Bạo lực gia đình phá hủy sức khỏe tinh thần thế nào?

Mục lục [Ẩn]

 

   Gia đình được xem là tổ ấm của mỗi người, nơi chúng ta nhận được tình yêu thương, được bao bọc, chở che. Thế nhưng với nhiều người, gia đình không khác gì địa ngục, nơi mà họ bị đối xử bằng bạo lực và phải chịu những dày vò đau đớn cả về thể xác và tinh thần.

 

Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần?

 

Bạo lực gia đình - những con số đáng báo động

   Theo khoản 1 Điều 2 Luật số 13/2022/QH15 về Phòng chống bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

   Bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nó xuất hiện phổ biến trong các mối quan hệ ở khắp nơi trên toàn thế giới. Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, tại Mỹ, cứ 4 phụ nữ thì có một người bị bạo lực về thể chất, cứ 9 nam giới thì có một người bị bạo lực. Ở Việt Nam, trong năm 2019, cứ 3 phụ nữ từng kết hôn thì một người bị bạo hành về thể xác hoặc tình dục

    Báo cáo điều tra quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh & Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2019, cho thấy những con số đau lòng:

  • Gần 6.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 64 được phỏng vấn và khẳng định hầu hết bạo lực do chồng gây ra.
  • Gần 63% bị hơn một hình thức bạo lực thể xác, tinh thần và kinh tế.
  • 26% phụ nữ từng bị bạo lực thể xác do chồng gây ra.
  • 13% phụ nữ từng bị bạo lực tình dục do chồng gây ra.
  • 47% phụ nữ từng bị bạo lực tinh thần do chồng gây ra.
  • 21% phụ nữ từng bị bạo lực kinh tế do chồng gây ra.

    Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra giữa mối quan hệ giữa vợ - chồng mà còn xảy ra giữa cha mẹ - con cái, cha mẹ chồng - con dâu hoặc cha mẹ vợ - con rể hoặc các anh chị em trong gia đình. Tuy nhiên, phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng thường bị bạo lực gia đình nhắm đến nhất vì đây là nhóm đối tượng yếu thế trong gia đình.

 

Hành vi nào được tính là bạo lực gia đình?

    Khi nhắc đến bạo lực gia đình, nhiều người thường nghĩ ngay đến hành vi đánh đập, hành hung về thể chất. Tuy nhiên, bạo lực gia đình không chỉ có bạo lực trên thể chất mà có nhiều hình thức khác nhau như bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực về kinh tế. Theo Luật số 13/2022/QH15 về phòng, chống bạo lực gia đình, hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.
  • Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
  • Cưỡng ép chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
  • Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em.
  • Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới tính, năng lực của thành viên gia đình.
  • Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý.
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
  • Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
  • Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng.
  • Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực.
  •  Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp.
  •  Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi.
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình.
  • Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác.
  • Cô lập, giam cầm thành viên gia đình.
  • Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

 

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình

   Bạo lực gia đình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như:

Do lạm dụng rượu bia, chất gây nghiện

   Rượu bia, các chất kích thích, chất gây nghiện là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bạo lực gia đình. Trước áp lực cuộc sống, nhiều người tìm đến rượu bia, thuốc lá hoặc các chất gây nghiện để giải tỏa phiền muộn. Tuy nhiên, những chất này ảnh hưởng đến tâm trí và hành vi của người sử dụng.

 

Rượu bia là nguyên nhân phổ biến gây ra bạo lực gia đình.

Rượu bia là nguyên nhân phổ biến gây ra bạo lực gia đình.

 

   Khi sử dụng rượu bia, con người mất dần nhận thức, mất kiểm soát về hành vi của bản thân, từ đó có những hành vi như đánh đập, hành hung, đập vỡ đồ đạc. Trường hợp này gặp nhiều ở nam giới, với xu hướng giải quyết tình huống bằng bạo lực, nhiều người thường đánh đập, hành hạ, chửi mắng vợ con, phá hoại đồ đạc trong  lúc say xỉn.

Do quan điểm trọng nam khinh nữ

   Hiện nay xã hội đã phát triển, nhận thức của con người dần thoải mái hơn về sự bình đẳng. Tuy nhiên, đâu đó vẫn tồn tại những định kiến của xã hội, những tư tưởng lỗi thời như “trọng nam khinh nữ”, “chồng chúa, vợ tôi”. Trong quan niệm của họ, phụ nữ phải luôn nhường nhịn, cam chịu, cung phụng chồng con.

   Chính quan điểm này khiến nữ giới lúc nào cũng thu mình lại, cam chịu và người đàn ông tự cho mình cái quyền được chà đạp, xúc phạm họ. Với suy nghĩ bản thân là trụ cột của gia đình, là chủ gia đình, tiếng nói của mình là quan trọng nhất và những thành viên khác phải tuân theo, nhiều người đàn ông đã tiến hành bạo lực gia đình và nghĩ đó là điều bình thường, điều hiển nhiên không có gì sai trái.

Nhận thức sai lệch

   Một số người không biết rằng hành vi của họ được coi là bạo lực gia đình, là vi phạm pháp luật. Họ cho rằng đây là chuyện của gia đình mình, mình có quyền thực hiện những điều đó. Ví dụ người chồng cho rằng họ có quyền “dạy dỗ” vợ nếu người vợ làm họ phật ý. Ngược lại, nhiều người phụ nữ cho rằng việc bản thân mình đay nghiến, trách móc chồng con là điều bình thường. Không chỉ ở mối quan hệ vợ chồng mà nhiều gia đình còn xảy ra bạo lực đối với con cái do sự nhận thức chưa phù hợp của mình. Nhiều người hay giáo dục con cái theo quan niệm “thương cho roi cho vọt”. Chính vì thế không ít các ông bố bà mẹ vì muốn con cố gắng, nỗ lực và đạt nhiều thành tích tốt hơn nên liên tục sử dụng đòn roi, các hình thức tra tấn tinh thần đối với con nhỏ.

   Trên thực tế, bạo lực gia đình là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của con người đã được quy định rõ trong Hiến pháp. Nếu vi phạm, người gây ra bạo lực gia đình có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí là phạt tù tùy theo mức độ vi phạm.

 

Bạo lực gia đình phá hủy sức khỏe tinh thần thế nào?

Ảnh hưởng đến nạn nhân

   Hậu quả dễ thấy nhất của bạo lực gia đình với nạn nhân chính là gây ra những tổn thương về thể chất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của nạn nhân. Nhưng không chỉ có vậy, nạn nhân của bạo lực gia đình còn phải chịu đựng những sự tổn thương nặng nề về mặt tinh thần.

   Nhiều nạn nhân của bạo lực gia đình luôn trong trạng thái căng thẳng, lo sợ, hoảng loạn, dần mất tự tin hoặc trầm cảm, rối loạn lo âu. Nỗi đau thể chất đôi khi còn có thể chữa lành nhưng những vết rạn nứt từ trong tâm trí sẽ khó bù đắp được, những vết thương lòng có thể đi theo họ đến hết cuộc đời. Rất nhiều trường hợp nạn nhân đã không còn bị bạo lực nhưng vẫn sống với tâm lý nặng nề, chán chường, ám ảnh và tuyệt vọng về những gì đã qua.

Ảnh hưởng đến người chứng kiến

   Những người chứng kiến bạo lực gia đình, đặc biệt là trẻ em sẽ dễ hình thành tâm lý sợ hãi, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. Những đứa trẻ khi sống trong gia đình bạo lực thường có xu hướng sống tách biệt, cảm thấy xấu hổ và lẩn tránh hầu hết các mối quan hệ bên ngoài. Thậm chí, nhiều trẻ do sự ám ảnh quá lớn nên hình thành nỗi sợ hôn nhân, không muốn yêu đương và kết hôn.

 

Bạo lực gia đình ảnh hưởng nhiều đến trẻ con.

Bạo lực gia đình ảnh hưởng nhiều đến trẻ con.

 

   Mặt khác cũng có không ít các trường hợp trẻ nhỏ hình thành tâm lý chống đối, nổi loạn và có xu hướng thích phá phách, nghỉ học, thực hiện các hành vi phạm tội, nghiện chất,…Trẻ phải liên tục chứng kiến hành vi bạo hành từ cha mẹ cũng sẽ dần bị lệch lạc về mặt nhận thức, có nhiều khả năng thực hiện các hành vi bạo hành giống với người lớn.

>>> Xem thêm: Việc chứng kiến bạo lực gia đình ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

 

Phải làm sao khi bị bạo lực gia đình?

   Để có thể thoát khỏi vấn nạn này, bản thân nạn nhân cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cần loại bỏ những quan điểm, tư duy không phù hợp. Một số biện pháp hỗ trợ là:

  • Nhận biết các dấu hiệu và các hành vi là bạo lực gia đình.
  • Thừa nhận việc bản thân đang là nạn nhân của bạo lực gia đình và chủ động chia sẻ, nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh.
  • Cần tìm hiểu và lưu giữ số điện thoại của các cán bộ, cơ quan chức năng tại địa phương để liên hệ khi cần thiết.
  • Để tránh tình trạng bạo lực gia đình do rượu bia, say xỉn và bảo vệ bản thân thì bạn cần hạn chế đôi co, tranh cãi với người sử dụng rượu bia.
  • Bạn nên có một khoản kinh phí để dự trù cho những việc cần thiết. Tốt nhất bạn nên có công việc và ổn định về mặt tài chính để không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai.
  • Cần ghi lại những hình ảnh, đoạn hội thoại mang tính chất bạo lực để phục vụ tốt cho việc kiện tụng, điều tra sau này.
  • Bạn nên tránh xa kẻ gây bạo lực.
  • Nếu bạo lực gia đình để lại cho bạn nhiều tổn thương về mặt tâm lý không xóa nhòa được, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý.

   Trên đây là những thông tin về hành vi bạo lực gia đình và một số biện pháp phòng chống, ngăn chặn. Gia đình chính là mái ấm, là nơi che chở tốt nhất, hi vọng rằng mỗi chúng ta sẽ biết cách vun đắp và bảo vệ chính ngôi nhà của mình.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: bạo lực gia đình

Bài viết liên quan

Việc chứng kiến bạo lực gia đình ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào?

Trẻ em chứng kiến cảnh bạo lực gia đình sẽ phải chịu đựng nhiều hệ lụy ngắn hạn và lâu dài với sức khỏe thể chất và tinh thần của mình…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi