Nam sinh 19 tuổi hoang tưởng mắc ung thư

Mục lục [Ẩn]

 

   Ở một số người, ngay cả khi cơ thể đang khỏe mạnh nhưng họ vẫn có những nỗi lo âu thái quá về việc mình có bị mắc bệnh hay không. Chỉ cần một sự bất thường nhỏ trong cơ thể cũng khiến họ cảm thấy vô cùng lo lắng và cho rằng mình đang mắc một căn bệnh vô cùng nghiêm trọng.

 

Nam sinh 19 tuổi hoang tưởng mắc ung thư.

Nam sinh 19 tuổi hoang tưởng mắc ung thư.

 

Nam sinh 19 tuổi hoang tưởng mắc ung thư

   Được biết, gia đình của nam sinh 19 tuổi này có nhiều người thân qua đời do ung thư khiến em vô cùng lo lắng, ám ảnh và sợ bệnh. Chàng trai này đã tham gia vào hội nhóm ăn chay thực dưỡng hai năm để phòng bệnh. Tuy nhiên, việc ăn chay này không khiến sức khỏe em tốt hơn mà còn trở nên suy kiệt, rối loạn điện giải, sút cân, phải nhập viện cấp cứu.

   Theo bác sĩ Nguyễn Viết Chung, Trưởng khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E cho biết, nam sinh nhập viện trong tình trạng rối loạn lo âu, tâm thần kèm suy kiệt sức khỏe. Người bệnh không thể ăn uống được nên phải nuôi dưỡng bằng tĩnh mạch và ăn xông để cung cấp lại dinh dưỡng.

   Ngoài ra, người bệnh mang tâm lý lo sợ bệnh ung thư, bị lôi kéo vào các hội nhóm trong thời gian dài, dần mất đi tư duy độc lập, cuối cùng bị rối loạn tâm thần. Hiện, bệnh nhân vừa phải điều trị tâm lý, vừa nâng cao thể trạng để hồi phục nhanh.

   Cũng lo lắng mắc bệnh nan y, chị Trần Thị Thanh, 35 tuổi, đo huyết áp 20 lần/ngày. Được biết, chị Thanh có chị gái qua đời vì đột quỵ vào mùa rét nên nghĩ rằng bản thân mình cũng có nguy cơ mắc bệnh. Gần đây, chị thường xuyên đau đầu, sổ mũi và đôi lúc cảm thấy khó thở, hồi hộp. Lên mạng tra cứu thông tin, chị càng lo lắng, hoảng sợ vì các dấu hiệu như đau đầu có thể cảnh báo cục máu đông trong não.

   Vì quá lo lắng, chị Thanh đã đến bệnh viện để làm các xét nghiệm tầm soát, kết quả bình thường nhưng vẫn không đủ trấn an nỗi lo lắng của chị. Chị tiếp tục đi khám thêm 3 cơ sở y tế khác nhau để đối chiếu. Mặc dù bác sĩ nói chưa có dấu hiệu mắc bệnh đặc biệt nhưng người phụ nữ này vẫn không vơi lo lắng. Tình trạng này khiến người phụ nữ mất ngủ, mệt mỏi, không thể tập trung công việc, mất hàng chục triệu đồng cho việc thăm khám.

   Đây là hai trong số nhiều trường hợp bệnh nhân bị rối loạn lo âu bệnh tật với đặc trưng chủ yếu bởi nỗi sợ hãi quá mức về việc mắc bệnh.

 

Rối loạn lo âu bệnh tật là gì?

   Chứng rối loạn lo âu bệnh tật (illness anxiety disorder) còn được gọi là chứng nghi bệnh hay hoang tưởng mắc bệnh, đặc trưng bởi sự lo lắng và sợ hãi thái quá về việc bản thân mắc các bệnh lý nghiêm trọng – ngay cả khi người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng thực thể.

   Những người mắc chứng rối loạn lo âu sợ bệnh tật luôn cho rằng các triệu chứng mà cơ thể gặp phải (dù không nghiêm trọng) đều là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe. Nỗi ám ảnh, lo sợ này gần như không thuyên giảm dù đã được kiểm tra y tế và chẩn đoán hoàn toàn không mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

 

Nỗi lo của người bị rối loạn lo âu bệnh tật không thuyên giảm dù đã đi khám nhiều lần.

Nỗi lo của người bị rối loạn lo âu bệnh tật không thuyên giảm dù đã đi khám nhiều lần.

 

   Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu sợ bệnh tật:

  • Người bệnh luôn có sự lo lắng thái quá, thậm chí là vô căn cứ về việc cơ thể mắc các bệnh lý nghiêm trọng.
  • Bản thân người bệnh gần như không có các triệu chứng thực thể hoặc có nhưng mức độ nhẹ, hoàn toàn không phải là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Người bệnh có xu hướng né tránh đến bệnh viện hoặc liên tục tìm gặp bác sĩ để xác định được bệnh lý mà cơ thể mắc phải.
  • Tình trạng nghi bệnh kéo dài ít nhất trong vòng 6 tháng.

 

Làm sao để cải thiện rối loạn lo âu bệnh tật?

   Tương tự như các dạng rối loạn lo âu khác, rối loạn lo âu sợ bệnh tật có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thuốc và trị liệu tâm lý.

Trị liệu tâm lý

   Trị liệu tâm lý là lựa chọn tối ưu trong điều trị. Trong đó, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là liệu pháp được sử dụng nhiều, giúp người bệnh tìm nguyên nhân của các triệu chứng và có các biện pháp thích nghi phù hợp. Ngoài ra, CBT còn giúp người bệnh trang bị kỹ năng để kiểm soát sự lo âu quá mức mà không cần phải đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe liên tục đồng thời thay đổi phản ứng của bản thân trước cảm giác và những triệu chứng của cơ thể.

Thuốc

   Người bị rối loạn lo âu sợ bệnh tật thường xuyên bị căng thẳng thần kinh do luôn suy nghĩ và lo sợ về việc bản thân mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Bên cạnh trị liệu tâm lý, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm một số loại thuốc để giảm sự lo lắng và các cảm xúc tiêu cực do chứng nghi bệnh gây ra.

Các biện pháp tự cải thiện

   Các biện pháp hỗ trợ phần nào có thể giảm bớt sự lo âu thái quá và cân bằng các cảm xúc tiêu cực:

  • Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với những thực phẩm sạch, các loại rau xanh, củ quả, thịt, cá nhiều vitamin, khoáng chất, hạn chế những món ăn chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, các món ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ, đường.
  • Tránh lạm dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá.
  • Ngủ đủ giấc, tập thói quen ngủ trước 22h mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thoải mái, tránh các suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao (khoảng 30 phút mỗi ngày) để có được sức khỏe tốt, cân bằng cảm xúc, tâm lý ổn định.
  • Người dân nên thăm khám sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần để biết được những vấn đề của bản thân.
  • Tự tạo niềm vui cho bản thân bằng cách trò chuyện với bạn bè, mua sắm, du lịch, đọc sách, nghe nhạc thư giãn, tắm nước ấm, liệu pháp mùi hương,… Các hoạt động này giúp giảm đi phần nào sự căng thẳng và mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái.
  • Học cách đối phó với căng thẳng, tránh để stress kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
  • Sử dụng BoniBrain để kiểm soát căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. BoniBrain có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như các thảo dược, các acid amin, vitamin và khoáng chất có tác dụng làm tăng hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, giúp cải thiện tâm trạng, người bệnh cảm thấy vui vẻ hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, ngủ ngon hơn…

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Như vậy, với chứng rối loạn lo âu bệnh tật, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, dùng BoniBrain kết hợp với thực hiện các biện pháp như trên. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Rối loạn lo âu bệnh tật - Dấu hiệu nhận biết và cách vượt qua

Người mắc rối loạn lo âu bệnh tật thường nghĩ về việc mình đang mắc một bệnh lý nghiêm trọng nào đó, liên tục nói về sức khỏe và các bệnh lý có thể xảy ra.

Hoang tưởng mắc bệnh tình dục

Mỗi ngày, thế giới ghi nhận một triệu ca bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Có nhiều con đường làm lây nhiễm những căn bệnh này, trong đó có 90% trường hợp bị mắc bệnh do quan hệ tình dục không an toàn.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi