Che giấu cảm xúc: Nên hay không?

Mục lục [Ẩn]

 

   “Tôi lạc quan giữa đám đông/ Nhưng khi một mình thì lại không”. Lời hát này dường như nói thay lòng của rất nhiều người, bởi trưởng thành là phải biết giấu đi những cảm xúc thật của mình, không cho người ta biết mình đang buồn, yếu đuối. Nhưng việc né tránh, phủ nhận những cảm xúc tiêu cực liệu có giúp chúng ta cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn không?

 

Có nên che giấu cảm xúc hay không?

Có nên che giấu cảm xúc hay không?

 

Bạn có đang cố gắng che giấu cảm xúc của mình không?

   Dưới đây là những biểu hiện thường thấy mỗi khi chúng ta muốn che giấu cảm xúc của mình:

Bạn đánh lạc hướng bản thân mỗi khi có cảm xúc tiêu cực

   Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất của việc che giấu cảm xúc. Mỗi khi có cảm xúc tiêu cực, bạn thường cố gắng đánh lạc hướng bản thân để tránh phải nghĩ về cảm xúc của mình. Bạn trốn chạy bằng cách xem TV, chơi game, ngủ nướng hoặc thậm chí chìm đắm vào các hành động hủy hoại bản thân như uống rượu và hút thuốc.

Bạn cảm thấy không phải là chính mình khi ở cùng những người khác

   Việc che giấu cảm xúc của mình khiến bạn dường như là một con người khác trước mặt mỏi người. Khi ở một mình, bạn cảm thấy kiệt sức, lo lắng và thậm chí chán nản, tuyệt vọng nhưng lại tỏ ra bình tĩnh, tự tin và lạc quan khi ở trước mặt người khác.

   Việc che giấu cảm xúc trong thời gian dài còn có thể khiến bạn quên mất chính bản thân mình.

Bạn không cảm thấy thoải mái khi ở cạnh những người bộc lộ cảm xúc thái quá

   Bạn nghĩ rằng bộc lộ những cảm xúc tiêu cực ra ngoài như hét lên và bật khóc rất đáng xấu hổ và tồi tệ. Điều này khiến bạn cảm thấy áp lực khi ở cạnh những người thường làm điều đó. Bạn không biết làm thế nào để phản ứng lại hoặc an ủi họ, đặc biệt khi bạn cũng mang nỗi đau tương tự.

Bạn nhìn cuộc sống bằng cái nhìn của người ngoài cuộc

   Việc che giấu cảm xúc khiến bạn không thể hòa mình vào những trải nghiệm cũng như tận hưởng cuộc sống đang diễn ra xung quanh bạn. Ví dụ, khi đi chơi với bạn bè, mọi người vui vẻ đùa giỡn nhưng bạn lại cảm thấy xa cách, không thể hòa mình vào cuộc vui đó.

Bạn né tránh nói về cảm xúc và không tìm hiểu nguyên nhân

   Bạn không dám nghĩ sâu xa về cảm xúc của mình, rất khó để chia sẻ cho người khác rằng bạn đang buồn thế nào, bạn cũng không dám tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến nỗi đau đó. Bạn sợ hãi bất cứ sự đối diện nào và né tránh cảm xúc của mình giống như né tránh những người giàu cảm xúc.

Bạn dễ phát cáu vì những điều nhỏ nhặt

   Chỉ những vấn đề rất nhỏ trong cuộc sống cũng khiến bạn cảm thấy khó chịu và có những suy nghĩ tiêu cực. Bạn cảm thấy mọi người không hiểu mình, không tôn trọng mình… Nếu để lâu dài thì những việc nhỏ nhặt này cũng có thể tích tụ lại và cuối cùng là bùng phát khiến tâm lý của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều.

 

Che giấu cảm xúc quá nhiều khiến bạn dễ phát cáu vì những điều nhỏ nhặt.

Che giấu cảm xúc quá nhiều khiến bạn dễ phát cáu vì những điều nhỏ nhặt.

 

Tại sao một số người lại chọn che giấu cảm xúc thật của mình?

Có nhiều lý do lý giải tại sao chúng ta lại cố gắng che giấu cảm xúc, ngụy trang nỗi đau tinh thần như:

Để che giấu đi sự “yếu đuối"

   Nhiều người lo lắng rằng, việc bộc lộ cảm xúc sẽ khiến người khác cho rằng bạn yếu đuối và bất lực khi không quản lý được cảm xúc của mình, đặc biệt là nam giới. Đàn ông thường tránh tiết lộ những cảm xúc tổn thương vì sợ sẽ làm tổn hại đến sự nam tính của họ. Họ sợ bị gán nhãn là “đồ đàn bà”, “đồ chết nhát” khi không thể kìm nén những cảm xúc yếu đuối trong họ. Và thế là, họ che giấu những cảm xúc tiêu cực của mình, hành xử như mình không thể bị tổn thương để chứng minh cho sự dũng cảm, nam tính của bản thân.

   Ngược lại, phụ nữ lo lắng rằng, việc bộc lộ những cảm xúc tiêu cực có thể khiến họ bị nói là “quá yếu đuối”, “quá nhạy cảm”, đặc biệt là từ bạn đời của họ.

Để bảo vệ các mối quan hệ

   Che giấu cảm xúc cũng có thể để bảo vệ các mối quan hệ xung quanh. Ví dụ, khi ai đó làm điều gì đó khiến bạn bị khó chịu hoặc tổn thương, bạn chọn cách che giấu những cảm xúc đó vì sợ làm mất lòng họ. Bạn sợ rằng, nếu nói cho những người xung quanh biết cảm xúc thật của mình, họ sẽ phật ý, thậm chí dẫn đến một cuộc xung đột không mong muốn.

 

Che giấu cảm xúc để bảo vệ những mối quan hệ xung quanh.

Che giấu cảm xúc để bảo vệ những mối quan hệ xung quanh.

 

   Thiên hướng giải quyết mâu thuẫn bằng cách né tránh này thường bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng vào chính bản thân mình và vào người khác.

Sợ làm ảnh hưởng đến người khác

   Nhiều khi một người lựa chọn che giấu cảm xúc của mình vì sợ làm người xung quanh mình bị tổn thương. Họ sợ người khác sẽ phải lo lắng, suy nghĩ cho mình. Hoặc bạn sợ cảm xúc của mình sẽ bị lây lan cho người khác, khiến ai đó cũng phải mang những cảm xúc tiêu cực như vậy. Và thế là, họ giữ những cảm xúc đó trong lòng, không muốn làm bất kỳ ai đó cảm thấy khó chịu.

Thiếu tự tin

   Nếu trong quá trình trưởng thành, những ý kiến và cảm xúc của bạn thường không được người khác coi trọng thì bạn sẽ mất dần sự tự tin vào chính bản thân mình. Điều này dẫn đến bạn sợ phải bày tỏ quan điểm hay thể hiện cảm xúc cá nhân trước người khác.

   Ví dụ: Khi một đứa trẻ tỏ ra buồn bã, tổn thương vì nó cảm thấy cha mẹ yêu em hơn thì cha mẹ lại gạt đi cảm xúc đấy và nói rằng “con làm thế là ích kỷ, là anh/chị thì phải biết nhường em”. Cuối cùng, đứa trẻ đó không còn cảm thấy an toàn khi bày tỏ ý kiến và cảm xúc cá nhân, vì vậy nó lựa chọn che giấu chúng đi để tránh bị chỉ trích thêm.

  Ngoài ra, khi lớn lên trong một môi trường mà những người xung quanh bạn cũng che giấu cảm xúc của họ, sẽ khiến bạn nghĩ rằng mình cũng nên làm như vậy.

 

Che giấu cảm xúc ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn?

   Che giấu cảm xúc có thể có một số ảnh hưởng khá đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần, như:

Khả năng giao tiếp bị hạn chế

   Khi che giấu cảm xúc của mình, sự giao tiếp và thấu hiểu của bạn với những người xung quanh sẽ bị hạn chế rất nhiều. Người khác sẽ không thể hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của bạn và ngược lại, bạn cũng đánh mất cơ hội thấu hiểu những người khác.

   Nếu bạn tiếp tục né tránh xung đột bằng cách kiềm chế cảm xúc thì bạn rất khó giải quyết được vấn đề. Và thế là, chúng sẽ tiếp tục diễn ra. Dần dần, khi sự mâu thuẫn tích trữ quá nhiều sẽ như “giọt nước làm tràn ly”, bạn không thể chịu đựng được nữa mà trở nên tức giận và bực bội, gây nên những xung đột không mong muốn. Nghiêm trọng hơn, bạn sẽ làm mất đi những mối quan hệ mà bạn muốn trân trọng, bảo vệ.

Cảm xúc bị dồn nén có thể trở thành “quả bom nổ chậm"

  Những cảm xúc bị che giấu sẽ không biến mất mà vẫn ở đấy, thậm chí trở nên càng mạnh mẽ hơn. Những cảm xúc tích trữ ngày càng nhiều và đến một lúc nào đó, bạn không thể kiềm chế được nữa thì những cảm xúc ấy sẽ phun trào như dung nham núi lửa vậy.

 

 Cảm xúc bị kìm nén quá nhiều rất dễ bùng nổ.

Cảm xúc bị kìm nén quá nhiều rất dễ bùng nổ.

 

  Ví dụ: Khi đứng trước một cơn tức giận, nhiều người cho rằng “một điều nhịn, chín điều lành". Nhưng thực tế, kiềm chế cơn giận không có nghĩa là bạn đã giải quyết được nó. Cơn giận tiếp tục hình thành, tích tụ và dồn nén ngày qua ngày. Cuối cùng khi không thể kiềm chế được nữa, bạn có thể nổ tung bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.

Mất kết nối trong các mối quan hệ trong cuộc sống

   Che giấu cảm xúc rất dễ khiến bạn mất kết nối trong các mối quan hệ, điều này đến từ việc thiếu sự thấu hiểu và tin tưởng.

   Nhiều khi, dù bạn nghĩ rằng mình đang che giấu cảm xúc rất tốt nhưng những người thân thiết của bạn vẫn có thể nhận ra. Sự che giấu của bạn khiến những người xung quanh cảm thấy bị tổn thương vì không được tin tưởng, họ bắt đầu mất lòng tin vào bạn.

   Nếu những người xung quanh không nhận ra những cảm xúc bạn đang che giấu, bạn sẽ nghĩ rằng không có bất kỳ ai hiểu mình cả và cảm thấy cô đơn, lo nghĩ về độ bền của mối quan hệ.

   Trong cả hai trường hợp trên, mối quan hệ mà bạn muốn bảo vệ cuối cùng cũng sẽ bị phá hủy.

   Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “có nên che giấu cảm xúc của mình không?”. Việc che giấu cảm xúc về lâu dài không chỉ gây hại tới bản thân mà nó còn gây tổn hại tới những mối quan hệ xung quanh bạn. Thay vì dùng hết sức lực để che lấp cảm xúc tiêu cực của bản thân, bạn nên chủ động tìm hiểu, nhìn nhận và đối mặt với chúng. Đó mới chính là hình ảnh của một con người mạnh mẽ, dũng cảm thật sự!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Stress vì mâu thuẫn gia đình và cách giải quyết

Trong cuộc sống gia đình, những mâu thuẫn là không thể nào tránh khỏi. Những mâu thuẫn gia đình này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bất đồng quan điểm, thiếu sự tôn trọng,.

Áp lực, căng thẳng khi vợ làm “trụ cột gia đình”

Áp lực, căng thẳng khi vợ làm “trụ cột gia đình”

Thuyết gắn bó: Mối quan hệ với cha mẹ ảnh hưởng thế nào tới các mối quan hệ của trẻ sau này?

Bạn có bao giờ tự hỏi bản thân rằng tại sao mình luôn cảm thấy lo lắng trong một mối quan hệ? Hay tại sao bạn thích người ấy nhưng lại luôn muốn né tránh đối phương?

Trầm cảm vì chồng thường xuyên quên “góp gạo”

Nhiều người vợ cảm thấy áp lực, căng thẳng, thậm chí là gặp phải các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu vì không nhận được sự đỡ đần kinh tế từ chồng.

Bạo hành tâm lý trong tình yêu là gì? Làm sao để ứng phó?

Bạo hành luôn là một chủ đề được quan tâm khi tìm hiểu về những bất cập trong mối quan hệ tình cảm, đặc biệt là tình yêu.
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

17 tuổi, tôi đã rạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

17 tuổi, tôi đã rạch tay mình nhiều lần vì trầm cảm

Trong mắt tất cả mọi người, gia đình tôi là gia đình kiểu mẫu, hạnh phúc. Bố tôi là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử, mẹ tôi cũng là kế toán trưởng một công ty dược.

Xem tiếp >>>

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi