễ bị rối loạn lo âu, trầm cảm hơn những người khác.
Cách điều trị rối loạn lo âu cơ bản cũng tương tự như điều trị trầm cảm, cụ thể:
- Biện pháp thay đổi nhận thức hành vi CBT
- Sử dụng sản phẩm BoniBrain
- Trò chuyện với chuyên gia tâm lý
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc bao gồm: Thuốc chống trầm cảm như Escitalopram, Paroxetine; nhóm thuốc Benzodiazepin như Diazepam, Clonazepam…
Ngoài ra, một số biện pháp thư giãn tinh thần như rèn luyện chánh niệm, tập thể dục thường xuyên, dành thời gian phơi nắng và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp cải thiện tình trạng này.
Rối loạn lưỡng cực ở tuổi già
Rối loạn lưỡng cực là chứng rối loạn tâm thần hay còn gọi là rối loạn hưng - trầm cảm. Đặc điểm của tình trạng này là tâm trạng thay đổi thất thường, có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích hoặc tăng động quá mức, nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm.
Rối loạn lưỡng cực có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn.
Theo nghiên cứu năm 2015, gần 25% người mắc chứng rối loạn lượng cực là người già ít nhất từ 60 tuổi trở lên.
Các triệu chứng đặc trưng của rối loạn lưỡng cực ở người già bao gồm:
- Khả năng nhận thức bị thay đổi thất thường
- Trí nhớ kém
- Khó giải quyết vấn đề
- Hay cáu gắt hoặc kích động quá mức
- Các triệu chứng của trầm cảm
Khi người già bị rối loạn lưỡng cực, tùy thể trạng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau như:
- Sử dụng thuốc: Thuốc chống trầm cảm, corticoid, thuốc an thần
- Tâm lý trị liệu
Trên đây là những vấn đề tâm lý thường gặp ở tuổi già. Nếu thấy bản thân đang gặp một trong các vấn đề trên, đừng ngần ngại mà hãy chia sẻ với chúng tôi bằng cách gọi đến tổng đài tư vấn 0243.760.6666 (giờ hành chính) nhé. Chúc các bạn vui khỏe!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập