Mục lục [Ẩn]
Trầm cảm và bệnh tim mạch đều là những vấn đề sức khỏe gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Điều đáng nói ở đây là, hai tình trạng này còn thường xuất hiện cùng nhau.
Vậy, mối quan hệ giữa chúng là gì? Đâu là biện pháp giúp khắc phục hiệu quả những ảnh hưởng đến từ trầm cảm và bệnh tim mạch? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao trầm cảm và bệnh tim mạch thường xuất hiện cùng nhau? Đâu là cách khắc phục hiệu quả?
Tại sao trầm cảm và bệnh tim mạch thường xuất hiện cùng nhau?
Trầm cảm và bệnh tim mạch đều đang có tỷ lệ mắc gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới và hai bệnh lý này lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Theo đó, những người mắc bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ phát triển chứng trầm cảm cao hơn. Đồng thời, người bị trầm cảm cũng có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về tim mạch. Cụ thể:
Trầm cảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các số liệu thống kê cho thấy, những người bị trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành (CAD) cao hơn 64% người không bị. Đồng thời, người bệnh CAD bị trầm cảm có khả năng gặp biến cố tim mạch bất lợi cao hơn 59%.
Một số yếu tố liên quan đến tình trạng này có thể kể đến như:
- Mức cortisol, adrenalin, noradrenalin ở người bệnh trầm cảm luôn cao do tâm lý căng thẳng, lo lắng, stress. Các chất trung gian hóa học này làm gia tăng tổn thương nội mạch, đẩy nhanh quá trình lão hóa và xơ vữa mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp, tăng nhịp tim, phản ứng viêm.
- Mặc dù người mắc trầm cảm thường xuyên bỏ ăn, nhưng cũng có trường hợp ăn quá mức và ăn thực phẩm không tốt như đồ ngọt, đồ ăn nhanh,... dẫn đến tăng cân.
- Người bệnh trầm cảm thường dành nhiều thời gian ở trong nhà, ít vận động thể chất, tập thể dục.
- Người bệnh trầm cảm thường xuyên bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
- Người bệnh trầm cảm cũng sử dụng nhiều chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc lá. Đây đều là những tác nhân gây ra các bệnh tim mạch.
- Trầm cảm làm rối loạn hệ thần kinh tự chủ và tăng hoạt hệ giao cảm, đây là yếu tố thuận lợi làm phát sinh, hoặc tăng nặng các vấn đề tim mạch sẵn có.
- Sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, cũng như tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.
Người bệnh trầm cảm thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, stress
Bệnh tim mạch làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm
Nhiều báo cáo cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch bị trầm cảm cũng không phải một con số nhỏ. Theo đó, mắc trầm cảm ở người bị nhồi máu cơ tim cao hơn 3 - 3,5 lần so với người không bị bệnh.
Tỷ lệ mắc trầm cảm ở những người bị suy tim ước tính vào khoảng 35 - 38%. Đồng thời, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở người bị suy tim cũng cao hơn 20% so với người khỏe mạnh.
Nguyên nhân đứng sau điều này có thể là do họ luôn lo lắng về việc bệnh tình, lo bệnh nặng lên. Đến một lúc nào đó, họ không còn tự chăm sóc được bản thân, và phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào người thân, trở thành gánh nặng cho gia đình.
Đồng thời, việc điều trị các bệnh tim mạch cũng khiến họ tiêu tốn một khoản chi phí không hề nhỏ. Với những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thì đây là một áp lực rất lớn với người bệnh.
Ngoài ra, bệnh tật cũng khiến họ ít được gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, ít được tham gia các hoạt động xã hội. Trong khi đó, những người có bệnh tim mạch đa phần là người có tuổi. Điều này sẽ khiến tâm trạng của họ trở nên buồn bã, u uất.
Nếu mắc bệnh tim mạch từ khi còn trẻ, thì họ sẽ lo lắng, buồn phiền vì giảm hoặc mất khả năng lao động. Những ảnh hưởng tâm lý còn nghiêm trọng hơn nếu họ là lao động chính trong gia đình.
Người bệnh tim mạch thường thấy lo lắng, bất an về tình trạng của mình
Khắc phục những ảnh hưởng do trầm cảm và bệnh tim mạch bằng cách nào?
Có thể thấy, trầm cảm và bệnh tim mạch sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, làm cách nào để giảm thiểu những ảnh hưởng đến từ hai bệnh lý này?
Người thân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp người bệnh có được sự hồi phục tốt nhất. Theo đó, những việc mà người thân cần làm gồm có:
Giúp người bệnh duy trì lối sống lành mạnh
Cả người bệnh trầm cảm và tim mạch đều cần một lối sống lành mạnh để duy trì sức khỏe tốt. Cụ thể:
Về ăn uống
- Người bệnh nên sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, thực phẩm tươi, sạch, hạn chế những thực phẩm đã qua chế biến, tinh chế.
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa.
- Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều chất béo có hại như: mỡ động vật, đồ nướng, chiên, xào, áo chảo, đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt,... Thay vào đó, người bệnh nên ăn các loại cá béo, dầu ô liu nguyên chất vì chúng chứa nhiều acid béo không bão hòa omega-3, rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Bổ sung các thực phẩm giàu acid amin như: L-Tryptophan, L-Tyrosine, L-Phenylalanine.
Về sinh hoạt
- Người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, làm những việc mà mình yêu thích.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Ngủ đủ giấc, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Không sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện.
- Thường xuyên ra ngoài trời để hít thở không khí trong lành, gặp gỡ mọi người.
Người bệnh nên sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe
Tâm sự, chia sẻ với người bệnh
Khi mắc trầm cảm, hoặc bệnh tim mạch, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an về tình trạng của mình. Chính vì vậy, người thân hãy luôn ở bên cạnh họ, động viên, an ủi, vỗ về họ. Bạn hãy để người bệnh biết rằng họ không cô đơn, vẫn còn rất nhiều người yêu thương và cần đến họ.
Nếu họ đang mang nhiều gánh nặng, thì hãy tìm cách để lắng nghe, động viên và đồng hành cùng họ vượt qua khó khăn. Với những người bệnh trầm cảm, bạn có thể đưa họ tới gặp các chuyên gia tâm lý, để được tư vấn và điều trị.
Sử dụng sản phẩm BoniBrain
Như đã nhắc đến, việc sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm kéo dài cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chính vì vậy, người bệnh trầm cảm nên kết hợp sử dụng với các sản phẩm an toàn như BoniBrain.
BoniBrain giúp tăng cường sản xuất serotonin và dopamin trong não bộ, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, lo lắng, buồn rầu, mất hứng thú. Người bệnh sau khi dùng sản phẩm sẽ cảm thấy vui vẻ, phấn chấn, lạc quan và ngủ ngon hơn. Khi người bệnh đã hồi phục, bác sĩ sẽ giảm bớt liều thuốc tây, từ đó giảm được các tác dụng phụ của chúng.
Sản phẩm BoniBrain của Mỹ
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về mối quan hệ giữa trầm cảm và bệnh tim mạch, cũng như cách khắc phục. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập