Suy nghĩ tiêu cực: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi gặp những vấn đề không mong muốn, bất giác chúng ta sẽ xuất hiện suy nghĩ tiêu cực. Chính những suy nghĩ này là nguồn cơn dẫn đến cảm xúc và hành vi sai lệch. Nếu không biết kiểm soát chúng, bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh

 

 Dấu hiệu nhận biết suy nghĩ tiêu cực là gì?

Dấu hiệu nhận biết suy nghĩ tiêu cực là gì?

 

Dấu hiệu nhận biết suy nghĩ tiêu cực là gì?

   Suy nghĩ tiêu cực là tổng hợp các ý nghĩ bi quan, phiến diện, dẫn đến tâm trạng buồn bã, chán nản, mệt mỏi, tự ti về bản thân, mất động lực trong mọi việc. Chúng có thể biểu hiện rõ ràng bằng lời nói nhưng cũng có trường hợp kìm nén suy nghĩ bi quan trong lòng. Dù là trường hợp nào, nó vẫn sẽ ảnh hưởng, chi phối đến cảm xúc và hành vi của người đó. Vì vậy, bạn có thể nhận biết các suy nghĩ tiêu cực bằng các dấu hiệu sau:

  • Thường xuyên đề cập đến vấn đề tiêu cực.
  • Đánh giá các sự việc kể cả tương lai của bản thân theo hướng bi quan, sai lệch.
  • Hay kể lể, than vãn, kêu ca nhưng cũng có trường hợp giấu kín suy nghĩ của bản thân.
  •  Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực: Lo lắng, bất an, buồn chán, dễ cáu gắt, nóng giận, đau khổ, tuyệt vọng, sợ hãi…
  • Phóng đại tính chất của vấn đề, bi kịch hóa cuộc sống bản thân.
  • Một số người có suy nghĩ tiêu cực thích sống cô lập, tách biệt với những người xung quanh.
  • Tự ti, không tin tưởng bản thân, thụ động trong cuộc sống, có thói quen đổ lỗi, thiếu trách nhiệm, luôn mệt mỏi, uể oải, thường sống làm việc như máy móc.

 

Nguyên nhân gây suy nghĩ tiêu cực

   Các suy nghĩ tiêu cực nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tính cách, tư duy, khả năng xử lý tình huống, tính chất nghiêm trọng của sự việc… Nhìn chung, nguyên nhân khiến một người xuất hiện suy nghĩ tiêu cực bao gồm:

  • Di truyền: Đặc điểm tính cách có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái. Những trẻ có bố mẹ hay suy nghĩ tiêu cực cũng sẽ hình thành suy nghĩ tương tự khi phải đối mặt với vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
  • Sống và làm việc trong môi trường suy nghĩ tiêu cực: Khi tiếp xúc lâu dài với những người bi quan, cả suy nghĩ và cảm xúc của bạn đều bị ảnh hưởng. Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường tiêu cực sẽ dễ hình thành nhân cách, tư duy sai lệch, méo mó…

 

Trẻ nhỏ sống trong môi trường độc hại dễ hình thành suy nghĩ tiêu cực

Trẻ nhỏ sống trong môi trường độc hại dễ hình thành suy nghĩ tiêu cực

 

  • Xảy ra tình huống, vấn đề không mong muốn: Bị khiển trách, chửi mắng, kết quả học tập kém, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, vấn đề về tài chính,…
  • Ảnh hưởng từ lối sống: Lối sống không lành mạnh như lạm dụng chất kích thích, hút thuốc lá, làm việc quá sức, thiếu ngủ… đều dễ làm xuất hiện suy nghĩ tiêu cực. Nguyên nhân là do lối sống này làm sụt giảm sức khỏe thể chất. Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức lực sẽ khiến hoạt động của não bộ bị trì trệ, nhìn nhận vấn đề theo hướng bi quan.
  • Do các bệnh tâm lý, tâm thần: Suy nghĩ tiêu cực dai dẳng kéo dài có thể là biểu hiện của các vấn đề tâm lý, tâm thần như rối loạn nhân cách, stress, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, trầm cảm, hoang tưởng,…

   Suy nghĩ tiêu cực tạo ra cảm xúc và năng lượng tiêu cực. Chúng khiến con người không còn cảm thấy vui vẻ, lạc quan. Nếu không biết cách kiểm soát, suy nghĩ tiêu cực kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị căng thẳng, stress, lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ,…

 

Phải làm gì để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực?

   Để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

Chuyển suy nghĩ tiêu cực thành động lực

   Bạn nên hiểu rõ, không phải suy nghĩ tiêu cực nào cũng xấu. Thực tế, chúng sẽ giúp bạn nhìn nhận được mặt hạn chế của bản thân, cũng như đánh giá theo một khía cạnh khác của sự việc.

 

Biến suy nghĩ tiêu cực thành động lực

Biến suy nghĩ tiêu cực thành động lực

 

   Theo đó, bạn hãy biến suy nghĩ tiêu cực thành động lực để hoàn thiện bản thân, phấn đấu cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Chẳng hạn như khi bị sếp khiển trách, bạn hãy dựa vào đó để rút kinh nghiệm, lần sau không mắc lỗi tương tự nữa. Hoặc khi bạn có suy nghĩ bi quan về tương lai, hãy lấy đó làm động lực để học tập và làm việc thật tốt.

Chia sẻ với người đáng tin cậy

   Việc chia sẻ những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân cho người khác, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Đặc biệt, phân tích của người ngoài cuộc cũng giúp bạn nhìn nhận lại sự việc theo hướng tích cực hơn.

   Bạn nên tâm sự với người có kinh nghiệm sống dày dặn và đáng tin cậy như bố mẹ, ông bà, cha xứ…

Sống chậm lại và suy nghĩ khác đi

   Đôi lúc, chúng ta bị cuốn vào guồng quay của cuộc sống và cảm thấy mệt mỏi với những gánh nặng từ công việc, tài chính, học tập,… Sự mệt mỏi, áp lực đó sẽ nhấn chìm cảm xúc lạc quan, vui vẻ của bạn. Do đó, để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, bạn nên sống chậm lại và suy nghĩ khác đi.

   Thay vì căng thẳng với những áp lực, bạn hãy cho bản thân khoảng thời gian để nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống. Khi đó, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống này không phải chỉ có sự tiêu cực mà còn có niềm vui hiện diện từ những điều nhỏ nhất.

Tránh xa những thông tin tiêu cực

   Việc tiếp xúc với quá nhiều thông tin tiêu cực khiến niềm tin về cuộc sống tươi đẹp suy giảm. Đây cũng chính là nguồn cơn dẫn đến dòng suy nghĩ tiêu cực. Do đó, bạn nên tránh xa những thông tin như thế bằng cách:

  • Hạn chế sử dụng mạng xã hội
  • Tránh xa các mối quan hệ độc hại.
  • Đọc sách, nghe nhạc, đi dạo hoặc làm bất cứ việc gì bản thân yêu thích.

 

Hạn chế sử dụng mạng xã hội để tránh tiếp nhận thông tin tiêu cực

Hạn chế sử dụng mạng xã hội để tránh tiếp nhận thông tin tiêu cực

 

Áp dụng biện pháp thư giãn tinh thần

   Cách để ngắt dòng suy nghĩ tiêu cực an toàn và hiệu quả chính là các biện pháp thư giãn tinh thần như:

  • Hít thở sâu: Đây là biện pháp đơn giản nhất, dễ áp dụng nhất. Khi có căng thẳng, bạn chỉ cần hít một hơi thật sâu bằng mũi rồi giữ hơi trong vài giây và thở ra bằng miệng. Sau nhiều lần thở như vậy, suy nghĩ và tâm trạng của bạn sẽ ổn định trở lại.
  • Ngồi thiền: Bộ môn này hướng đến sự hợp nhất của thể chất và tinh thần, đồng thời đưa tâm trí trở về trạng thái cân bằng. Nó giúp giảm căng thẳng, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, phiền muộn, giảm lo âu,…
  • Tập thể dục: Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, giảm đau nhức xương khớp, căng cơ,… mà bộ môn này còn kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là serotonin, dopamine. Hai hormone này mang lại cảm giác thoải mái, hạnh phúc, tăng động lực và năng lượng cho bạn.
  • Các biện pháp khác: Tắm nước ấm, massage, nghe nhạc…

Xây dựng lối sống khoa học

  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc.
  • Không dùng chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá…
  • Lập kế hoạch học tập, làm việc khoa học để giảm thiểu những tình huống tiêu cực.
  • Cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày, không nên tự so sánh bản thân mình với người khác.

   Trong trường hợp suy nghĩ tiêu cực kéo dài, bạn nên đi thăm khám xem bản thân có mắc bệnh tâm lý hay không. Nếu có, bạn cần tham vấn, trị liệu tâm lý đồng thời sử dụng thêm sản phẩm BoniBrain để thư giãn tinh thần, lấy lại cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc.

   Cuộc sống hiện đại không phải lúc nào cũng diễn ra theo ý muốn của chúng ta. Vì vậy, bất cứ ai cũng đều có suy nghĩ tiêu cực. Điều quan trọng là chúng ta cần kiểm soát, cân đối ý nghĩ tiêu cực với tích cực, nhìn đời bằng con mắt toàn diện hơn.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

5 bước áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi CBT

Liệu pháp nhận thức hành vi CBT là liệu pháp thường được sử dụng trong trị liệu tâm lý. Phương pháp này thường được sử dụng để điều trị các rối liên quan đến sợ hãi, nghiện, trầm cảm và lo âu. 

Cái bẫy của cầu toàn: Khi bạn không thể hài lòng về bản thân

Chủ nghĩa cầu toàn (hay chủ nghĩa hoàn hảo) là khi con người đặt ra những tiêu chuẩn quá cao cho bản thân. Họ luôn tìm kiếm…

Chánh niệm là gì? Những lợi ích của chánh niệm

Chánh niệm là gì? Những lợi ích của chánh niệm.

10 điều bạn nên buông bỏ để có cuộc sống hạnh phúc

Mỗi cá nhân trên thế giới này là duy nhất và phương tiện hướng tới hạnh phúc có thể không giống nhau với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, có những thứ chúng ta đang nắm giữ lại có thể làm tăng căng thẳng, đau đớn và khổ sở.

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT): Những nội dung cơ bản cần biết

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) là một phương pháp không thể thiếu trong trị liệu tâm lý…
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi