Mục lục [Ẩn]
Đôi khi, chúng ta hay tưởng tượng sự vật, hiện tượng nào đó theo ý muốn. Và chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được suy nghĩ, cũng như biết rằng thực tế không như vậy. Thế nhưng, với người mắc bệnh rối loạn hoang tưởng, họ không nhận biết được đâu là sự thật, đâu ảo giác. Tình trạng này thường dẫn đến các hành vi nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ cũng như những người xung quanh.
Rối loạn hoang tưởng là bệnh gì?
Rối loạn hoang tưởng là bệnh gì?
Hoang tưởng là những phán đoán, suy nghĩ lệch lạc, không chính xác, không phù hợp với thực tế khách quan.
Rối loạn hoang tưởng là dạng bệnh tâm thần thể nặng. Người bệnh vô cùng tin tưởng vào những câu chuyện, tình huống mà họ tự suy diễn trong tâm trí chính là sự thật khách quan. Kể cả những người xung quanh có thuyết phục, giải thích, chứng minh thực tế không như vậy nhưng họ vẫn tin điều họ nghĩ là sự thật.
Biểu hiện điển hình của bệnh rối loạn hoang tưởng là thường xuyên gặp phải ảo giác. Bệnh nhân tưởng tượng ra nhiều sự kiện, tình huống nhưng khó xảy ra trong thực tế, chẳng hạn như bị đầu độc, được người khác yêu thầm… Một số trường hợp khác lại có “ảo tưởng kỳ quái” về những câu chuyện phi thực tế như biến hình, xuyên không, đĩa bay, bị người ngoài hành tinh bắt cóc… Nếu không điều trị sớm, người mắc bệnh rối loạn hoang tưởng dễ trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
Đặc điểm của chứng rối loạn hoang tưởng
Theo các chuyên gia, rối loạn hoang tưởng mang 2 đặc tính nổi bật như sau:
- Lập luận lệch lạc: Bệnh nhân có thể đưa ra nhiều lý lẽ. Thế nhưng, cơ sở tư duy rất hỗn loạn, không chính xác, kém thuyết phục. Do đó, họ dễ đưa ra kết luận lệch lạc.
- Niềm tin cố định, vững chắc: Tuy những phán đoán, ý tưởng của bệnh nhân rất mâu thuẫn với thực tế khách quan nhưng họ luôn có niềm tin tuyệt đối đối vào chúng.
Người bệnh thường tưởng tượng điều phi lý
Đối với các trường hợp rối loạn hoang tưởng dai dẳng, những phán đoán và niềm tin sai lầm của họ không quá xa lạ với cuộc sống thường ngày. Khi mới nghe lần đầu, chúng ta có thể tin những điều đó là thật (ví dụ như họ bị cô lập ở cơ quan, bị ghét trong trường học…). Họ luôn cho rằng bản thân là nạn nhân của sự theo dõi, trù dập đến từ nhiều phía.
Về lâu dài, rối loạn hoang tưởng sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
- Người bệnh luôn hoài nghi, lo ngại về những người xung quanh. Điều này khiến các mối quan hệ xã hội đã từng tốt đẹp từ từ rạn nứt, đổ vỡ.
- Gặp phải nhiều vấn đề lớn trong công việc do không thể làm việc nhóm.
- Trở thành con người nóng tính, hay giận dữ và dễ dàng tấn công người khác. Nếu bị rối loạn hoang tưởng quá nặng, bệnh nhân có thể cố ý giết người hàng loạt.
- Những suy nghĩ bi quan, tiêu cực khởi nguồn từ rối loạn hoang tưởng có thể làm nảy sinh ý định và hành vi tự sát.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn hoang tưởng
Các yếu tố được cho là góp phần hình thành bệnh rối loạn hoang tưởng gồm có:
- Di truyền: Nếu trong gia đình có thành viên mắc rối loạn hoang tưởng, con cái họ sẽ có nguy cơ phải đối mặt với căn bệnh này.
- Sinh học: Người có vùng não bất thường cũng dễ bị hoang tưởng.
- Tâm lý: Tình trạng căng thẳng kéo dài thường dẫn đến nhiều dạng rối loạn tâm thần.
- Thói quen sử dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Người lạm dụng rượu bia, chất kích thích có nguy cơ mắc rối loạn hoang tưởng
- Người thường xuyên bị cô lập (người câm điếc, dân nhập cư…) có nguy cơ mắc chứng rối loạn hoang tưởng cao hơn những người bình thường.
- Bị một số sự cố khi mới chào đời như tiếp xúc với chất độc, nhiễm virus, suy dinh dưỡng…
- Sử dụng thuốc hướng thần (thuốc thần kinh hoặc thuốc tâm thần) trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Các trường hợp có hơn 3 yếu tố nguy cơ nêu trên rất dễ bị mắc chứng rối loạn hoang tưởng.
Cách điều trị rối loạn hoang tưởng
Quá trình chữa bệnh rối loạn hoang tưởng bao gồm hai phương pháp là điều trị nội khoa và trị liệu tâm lý, cụ thể:
Điều trị nội khoa
Các nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị nội khoa bao gồm:
- Thuốc an thần: Đã từ rất lâu, nhóm thuốc này được đưa vào công tác điều trị các dạng rối loạn tâm thần. Chúng tác dụng theo cơ chế ức chế hoạt động của các thụ thể dopamin (chất dẫn truyền thần kinh có liên quan mật thiết đến sự phát triển của những ảo tưởng) bên trong bộ não.
- Thuốc chống loạn thần không điển hình: Giúp cản trở hoạt động của các thụ thể serotonin và dopamin bên trong não bộ. Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát triệu chứng loạn thần hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn so với nhóm thuốc chống loạn thần thông thường.
Điều trị rối loạn hoang tưởng thường sử dụng thuốc tây
Tùy vào mức độ rối loạn hoang tưởng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp.
Trị liệu tâm lý
Biện pháp này sẽ được kết hợp với điều trị nội khoa để giúp người bệnh đối phó thành công tình trạng căng thẳng, hoang tưởng. Tuy nhiên, dạng bệnh này rất khó điều trị bởi đa số bệnh nhân thiếu hiểu biết, không thể nhận thức được vấn đề của bản thân.
Những liệu pháp tâm lý được sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh rối loạn hoang tưởng gồm có:
- Liệu pháp tâm lý cá nhân: Giúp người bệnh tự nhìn nhận, điều chỉnh những suy nghĩ đang bị bóp méo.
- Liệu pháp hành vi nhận thức: Giúp người bệnh học cách nhận biết, thay đổi suy nghĩ và hành vi dẫn đến ảo giác.
- Liệu pháp nhóm
- Liệu pháp gia đình
- Liệu pháp âm nhạc
Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cần tham gia quá trình trị liệu để hỗ trợ bệnh nhân hoang tưởng chữa bệnh tốt hơn.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết bệnh rối loạn hoang tưởng là gì. Việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp người bệnh phục hồi trở lại. Vì vậy, ngay khi phát hiện người thân có biểu hiện bất thường, bạn cần khuyên nhủ, khuyến khích họ đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập