Mục lục [Ẩn]
Tình trạng phân biệt đối không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xuất hiện ngay trong chính gia đình thân yêu. Nó khiến nạn nhân cảm thấy bị cô lập, tủi thân, bực bội, tổn thương tâm lý nghiêm trọng. Những cảm xúc tiêu cực đó chính là khởi nguồn cho bệnh trầm cảm nếu họ không biết cách vượt qua. Vậy người tổn thương tâm lý do bị phân biệt đối xử phải làm sao?
Tổn thương tâm lý vì bị phân biệt đối xử phải làm sao?
Thế nào là phân biệt đối xử?
Phân biệt đối xử là hành động tạo ra sự phân biệt không chính đáng, có thành kiến giữa người với người dựa trên các nhóm, giai cấp hoặc các hạng mục khác.
Một người có thể bị phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, bản dạng giới, tuổi tác, tôn giáo, khuyết tật hoặc thiên hướng tính dục… Phân biệt đối xử tạo nên tình trạng không công bằng trong xã hội. Hậu quả là một người hoặc một nhóm người phải chịu sự bất công, chèn ép.
Trên thực tế, phân biệt đối xử không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn hiện diện ngay trong chính nhà trường và gia đình. Thầy cô giáo luôn dành tình cảm đặc biệt, sự ưu ái cho học sinh ưu tú, giỏi giang, gia đình khá giả. Đồng thời, học sinh kém, hoàn cảnh gia đình khó khăn thường bị kỳ thị.
Trong gia đình, bố mẹ cũng có sự phân biệt giữa các con. Nhiều phụ huynh thường ưu ái cho bé trai vì tư tưởng trọng nam khinh nữ. Ngoài ra, họ cũng tỏ ra yêu chiều hơn đối với em út trong nhà.
Hiện nay, xã hội phát triển, tư tưởng con người cũng dần thay đổi theo hướng bình đẳng hơn. Thế nhưng, tình trạng phân biệt đối xử vẫn còn tồn tại trong nhiều mối quan hệ và hoàn cảnh. Chúng như một liều thuốc độc đối với sức khỏe tinh thần, nhất là với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Phân biệt đối xử gây tổn thương tâm lý như thế nào?
Phân biệt đối xử gây tổn thương tâm lý như thế nào?
Dù phân biệt đối xử xảy ra ở hoàn cảnh như thế nào, tâm lý nạn nhân đều sẽ bị tổn thương. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào các hành vi kỳ thị, thời gian bị kỳ thị và tính cách của từng người.
Những ảnh hưởng của tình trạng phân biệt đối xử với tinh thần nạn nhân bao gồm:
Tạo tâm lý buồn bã, tủi thân
Ảnh hưởng đầu tiên khi bị phân biệt đối xử là gây tâm lý buồn bã, tủi thân. Trong gia đình, đứa trẻ bị bố mẹ đối xử bất công sẽ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà mình. Chúng thường tự hỏi vì sao bố mẹ lại không yêu thương nó, dần suy nghĩ theo hướng tiêu cực.
Tại trường học, các hành vi phân biệt đối xử của cô giáo hay của các bạn học khác sẽ làm trẻ nghĩ mình kém cỏi, vô dụng, thiếu tự tin vào bản thân. Thậm chí, một số bé còn hình thành tâm lý sợ đến trường.
Gây stress
Sự bất công, kỳ thị diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tâm lý căng thẳng, stress. Nạn nhân luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi đến nơi bị phân biệt đối xử. Nếu sự phân biệt đó ở ngay tại gia đình, đứa trẻ sẽ cảm thấy nặng nề, căng thẳng khi đối diện với cha mẹ. Chúng có xu hướng tránh né, sống khép kín, tự trốn trong phòng một mình.
Gia tăng nguy cơ mắc rối loạn tâm thần
Người bị phân biệt đối xử trong thời gian dài dễ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ…
Tổn thương tâm lý vì bị phân biệt đối xử phải làm sao?
Tổn thương tâm lý vì bị phân biệt đối xử phải làm sao?
Để vượt qua tổn thương tâm lý vì bị phân biệt đối xử, bạn nên:
Yêu cầu dừng hành vi phân biệt đối xử
Để chấm dứt ảnh hưởng của phân biệt đối xử, bạn cần yêu cầu đối phương dừng ngay hành vi này lại. Tất cả mọi người đều được quyền đối xử công bằng. Bạn càng im lặng chịu đựng, mức độ phân biệt đối xử càng tăng lên. Tâm lý bạn sẽ tổn thương nhiều hơn.
Vì vậy, bạn hãy mạnh mẽ đối diện trực tiếp với họ, nói cho họ biết suy nghĩ của bản thân.
Tránh xa các mối quan hệ độc hại
Nếu cuộc trao đổi thất bại, bạn hãy cân nhắc chấm dứt mối quan hệ độc hại này. Trường hợp phân biệt đối xử xảy ra trong trường học, bạn có thể xin bố mẹ chuyển lớp, chuyển trường.
Nếu bị đối xử bất công ngay trong gia đình, bạn nên cân nhắc ra ở riêng, ít liên lạc, gặp gỡ với bố mẹ. Nếu chưa làm được điều đó, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người thân khác.
Học cách yêu thương bản thân
Thay vì chìm đắm trong cảm xúc tiêu cực, bạn hãy yêu thương bản thân mình hơn bằng cách:
- Bỏ ngoài tai những lời nói, hành động phân biệt đối xử.
- Ngừng so sánh bản thân với người khác.
- Thư giãn tinh thần, quên đi cảm xúc tiêu cực khi bị phân biệt đối xử bằng cách làm những việc mình yêu thích như nghe nhạc, hát karaoke, đi mua sắm, đi dạo, ngồi thiền, tập thể dục…
Tìm kiếm những người bạn thực sự
Bạn bè là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Bạn không thể lựa chọn gia đình cho mình nhưng có thể chọn chơi với những người bạn tốt. Bạn bè sẽ là điểm tựa tinh thần nếu bạn bị chính gia đình ghẻ lạnh, phân biệt đối xử.
Cách vượt qua tổn thương tâm lý là kết bạn với những người tốt
Ngoài ra, sự đồng hành của bạn bè cũng sẽ giúp ích rất nhiều khi bạn phải đối mặt với hành vi kỳ thị ở nơi làm việc, nhà trường,… Do đó, bạn hãy mạnh dạn kết bạn với những người tốt, không nên vì bị phân biệt đối xử mà cô lập bản thân với mọi người.
Nỗ lực hoàn thiện bản thân
Nâng cao năng lực cũng là cách để bạn vượt qua tổn thương tâm lý khi bị phân biệt đối xử. Việc này không chỉ giúp bạn nhận được sự công nhận của mọi người mà còn là chìa khóa vươn tới thành công trong cuộc sống.
Thêm nữa, việc hoàn thiện bản thân còn giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống, biết cách yêu thương bản thân và có thể tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa.
Tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia
Không ít người bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng do bị phân biệt đối xử. Vì vậy nếu cần thiết, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần, hướng dẫn cách đối phó với sự bất công.
Ngoài ra, các chuyên gia còn chỉ cho bạn một số kỹ năng để tránh xa những người tiêu cực và giảm thiểu phiền toái trong cuộc sống.
Hy vọng qua bài viết, các bạn đã biết tổn thương tâm lý do bị phân biệt đối xử phải làm sao. Điều quan trọng là bạn cần mạnh mẽ tránh xa mối quan hệ độc hại, đồng thời cố gắng cải thiện năng lực và yêu bản thân nhiều hơn, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập