Bạo lực học đường ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của trẻ?

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạo lực học đường đang là một vấn nạn vô cùng nhức nhối tại Việt Nam. Theo Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính từ ngày 1/9/2021 đến ngày 5/11/2023, cả nước xảy ra 699 vụ bạo lực học đường liên quan đến 2.016 học sinh, trong đó có 854 học sinh là nữ và bình quân, cứ 50 cơ sở giáo dục xảy ra 1 vụ bạo lực học đường. Hậu quả của bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về mặt thể chất của học sinh, nhưng đáng lo ngại hơn là tổn thương về tinh thần.

 

Bạo lực học đường ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của trẻ?

Bạo lực học đường ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của trẻ?

 

Nhiều trẻ phải điều trị tâm lý vì bạo lực học đường

   Bạo lực học đường luôn là một vấn đề vô cùng nan giải, đáng báo động tại các trường học, đặc biệt là khối phổ thông. Bạo lực học đường bao gồm rất nhiều hình thức như bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực trên môi trường mạng,..

   Vấn nạn này không chỉ gây ra những vết thương ngoài da cho nạn nhân mà còn là nỗi đau dai dẳng về mặt tâm lý. Nhiều trường hợp, trẻ phải điều trị tâm lý vì bạo lực học đường.

   Như một trường hợp của một học sinh lớp 7 của Trường THCS Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, được báo chí đưa tin nhiều vào tháng 11/2023. Em bị đánh bởi 8 bạn cùng trường trong nhiều tháng. Tuy nhiên, phải đến tháng 9 năm ngoái thì nhà trường và gia đình mới phát hiện ra, nhưng lúc này, em đã phải đi điều trị tâm thần.

   Theo bố của nạn nhân cho biết, em bị đánh ngất trong nhà vệ sinh, bị các bạn đe dọa là càng nói thì sẽ càng đánh nên em không dám nói với gia đình. Em phải nhập viện nhiều lần, trong trạng thái co giật, sợ hãi tột độ và không nhận ra người xung quanh, kể cả bố mẹ. Sau khi điều trị một thời gian dài, tình trạng của em mới có tiến triển và bắt đầu đi học lại.

   Hay như trường hợp của một nữ sinh lớp 8 trường THCS Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội) cũng diễn ra trong năm 2023, em phải nằm viện trong gần 1 tháng vì bị bạn cùng lớp và một nhóm khác đánh.

   Theo bố của em chia sẻ, con ông bị bạo hành vì có mâu thuẫn với bạn cùng lớp. Bạn cùng lớp kéo hơn chục người gọi em ra và đánh, em giấu bố mẹ và vẫn đi học bình thường. Tuy nhiên, đến trưa hôm sau thì tốp đánh em hôm trước lại chặn đường và đánh em, khi có bạn vào can thì nhóm đó đánh cả bạn can. Đến chiều, gia đình của em mới biết và đưa em vào viện. Khi vào viện, em bị chấn thương sọ não và sang  chấn tâm lý sau bị bạo hành. Trong suốt quá trình điều trị, nữ sinh này có biểu hiện cấu xé, la hét, rạch tay, tự hành hạ thân thể, thậm chí nuôi dưỡng suy nghĩ muốn tự tử. Em phải nằm viện hơn 1 tháng trời ròng rã để điều trị.

 

Nữ sinh có biểu hiện tự cấu xé, rạch tay, hành hạ thân thể sau khi bị bạo lực học đường.

Nữ sinh có biểu hiện tự cấu xé, rạch tay, hành hạ thân thể sau khi bị bạo lực học đường.

 

   Qua hai trường hợp này, chúng ta có thể nhận thấy rằng những tổn thương trên tinh thần của nạn nhân bạo lực học đường là vô cùng lớn.

 

Bạo lực học đường ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý

   Trẻ bị bạo lực học đường thường có những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, muộn phiền, căng thẳng, uất ức, thất vọng, xấu hổ, tủi nhục… Bạo lực học đường cũng khiến nạn nhân bị suy giảm hình ảnh của bản thân, ảnh hưởng đến sự tự tin và lòng tự trọng của các em. Các em rất dễ hình thành các niềm tin sai lệch như “Mình không đáng được yêu thương”, “mình không xứng đáng được bảo vệ”, “mình kém cỏi, tồi tệ”, “học giỏi là cái tội”, …. Và chúng là màng lọc để nạn nhân diễn giải các sự kiện tương lai theo chiều hướng tiêu cực hơn.

   Do đó, nếu các nạn nhân không được hỗ trợ và bảo vệ kịp thời, nạn nhân của bạo lực học đường rất dễ mắc các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, PTSD (Rối loạn căng thẳng sau chấn thương Post-traumatic stress disorder)...

Nhiều nạn nhân sử dụng hành vi tự hại hoặc lạm dụng chất kích thích như một cách để giúp cân bằng lại cảm xúc của mình. Cũng có nhiều người vùng vẫy trong các vấn đề bạo lực mà mãi không thể tìm ra cách giải quyết hiệu quả, họ dần tuyệt vọng và tìm đến tự sát như một cách thức để giải thoát bản thân.

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

   Đây là hậu quả rất dễ nhận thấy ở các nạn nhân bị bạo lực học đường, đặc biệt ở các em bị bạo lực thể chất như đấm, đá, giật tóc... các hành vi có tính gây tổn thương đến cơ thể vật lý, là kiểu bạo lực mà thường ta dễ quan sát hơn về hệ quả với một số biểu hiện như các vết thương, vết bầm tím, chấn thương sọ não,...

   Điều này không có nghĩa là bạo lực tinh thần không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của nạn nhân. Trên thực tế, các vấn đề tâm lý như căng thẳng, stress hay trầm cảm, rối loạn lo âu đều có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của các em. Dễ nhận thấy nhất, các em gặp phải các vấn đề về rối loạn giấc ngủ (như khó ngủ, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều), các vấn đề về rối loạn ăn uống (thay đổi khẩu vị, không muốn ăn hoặc ăn nhiều hơn trước) hay tác động đến các cơ quan trong cơ thể gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa,....

   Phải trải qua bạo lực học đường khiến các em có hành vi tự hại hoặc lạm dụng các chất kích thích như một biện pháp để giải tỏa, điều này cũng khiến sức khỏe thể chất của các em bị ảnh hưởng mạnh mẽ.

Ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh

   Trường học được coi là nơi nuôi dưỡng nhân cách, giá trị sống và văn hóa sống của mỗi người. Để làm được điều đó, đây phải là nơi an toàn và lành mạnh với các em. Tuy nhiên, với những học sinh đã từng bị bạo lực học đường thì trường học trở thành nơi ẩn chứa nguy cơ đáng sợ, luôn rình rập các em. Thay vì mỗi ngày đến trường là một ngày vui thì các em lại đến trường trong tâm trạng nơm nớp lo sợ. Tâm trạng này khiến các em khó lòng mà tập trung học tập mỗi khi đến trường, thậm chí còn có hành vi trốn học vì quá sợ hãi. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề tới kết quả học tập của các em.

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ sau này

   Những chấn thương tâm lý khi bị bạo lực học đường hằn sâu vết thương tâm trí nghiêm trọng, khiến tâm lý trẻ luôn trong tình trạng lo sợ, tự ti, rụt rè, nhút nhát… Trẻ có xu hướng rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội, trở nên dè dặt hơn, khó kết bạn.

   Ngược lại, một số trường hợp trẻ là nạn nhân trong quá khứ lại mang theo những phẫn uất, căm hận của mình đến với thực tại. Những người này thường không có khả năng để phản kháng lại người trực tiếp hành hạ mình nên lựa chọn cách trút lên những người yếu thế hơn để xả đi những phẫn nộ mình đang mang.

 

Một số kỹ năng cần thiết giúp trẻ phòng, chống bạo lực học đường

Bạo lực học đường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, vì vậy phụ huynh, nhà trường cần rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết để phòng, chống bạo lực học đường, như:

 

Cần rèn luyện cho trẻ những kỹ năng cần thiết để chống lại bạo lực học đường.

Cần rèn luyện cho trẻ những kỹ năng cần thiết để chống lại bạo lực học đường.

 

Kỹ năng nhận biết và chủ động chia sẻ trước nguy cơ bạo lực học đường

   Trẻ cần nhận biết sớm các dấu hiệu có nguy cơ bạo lực như: nhìn đểu, trêu đùa quá khích, bị cho ra rìa, tẩy chay, hẹn gặp riêng nói chuyện… để biết cách hành xử né tránh khỏi bạo lực xảy ra.

    Khi nhận thấy mình có nguy cơ bị bắt nạt, trẻ nên chia sẻ với cha mẹ, thầy cô giáo. Lúc này, phụ huynh và nhà trường cần giúp trẻ nhìn nhận sự việc, từ đó có những ứng xử phù hợp.

Kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra bạo lực học đường

    Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Khi bị bạo lực học đường, trẻ cần phải biết kêu cứu để được sự trợ giúp từ thầy cô giáo, gia đình (bố/mẹ), người thân hoặc những người xung quanh. Trẻ có thể hét lớn, chạy nhanh đến những nơi an toàn như gặp thầy cô giáo, phòng bảo vệ, nhà dân… hoặc gọi điện thoại cho người thân ứng cứu.

Kỹ năng giao tiếp, hòa nhập với bạn bè

   Người lớn nên khuyến khích trẻ tham gia vào những hoạt động nhóm như: hoạt động thể thao, ngoại khóa, tiếng Anh… để giúp trẻ có được những người bạn thân phù hợp để có thể chia sẻ khi gặp khó khăn.  Nhờ đó, trẻ sẽ có được hỗ trợ từ bạn bè khi bị bạo lực học đường, ví dụ bạn bè của trẻ thông báo với thầy cô giáo, phụ huynh.

    Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè cũng vô cùng quan trọng để tránh gây căng thẳng, đối đầu.

>>> Xem thêm: Cách phòng chống bạo lực học đường là gì?

 

   Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được những hậu quả nghiêm trọng của bạo lực học đường. Phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian chú ý quan sát, chia sẻ với con mỗi ngày đồng thời hướng dẫn con cách bảo vệ bản thân từ sớm để phòng tránh tối đa nguy cơ này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Bạo lực học đường là gì? Cách nhận diện trẻ bị bạo hành

Bạo lực học đường là một vấn đề mang tính thời sự, đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận trong những năm trở lại đây. Tình trạng này để lại nhiều sự ám ảnh, vết thương tâm lý đối với các em học sinh, thậm chí là gây ra những hậu quả thương tâm.

Trầm cảm học đường: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Để khắc phục trầm cảm học đường, bạn cần biết về nguyên nhân, triệu chứng…

Cách phòng chống bạo lực học đường là gì?

Để phòng chống bạo lực học đường hiệu quả, gia đình và nhà trường cần quan tâm, dạy trẻ những kỹ năng cần thiết…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi