Nỗi sợ bị bỏ rơi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Người có nỗi sợ bị bỏ rơi luôn thường trực trong lòng sự lo lắng những người yêu thương sẽ bỏ họ mà đi. Nỗi sợ ấy nghiêm trọng  đến mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ, khiến họ không thể xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp cũng như có một cuộc sống bình yên thoải mái. Vậy nỗi sợ bị bỏ rơi bắt nguồn từ đâu? Làm sao để vượt qua nó? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Làm sao để vượt qua nỗi sợ bị bỏ rơi?

Làm sao để vượt qua nỗi sợ bị bỏ rơi?

 

Nguyên nhân một người mang nỗi sợ bị bỏ rơi

Từng bị bỏ rơi trong thời thơ ấu

   Hầu hết nỗi sợ bị bỏ rơi đều bắt nguồn từ những trải nghiệm đau thương trong thời thơ ấu. Một người từng phải chịu đựng nỗi đau bị bỏ rơi dễ gặp tình trạng khó khăn hoặc căng thẳng về mặt tâm lý, bởi họ luôn lo sợ bi kịch sẽ tái diễn.

   Đó không chỉ là sự bỏ rơi về mặt địa lý, ví dụ cha mẹ ly hôn bỏ lại con cho ông bà nội/ ngoại nuôi hoặc sinh con xong lại bỏ rơi con ở ngoài đường mà đó có thể là sự bỏ rơi về mặt tinh thần. Cha mẹ nuôi con nhưng lại không thường xuyên thể hiện tình cảm yêu thương với con cái. Họ thường xuyên lạnh lùng và hờ hững với đứa trẻ, không quan tâm đến tâm tư tình cảm của con.

>>> Xem thêm: Trẻ bị bỏ rơi là như thế nào? Hậu quả ra sao?

   Theo học thuyết gắn bó, mối quan hệ giữa một đứa trẻ và cha mẹ ở những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của đứa trẻ đó về tình yêu. Khi đứa trẻ bị bỏ rơi, chúng sẽ không ngừng tự hỏi bản thân tại sao cha mẹ không yêu mình, chúng luôn lo sợ rằng mình không ngoan, không dễ thương, mình không xứng đáng được yêu,... nên cha mẹ mới như thế. Và cái suy nghĩ sai lệch rằng mình không đáng được yêu thương này có thể được đứa trẻ mang theo suốt đời, khiến chúng luôn mang trong mình nỗi sợ bị bỏ rơi.

   Ngoài ra, nếu ở thời thơ ấu, trẻ luôn bị đe dọa bởi những câu nói như: “Bố mẹ sinh em bé là con ra rìa”, “không chịu ăn là mẹ cho ông Ba Bị bắt đấy” hay “con học dốt là bố mẹ không cần con nữa”,... thì cũng rất dễ hình thành nỗi sợ bị bỏ rơi.

>>> Xem thêm: Cách chữa lành những tổn thương tâm lý thời thơ ấu.

 

Từng trải qua sự mất mát trong mối quan hệ

   Nếu đã từng trải qua chia tay hoặc ly hôn, đặc biệt nếu nguyên nhân do đối phương không chung thủy, bạn dễ hình thành nỗi sợ bị bỏ rơi.

   Không chỉ trong quan hệ đôi lứa, sự mất mát trong các mối quan hệ thân cận khác cũng có thể dẫn đến nỗi sợ này. Ví dụ, bạn bị một người bạn thân - người mà mình tin tưởng - phản bội, từ đó tạo thành những sang chấn trong lòng.

 

Người từng bị phản bội rất dễ hình thành nỗi sợ bị bỏ rơi.

Người từng bị phản bội rất dễ hình thành nỗi sợ bị bỏ rơi.

 

Thấy trải nghiệm tiêu cực của một người bị bỏ rơi

   Việc chứng kiến, nghe, thậm chí là đọc được các trải nghiệm tiêu cực của một người bị bỏ rơi cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bạn, từ đó thúc đẩy nỗi sợ bị bỏ rơi.

   Ví dụ: Nếu một đứa trẻ sống cùng với một người có nỗi sợ bị bỏ rơi, đứa trẻ ấy cũng rất dễ bị ảnh hưởng và mang nỗi sợ như vậy.

Do các hội chứng rối loạn tâm lý

   Nỗi sợ bị bỏ rơi có thể là biểu hiện của một số chứng rối loạn tâm lý như:

  • Rối loạn nhân cách tránh né (avoidant personality disorder).
  • Rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder).
  • Rối loạn lo âu ly thân (separation anxiety disorder).

   Trong trường hợp này, bạn không thể tự can thiệp mà cần nhờ đến các quy trình trị liệu y học để giải quyết triệt để vấn đề.

 

Làm sao để vượt qua nỗi sợ bị bỏ rơi?

   Việc vượt qua nỗi sợ bị bỏ rơi không hề dễ dàng. Bởi những suy nghĩ tiêu cực cứ choán lấy toàn bộ tâm lý, điều khiển mọi suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của chúng ta không thể nào thoát ra được. Nếu bạn đang trong tình trạng như vậy, dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

Tin rằng bản thân mình đáng được yêu thương

   Bước đầu tiên để vượt qua nỗi sợ này đó chính là nhận ra rằng mình đáng được yêu thương. Trên cuộc đời này, bất kỳ ai cũng đều đáng được yêu thương.

  Có phải bạn đang nghĩ “Nhưng tôi thế này tôi thế kia, tôi còn nhiều thiếu sót nên không ai yêu tôi”? Nếu có thì bạn hãy dừng ngay suy nghĩ ấy lại nhé. Bởi vì không bao giờ tồn tại một con người hoàn hảo cả, ai cũng có thiếu sót mà. Trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, dù Thị Nở không xinh đẹp, không thông minh nhưng vẫn có một Chí Phèo yêu thương cô. Vì vậy, bạn luôn nhớ rằng, luôn có một ai đó chờ mình ở ngoài kia. Khi bạn gặp được người đó, hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng, mình xứng đáng được yêu thương và chú ý. Đừng để nỗi sợ bị bỏ rơi chia rẽ tình cảm của các bạn nhé!

Hãy độc lập về cảm xúc

   Điều này thật sự không dễ dàng gì bởi nỗi sợ bị bỏ rơi khiến bạn rất dễ bị phụ thuộc bởi người khác. Nhưng bạn hãy nhớ rằng, cảm giác an toàn không nên đến từ người khác mà phải đến từ chính bạn. Khi nỗi sợ bao trùm lấy bạn, bạn hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình thay vì thực hiện các hành vi thiếu lành mạnh như ghen tỵ hay phục tùng để tìm cảm giác an toàn từ người kia.

 

Hãy cố gắng nuôi dưỡng sự độc lập cảm xúc thay vì phụ thuộc vào người khác.

Hãy cố gắng nuôi dưỡng sự độc lập cảm xúc thay vì phụ thuộc vào người khác.

 

>>> Xem thêm: Cách để trở nên độc lập - Số phận của bạn phải nằm trong tay bạn

 

Thấu hiểu nỗi sợ của mình để giải quyết nó

  • Nỗi sợ bị bỏ rơi bắt nguồn từ đâu? Điều gì đã xảy ra trong cuộc sống khiến bạn sợ như vậy?
  • Liệu nỗi sợ ấy có thực sự tồn tại?
  • Nỗi sợ ấy đã ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống và những mối quan hệ hiện tại của bạn?

   Việc trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn biết cách kiểm soát nỗi sợ.

   Khi bạn biết được nỗi sợ bắt nguồn từ đâu thì chúng sẽ không thể ảnh hưởng được đến bạn. Ví dụ: Nếu nỗi sợ của bạn bắt nguồn từ sự bỏ rơi của bố mẹ ngày thơ ấu, hiện tại bạn đã hiểu được đấy không phải là lỗi của bạn, không phải do bạn không xứng đáng được yêu thương.

   Vậy nỗi sợ ấy có thật sự tồn tại hay không? Nếu bạn không học giỏi thì bố mẹ bạn có bỏ rơi bạn không? Khi mẹ có em, bạn có bị ra rìa không? Bạn không ăn ngoan thì bố mẹ bạn có cho ông Ba Bị bắt đi không? Câu trả lời là không. Vậy, nỗi sợ của bạn không hề tồn tại.

Chấp nhận những thứ không thuộc về mình

   Buông bỏ những thứ không thuộc về mình là cách thông minh nhất giúp bạn giải phóng tâm hồn và tìm kiếm hạnh phúc thực sự trong cuộc sống. Đôi lúc bạn cần phải học cách chấp nhận đối với một số người, mình không phải là người quan trọng. Học cách buông bỏ những thứ không thuộc về mình thay vì cứ cố chấp níu kéo sẽ giúp bạn  cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn trong tâm hồn.

>>> Xem thêm: 10 điều bạn nên buông bỏ để có cuộc sống hạnh phúc.

 

Đầu tư vào bản thân

   Thay vì phải lo lắng sợ hãi bị bỏ rơi, bạn hãy cố gắng đầu tư vào bản thân để nâng cao giá trị của mình. Và có thể, khi bạn ngày càng trở nên xuất sắc hơn, hoàn thiện hơn thì người đó sẽ sợ mất đi bạn chứ không bao giờ bỏ rơi bạn.

   Đầu tư vào bản thân ở đây không chỉ là đầu tư về nhan sắc, về quần áo mà còn là về những giá trị bên trong như tri thức, đạo đức, nhân cách. Theo thời gian, những giá trị bên ngoài có thể thay đổi những những giá trị bên trong sẽ luôn còn mãi. Vì vậy, bạn hãy trau dồi thêm về kiến thức, kỹ năng xã hội, luôn giữ được sự lạc quan vui tươi, biết lắng nghe và thấu hiểu,... bạn nhé!

Để tâm đến những người thực sự tốt với bạn

   Bạn hãy suy nghĩ đơn giản hơn là mỗi người rời bỏ ta là một người không phù hợp với ta, giống như một cách để chắt lọc bạn bè. Thay vì dành thời gian để đau buồn, suy nghĩ khổ sở, tổn thương thì bạn hãy dành công sức, tâm trí để quan tâm đến những người thực sự yêu thương bạn.

 

Hãy trân trọng những người yêu thương bạn.

Hãy trân trọng những người yêu thương bạn.

 

   Chúng ta thường chỉ quan tâm những gì mình chưa có mà bỏ qua những gì đã có. Chúng ta cứ sống trong cảm giác bị bỏ rơi, luôn hoang mang, lo lắng mà không nhận ra rằng ở một nơi nào đó, vẫn luôn có những người đồng hành, cùng bạn trải qua mọi khó khăn, dù đã bao người rời đi thì họ vẫn ở đây.

Chia sẻ với ai đó

   Bạn không nên giữ những nỗi hoang mang lo lắng trong lòng vì nghĩ rằng không ai lắng nghe mình. Những cảm xúc tiêu cực này không thể tự biến mất mà chỉ chất chồng ngày càng cao, chỉ đợi một thời điểm  nào đó sẽ phun trào như dung nham núi lửa. Bởi thế bạn hãy thử chia sẻ với ai đó đáng tin cậy.

   Đôi khi việc chia sẻ với ai đó không phải nhằm mục đích tìm lời khuyên, tìm cách giải quyết mà đơn giản chỉ cần một người lắng nghe. Khi đã nói ra được hết nỗi lòng, những vướng mắc trong tâm trí thì thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân và cách vượt qua nỗi sợ bị bỏ rơi. Bạn hãy luôn nhớ rằng, bạn xứng đáng được yêu thương và chú ý. Sẽ luôn có người mà với họ, sự hiện diện của bạn là vô cùng quan trọng. Vì vậy, hãy luôn yêu thương và tự tin bạn nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường xuyên ảnh hưởng tới trẻ như thế nào?

Trong gia đình, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng, nếu bố mẹ cãi nhau thường xuyên trước mặt con cái, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Chấn thương gắn bó: Tại sao bạn luôn gặp khó khăn trong các mối quan hệ?

Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu chấn thương gắn bó là gì, các dấu hiệu chấn thương gắn bó và cách điều trị.

Trầm cảm ở học sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Thời gian qua, nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do trầm cảm ở lứa tuổi học sinh khiến dư luận bàng hoàng, đau xót. Trầm cảm ở lứa tuổi học sinh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của trẻ

Tác hại của việc la mắng con cái có thể bạn chưa biết!

Khi con cái ương bướng, nghịch dại, cha mẹ sẽ la mắng, quát tháo. Mục đích của việc này chủ yếu là muốn bé nhận ra sai lầm của bản thân và sửa chữa. Tuy nhiên, nếu phụ huynh thường xuyên la mắng trẻ, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Cha mẹ cần làm gì khi thấy con có suy nghĩ muốn tự tử?

Tỷ lệ tự tử ở thanh thiếu niên ngày càng gia tăng nghiêm trọng, là vấn đề đáng báo động hiện nay. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tự tử là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 10 - 24 tuổi.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi