Mục lục [Ẩn]
Là cha mẹ, có bao giờ bạn cảm thấy tội lỗi vì không thể mang lại cho con cái những điều tốt nhất? Bạn có thường xuyên nhìn những người làm cha làm mẹ khác và cảm thấy áy náy vì đã để con chịu thiệt thòi hơn bạn bè? Nếu vậy, có thể bạn đang trải qua cảm giác tội lỗi của cha mẹ (Parent Guilt). Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu về chủ đề này.
Cảm giác tội lỗi khi làm cha mẹ là gì?
Cảm giác tội lỗi khi làm cha mẹ là gì?
Cảm giác tội lỗi của cha mẹ (Parent Guilt) ám chỉ đến xung đột nội tâm mà một số cha mẹ phải đối mặt khi họ không đáp ứng được kỳ vọng của chính bản thân mình trong việc nuôi dạy con cái. Họ luôn cho rằng bản thân mình không phải là người làm cha, làm mẹ tốt, đặc biệt khi có một sự cố nào đó, ví dụ như con bị ốm, con gầy hơn bạn bè,...
Một số dấu hiệu phổ biến của tình trạng này là:
- Luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng.
- Luôn cảm thấy mình là một người cha, người mẹ kém cỏi.
- Luôn cảm thấy mình đang làm một điều gì đó sai trái.
- Cảm thấy mình chưa dành “toàn tâm toàn ý” cho con cái.
- Luôn đặt ra rất nhiều mục tiêu nhưng cuối cùng chỉ làm được những điều tối thiểu nhất.
- Không thể tận hưởng thời gian bên con cái.
- Có rối loạn giấc ngủ hoặc rối loạn ăn uống.
- Các mối quan hệ xung quanh trở nên căng thẳng.
Cảm giác tội lỗi khi làm cha mẹ có thể khiến bạn cảm thấy mình là một kẻ thất bại trong cả khía cạnh gia đình và công việc.
Những ai dễ mắc phải cảm giác tội lỗi khi làm cha mẹ?
Cảm giác tội lỗi của cha mẹ là một hiện tượng phổ biến, bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, một số đối tượng sau dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc này hơn, như:
Những người mới làm cha mẹ
Khi có đứa con đầu tiên, cha mẹ thường đặt ra rất nhiều kỳ vọng: “Mình sẽ nuôi con theo phương pháp này để con nhanh lớn, ngoan ngoãn”, “Con mình sẽ khỏe mạnh, lớn nhanh”, “mình sẽ mang những điều tốt nhất cho con”,....
Có kỳ vọng cao nhưng các cha mẹ lại thường thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc xoay sở và thích nghi với những vai trò mới không hề dễ dàng. Họ có thể thường xuyên mắc lỗi hoặc cảm thấy mình không đủ khả năng để làm cha mẹ tốt. Điều này khiến họ dễ trở nên căng thẳng, áy náy, tự chỉ trích bản thân và những thiếu sót của mình, từ đó góp phần tạo nên cảm giác tội lỗi của cha mẹ.
Cha mẹ có hạn chế về mặt kinh tế
Những cha mẹ có điều kiện kinh tế hạn hẹp cũng là những đối tượng dễ trải qua cảm giác tội lỗi này. Điều kiện không mấy dư dả khiến họ phải vật lộn, làm việc nhiều giờ hoặc nhiều công việc khác nhau để cho con cái họ có thức ăn, quần áo và điều kiện giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Họ thường cảm thấy tội lỗi vì không thể chu cấp được cho con bằng bạn bằng bè. Bên cạnh đó, việc thường xuyên đi làm cũng khiến họ cảm thấy áy náy vì không thể dành thời gian cho con mình.
Cha mẹ đơn thân
Cha mẹ đơn thân là người mang trách nhiệm trụ cột gia đình, họ gánh vác toàn bộ gánh nặng, từ việc kiếm tiền, làm việc nhà và nuôi dạy con cái. Họ thường gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, điều này khiến họ kiệt sức và căng thẳng liên tục, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thời gian dành cho con cái của họ, khiến họ dễ bị mặc cảm tội lỗi hơn.
Cha mẹ đơn thân thường cảm thấy hối tiếc vì không thể cho con cái có đầy đủ cha - mẹ. Vì vậy, họ có xu hướng bù đắp các khía cạnh khác cho con cái, điều này càng tạo nên gánh nặng cho họ.
Điều gì gây nên cảm giác tội lỗi khi làm cha mẹ?
Cảm giác tội lỗi khi làm cha mẹ thường xuất phát từ các yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong, như:
Yếu tố bên trong
Cha mẹ thường đặt ra những kỳ vọng cao và có xu hướng cầu toàn khi nuôi dạy con cái. Khi không đạt được những kỳ vọng này hoặc chẳng may mắc phải sai lầm nào đó rất dễ dàng thúc đẩy cảm giác tội lỗi khi làm cha mẹ. Đặc biệt trong thời đại các phương tiện truyền thông phát triển như hiện nay, việc tiếp xúc với nhiều hình ảnh cha mẹ hoàn hảo trên mạng xã hội khiến họ lại càng tạo áp lực cho mình.
Trên thực tế, không có cha mẹ nào là hoàn hảo cả, ai cũng có thể mắc phải những sai lầm khi làm cha mẹ, điều quan trọng là bạn dần hoàn thiện những kỹ năng của mình từ những sai lầm đó.
Yếu tố bên ngoài
Các áp lực từ bên ngoài như áp lực từ họ hàng và những người xung quanh cũng góp phần làm tăng thêm cảm giác tội lỗi của cha mẹ.
Ví dụ: Khi con bị ốm, họ hàng nói ra nói vào “mẹ này không biết chăm con để con suốt ngày ốm thế!” hay “Sao con nó bé thế, mẹ ăn hết của con à!”,... sẽ khiến những người làm cha mẹ cảm thấy vô cùng xấu hổ, áy náy.
Áp lực từ bên ngoài làm gia tăng cảm giác tội lỗi khi làm cha mẹ.
Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cũng có thể đưa ra những lời khuyên, những ý kiến trái chiều, khiến họ cảm thấy bị phán xét hoặc choáng ngợp.
Các kỳ vọng của xã hội đối với trẻ cũng làm tăng thêm căng thẳng cho cha mẹ, đặc biệt khi họ biết rằng con mình khó đáp ứng được những kỳ vọng này.
Cảm giác tội lỗi của cha mẹ ảnh hưởng đến gia đình như thế nào?
Cảm giác tội lỗi của cha mẹ gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống gia đình, như:
- Giảm lòng tự trọng: Việc nghĩ mình là kẻ thất bại, kém cỏi vì một số sai lầm khi làm cha mẹ sẽ làm suy giảm đáng kể lòng tự trọng của họ. Họ thường cảm thấy tội lỗi, luôn ghi nhớ những sai lầm của mình và tự chỉ trích bản thân vì điều đó, điều này sẽ khiến sự tự tin của họ bị ảnh hưởng.
- Bù đắp quá mức cho con cái: Cảm giác tội lỗi khiến những cha mẹ này có hành vi bù đắp quá mức cho con, ví dụ như bù đắp về mặt vật chất, quá nuông chiều con cái, do dự khi kỷ luật con. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ sau này.
- Giảm tương tác với con cái: Khi cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ, cha mẹ có thể có xu hướng tránh mặt con cái, hoặc không thể tận hưởng thời gian bên con mình vì quá căng thẳng, lo lắng. Điều này không những làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái mà còn gây ảnh hưởng đến lòng tự trong của trẻ sau này.
- Tăng nguy cơ mắc các vấn đề tâm lý: Lòng tự trọng thấp, sự căng thẳng và lo lắng kéo dài khiến cha mẹ dễ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm và rối loạn lo âu.
- Gây xung đột trong các mối quan hệ: Cảm giác tội lỗi của cha mẹ cũng có thể khiến các mối quan hệ xung quanh họ như vợ chồng, người thân, bạn bè trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt khi có bất đồng quan điểm về mặt nuôi dạy con cái.
Đối phó với cảm giác tội lỗi của cha mẹ
Làm sao khi có cảm giác tội lỗi của cha mẹ, dưới đây là những lời khuyên dành cho bạn:
- Xác nhận tác nhân gây ra cảm xúc này: Bạn hãy chú ý những suy nghĩ tiêu cực khiến bạn cảm thấy tội lỗi hoặc tự chỉ trích bản thân, điều này sẽ giúp bạn kiểm soát chúng tốt hơn.
- Định hình lại suy nghĩ của bạn: Khi đã nắm bắt được những suy nghĩ tiêu cực này, bạn cố gắng đưa ra những lời phản đối những suy nghĩ đó. Ví dụ: Thay vì cảm thấy tội lỗi vì phải đi làm kiếm tiền mà không có thời gian ở bên con, bạn hãy tự nhủ: “Tôi đang làm việc chăm chỉ để nuôi con!”.
- Hiệu chỉnh lại những kỳ vọng không thực tế: Việc điều chỉnh lại các kỳ vọng không thực tế sẽ giúp bạn cảm thấy bớt tội lỗi hơn.
- Tập trung vào những việc bạn cần làm: Đây là một điều rất quan trọng, đặc biệt khi bạn đang phải gánh vác nhiều trách nhiệm. Ví dụ: Khi bạn đang đi làm, hãy tập trung vào công việc để duy trì năng suất cao, bạn sẽ sớm hoàn thành công việc hơn. Khi bạn đang ở bên con cái, hãy tập trung vào việc tận hưởng thời gian bên chúng, dành toàn tâm toàn ý để chăm sóc con.
- Nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh: Nếu cảm thấy quá khó khăn, bạn rất khó có thể xoay sở được, đừng ngại ngần tìm đến sự giúp đỡ từ những người thân yêu.
- Tự chăm sóc bản thân: Dù bận rộn bạn cũng đừng quên tự chăm sóc bản thân mình, điều này sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng cần thiết để làm tốt hơn. Ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, dành thời gian tập thể dục và nghỉ ngơi. Nếu cảm thấy căng thẳng, mất ngủ hoặc được chẩn đoán bị rối loạn lo âu, trầm cảm, bạn hãy dùng BoniBrain để nạp lại tinh thần và năng lượng nhé.
Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.
- Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp: Nếu bạn thấy mình thường xuyên trải qua cảm giác tội lỗi, tuyệt vọng, chán nản hoặc lo lắng, hãy tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp của chuyên gia tâm lý để giúp kiểm soát suy nghĩ và tìm lại sự cân bằng tốt hơn trong cuộc sống.
Cảm giác tội lỗi của cha mẹ để lại nhiều ảnh hưởng đến cả những người làm cha mẹ và cuộc sống gia đình. Hy vọng các biện pháp trong bài viết này sẽ giúp bạn vượt qua chúng!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập