Tìm hiểu về trầm cảm có triệu chứng loạn thần

Mục lục [Ẩn]

 

   Thông thường, bệnh nhân trầm cảm thường có các triệu chứng phổ biến như có cảm giác buồn bã, tuyệt vọng kéo dài, rối loạn giấc ngủ, mất hứng thú,.... Tuy nhiên, bên cạnh các triệu chứng trên, một số bệnh nhân trầm cảm bị hoang tưởng hoặc ảo giác. Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân bị trầm cảm với triệu chứng loạn thần.

 

Trầm cảm loạn thần

Trầm cảm loạn thần

 

Tìm hiểu khái niệm

Trầm cảm là gì?

   Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi cảm giác chán nản, buồn bã, suy sụp, thất vọng, mất dần hứng thú với các hoạt động xung quanh, xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực. Bệnh lý này sẽ tác động sâu sắc cảm nhận, suy nghĩ, cách hành xử của người bệnh từ đó sẽ gây nên những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất.

>>> Xem thêm: Trầm cảm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị.

Loạn thần là gì?

   Loạn thần là tình trạng một người bị gián đoạn suy nghĩ và nhận thức, khiến họ gặp khó khăn trong việc nhận ra cái gì là thật và cái gì không phải thật. Người bị loạn thần có thể có các triệu chứng như:

  • Ảo giác: Bệnh nhân nhìn, nghe, ngửi hoặc cảm nhận thấy những thứ không có thật. Ví dụ: Bệnh nhân nghe thấy giọng nói trong đầu (ảo thanh), thấy những đồ vật hoặc con người không có ở đó (ảo thị),...
  • Ảo tưởng: Bệnh nhân có những ý tưởng sai lầm về thực tế. Ảo tưởng xảy ra khi những suy nghĩ sai lệch của một người trở nên cố định và ăn sâu vào tâm trí của họ đến mức không gì có thể thuyết phục họ tin vào sự thật. Họ bác bỏ những bằng chứng trái ngược và thậm chí có thể trở nên thù địch những người đưa ra những bằng chứng đó. Ví dụ: Bệnh nhân nghĩ rằng có ai đó đang lên âm mưu hãm hại, đe dọa mình.

   Hai triệu chứng này hầu như luôn phản ánh tâm trạng chán nản của người bệnh. Ví dụ: Người bệnh có thể nghe thấy những giọng nói chỉ trích hoặc những lời rằng họ không xứng đáng.

   Ngoài ra, người bị loạn thần có thể bị chậm chạp trong vận động tức là cả suy nghĩ và chuyển động thể chất của họ đều chậm lại.

   Loạn thần không phải một bệnh lý, nó là một triệu chứng thường đi kèm với các rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt,...

 

Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần là gì?

  Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần hay còn gọi là trầm cảm loạn thần (psychotic depression) là tình trạng người bệnh mắc bệnh trầm cảm kèm theo triệu chứng loạn thần cùng một lúc.

   Người ta ước tính rằng , có đến khoảng 10 - 19% những người mắc rối loạn trầm cảm nặng có các triệu chứng loạn thần. Trong số những người điều trị trầm cảm nội trú ở bệnh viện, tỷ lệ này lên tới:

  • 25 - 45% ở người trưởng thành.
  • 53% ở người già.

   Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần ấn bản thứ 5 (DSM -5), trầm cảm loạn thần không được coi là một căn bệnh tách biệt với trầm cảm mà là một dạng phụ của trầm cảm. Theo Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD - 11), trầm cảm loạn thần là dạng trầm cảm nghiêm trọng nhất.

   Các chuyên gia chia trầm cảm có triệu chứng loạn thần thành hai dạng đó là trầm cảm có triệu chứng loạn thần theo tâm trạng và trầm cảm có triệu chứng loạn thần không theo tâm trạng.

  • Trầm cảm có triệu chứng loạn thần phù hợp với tâm trạng: Người bệnh sẽ xuất hiện các hoang tưởng và ảo giác về những chủ đề phù hợp với căn bệnh trầm cảm như kém cỏi, cảm giác tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng, nỗi sợ hãi về bệnh tật hoặc cái chết…
  • Trầm cảm có triệu chứng loạn thần không phù hợp với tâm trạng: Bệnh nhân có những ảo giác và ảo tưởng xung đột với những cảm xúc liên quan đến trầm cảm. Ví dụ: Bệnh nhân gặp ảo giác về người thân, nghe thấy những giọng nói khen người mình, ngửi thấy mùi gì đó, tin rằng có ai đó đang cố đuổi theo, bắt cóc hoặc kiểm soát suy nghĩ của mình....

   Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể có cả các triệu chứng loạn thần phù hợp với tâm trạng và không phù hợp với tâm trạng.

 

 Bệnh nhân có ảo giác hoặc ảo tưởng.

Bệnh nhân có ảo giác hoặc ảo tưởng.

 

Biểu hiện của trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần

   Một người bị trầm cảm loạn thần sẽ có các triệu chứng thường gặp của chứng trầm cảm nặng đi kèm với tình trạng ảo giác hoặc ảo tưởng. Trong đó, các triệu chứng của trầm cảm là:

  • Tâm trạng chán nản, trống rỗng, buồn bã hoặc vô vọng dai dẳng.
  • Mất dần hứng thú với những hoạt động xảy ra xung quanh.
  • Rối loạn giấc ngủ, có thể mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Thay đổi vị giác, cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ăn mất kiểm soát.
  • Mệt mỏi, bơ phờ, thiếu năng lượng.
  •  Khó tập trung, không thể hoàn thành tốt công việc được giao.
  • Cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, bất lực.
  • Không muốn giao tiếp hay tiếp xúc với những người bên cạnh.
  • Tự ti, nhận thấy bản thân vô dụng, tội lỗi.
  • Cô lập bản thân.
  • Giận dữ và thiếu kiên nhẫn
  • Suy nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát.

  Bệnh nhân bị trầm cảm loạn thần thường có nhiều suy nghĩ muốn tự sát và tự làm hại bản thân hơn. Họ cũng có nguy cơ lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện hơn.

 

Cách điều trị trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần

    Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) khuyến nghị kết hợp thuốc chống trầm cảm với thuốc chống loạn thần hoặc liệu pháp sốc điện (ECT) là phương pháp điều trị đầu tay cho bệnh trầm cảm loạn thần.

Điều trị bằng thuốc

   Nghiên cứu cho thấy việc kết hợp giữa thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm sẽ mang lại hiệu quả điều trị hơn việc chỉ dùng một trong hai thuốc. Các thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI).

   Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc trên đều có thể mang lại những tác dụng không mong muốn cho sức khỏe người sử dụng. Do đó, các bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro của thuốc cùng với sự kết hợp của chúng.

Liệu pháp sốc điện (ECT)

   Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả thì các bác sĩ sẽ lựa chọn liệu pháp sốc điện với bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng loạn thần.

 

 Minh họa liệu pháp sốc điện.

Minh họa liệu pháp sốc điện.

 

   Để thực hiện phương pháp này, người bệnh sẽ được tiến hành gây mê toàn thân. Sau đó, các bác sĩ sẽ điều chỉnh dòng điện qua não bộ của người bệnh. Quá trình này sẽ tạo nên một cơn động kinh trong mức kiểm soát có thể tác động đến mức độ dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ của người bệnh. Liệu pháp này sẽ giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát được các triệu chứng bệnh, đặc biệt là những trường hợp đang có ý định muốn tự sát.

   Trên đây là một số thông tin về bệnh trầm cảm có triệu chứng loạn thần. Đây là một dạng trầm cảm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tinh thần và cả tính mạng của người bệnh. Do đó, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực

Những lợi ích và tác hại của cảm xúc tiêu cực.

Dùng thuốc chống trầm cảm, nhiều người trở thành “con nghiện”

Dùng thuốc chống trầm cảm, nhiều người trở thành “con nghiện”.

Tham gia vào hội nhóm trầm cảm - Nên hay không?

Tham gia vào hội nhóm trầm cảm - Nên hay không?

Mất bao lâu để vượt qua bệnh trầm cảm?

Điều trị bệnh trầm cảm là một quá trình gian nan. Không có một con số cụ thể cho thời gian cần thiết để một người vượt qua căn bệnh này…

Thành phần BoniBrain gồm những gì? Công dụng, cách dùng như thế nào?

  Thành phần BoniBrain gồm cây rễ vàng, L-Tryptophan, Vitamin B3, Vitamin B6, L- Tyrosine, L- Phenylalanine, Vitamin C, Vitamin B12, Vitamin B9, Trimethylglycine, Mg, Zn.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi