7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

   Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó một người phải trải qua tâm trạng tồi tệ, cảm giác buồn bã và mất hứng thú với mọi hoạt động trong cuộc sống. Nguyên nhân gây trầm cảm rất đa dạng, các nghiên cứu cho thấy rằng trầm cảm đôi khi không phải do một nguyên nhân duy nhất mà đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Thậm chí một số người mắc trầm cảm mà không có nguyên nhân hoặc tác nhân rõ ràng. Vậy trong bài viết hôm nay, hãy cùng điểm qua 7 nguyên nhân chính gây trầm cảm.

 

7 nguyên nhân chính gây trầm cảm

 

1. Di truyền

    Các nghiên cứu cho thấy trầm cảm có xu hướng di truyền trong gia đình. Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy một gen cụ thể gây ra trầm cảm nhưng nếu bạn có một thành viên thân thiết trong gia đình bị trầm cảm, thì bạn cũng có khả năng mắc căn bệnh này cao hơn.

    Điều này có thể là do chúng ta thường học hành vi và cách đối phó với mọi tình huống trong cuộc sống từ những người xung quanh trong suốt quá trình lớn lên. Người trầm cảm có hành vi và cách đối phó lệch lạc với những tình huống họ gặp phải, do đó chúng ta cũng có nguy cơ rơi vào tình trạng tương tự.

 

2. Tổn thương thời thơ ấu

    Tổn thương thời thơ ấu là những trải nghiệm có thể gây ra nỗi đau tinh thần ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Những tổn thương này sẽ tác động rất lớn tới sự phát triển bình thường cấu trúc của não bộ, nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Chúng có thể bao gồm những loại trải nghiệm như:

  • Lạm dụng thể xác (bị bạo hành)
  • Lạm dụng tình dục
  • Lạm dụng tình cảm
  • Sống trong một gia đình bất hạnh có bố mẹ ly hôn, bạo lực gia đình hoặc có bố/mẹ phải đi tù
  • Bị bỏ rơi bởi cha mẹ
  • Bị bạo lực cộng đồng: bao gồm bạo lực học đường và bạo lực tại nơi sinh sống
  • Chấn thương y khoa

    Những tổn thương thời thơ ấu cũng có thể tác động lớn đến lòng tự trọng của đứa trẻ khi lớn lên, chúng ảnh hưởng đến cách mà đứa trẻ đối phó với những cảm xúc khó khăn và tình huống căng thẳng. Điều này khiến đứa trẻ đó cảm thấy không có khả năng đương đầu với những trải nghiệm khó khăn và dễ dẫn đến trầm cảm.

 

Những đứa trẻ chịu nhiều tổn thương rất dễ mắc trầm cảm khi trưởng thành

Những đứa trẻ chịu nhiều tổn thương rất dễ mắc trầm cảm khi trưởng thành

    Xin mời các bạn đọc thêm: 7 loại tổn thương trong những ngày thơ ấu và cách vượt qua chúng

 

3. Sự kiện cuộc sống

    Đa phần những trường hợp trầm cảm nặng xuất phát từ sau một sự kiện không mong muốn, căng thẳng hoặc đau buồn. Có rất nhiều loại sự kiện khác nhau có thể là nguyên nhân gây trầm cảm, nhưng một số ví dụ điển hình nhất có thể kể tới như:

 

4. Mạng xã hội

    Điều bất ngờ là chính việc sử dụng điện thoại thông minh, internet và mạng xã hội quá mức lại là một trong những nguyên nhân quan trọng gây trầm cảm ở thanh thiếu niên. Đó có thể là nguyên nhân trực tiếp, cũng có thể là yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện hoặc làm nặng thêm chứng trầm cảm.

    Mạng xã hội được xem là công cụ tuyệt vời giúp kết nối con người trên toàn cầu và lan tỏa những câu chuyện, những điều tích cực. Nhưng đồng thời, đây cũng là nơi yêu thích của các vấn đề như bạo lực mạng (bắt nạt trên mạng), body shaming, lan truyền những điều tiêu cực, gián đoạn giấc ngủ, hạn chế giao tiếp thực tế… Tất cả những điều đó đều khiến những đối tượng dễ bị tổn hại như thanh thiếu niên bị căng thẳng, lo lắng, xuất hiện triệu chứng trầm cảm và có ý định tự tử.

 

5. Đặc điểm tính cách

    Một số đặc điểm tính cách có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, ví dụ như:

  • Người cầu toàn: Người mang nét tính cách này luôn đặt ra những tiêu chuẩn và đòi hỏi rất cao trong mọi việc kể cả là nhỏ nhất đối với bản thân và người khác. Và đương nhiên, không có ai là hoàn hảo, chắc chắn sẽ có một số điều không được như họ mong đợi, họ dễ rơi vào tuyệt vọng, chán nản và dẫn đến trầm cảm.
  • Người nhạy cảm, có lối suy nghĩ quá nhiều: Khi đứng trước một sự việc hay lời nói của một ai đó, người bình thường không đặt nặng vấn đề, không suy nghĩ quá nhiều. Nhưng người nhạy cảm lại ngược lại, trong đầu họ luôn nảy ra vô vàn câu hỏi và đôi khi những suy nghĩ của họ sẽ phát triển theo hướng tiêu cực, gây cạn kiệt năng lượng và quan trọng hơn là chúng có thể khiến họ buồn bã, trầm cảm.

 

Người suy nghĩ quá nhiều có nguy cơ trầm cảm cao hơn

Người suy nghĩ quá nhiều có nguy cơ trầm cảm cao hơn

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Làm thế nào để ngừng suy nghĩ quá nhiều với một người nhạy cảm?

  • Người hướng nội: Người hướng nội thích dành thời gian cho bản thân mình và ít dùng thời gian cho các tương tác xã hội. Tính cách hướng nội khiến một người có ít mối quan hệ hơn người hướng ngoại. Mặc dù mối quan hệ của người hướng nội thường rất sâu sắc nhưng khi họ gặp một vấn đề tiêu cực nào đó, họ có ít lựa chọn để giải tỏa, tâm sự, từ đó nguy cơ mắc trầm cảm sẽ cao hơn.

 

6. Vấn đề sức khỏe và thuốc điều trị

    Đây là nguyên nhân gây trầm cảm rất phổ biến ở người cao tuổi. Nhiều vấn đề sức khỏe có thể khó kiểm soát và điều này gây ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Chúng có thể bao gồm:

  • Các bệnh lý mãn tính (tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim mạch, mất ngủ…)
  • Các vấn đề về nội tiết tố, đặc biệt là bệnh tuyến giáp và tuyến cận giáp
  • Các cơn đau dai dẳng do bệnh gout, viêm khớp…
  • Các bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, gây lo lắng về cái chết cho người bệnh như: HIV/AIDS, ung thư…

    Đồng thời, trầm cảm cũng có thể xuất phát từ tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh. Những loại thuốc này khiến người bệnh mệt mỏi, đau đớn, lo âu, rối loạn nồng độ hormone hạnh phúc serotonin và dopamin trong não.

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Những nguyên nhân nào khiến người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm?

 

7. Lối sống

    Một số người trong số chúng ta có thể phải vật lộn với việc ngủ, vận động hoặc giữ một chế độ ăn uống lành mạnh. Và nếu chúng ta thấy những điều này là khó khăn thì tức là nó đang gây ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta.

    Những thói quen lối sống này bao gồm:

  • Ăn kiêng quá mức, chế độ ăn giàu đường, mỡ, ít rau xanh.
  • Lối sống ít vận động
  • Làm việc quá mức
  • Giấc ngủ bị xáo trộn
  • Thiếu sở thích và hoạt động thư giãn
  • Các thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, cờ bạc…

    Tất cả những điều này không trực tiếp gây nên trầm cảm nhưng chúng khiến chúng ta nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương hơn bởi những yếu tố khác.

 

   Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân gây trầm cảm là gì và những nguyên nhân này có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và tâm trạng của chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ kiểm soát tâm bệnh tốt hơn. Hiểu được nguyên nhân cũng sẽ cho phép các chuyên gia điều trị tâm lý tiến hành chẩn đoán chính xác và đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả hơn. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần

Hầu hết, chúng ta thường chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất mà coi nhẹ sức khỏe tinh thần. Thực tế, nếu tinh thần suy kiệt sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề như rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ...

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT): Những nội dung cơ bản cần biết

Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) là một phương pháp không thể thiếu trong trị liệu tâm lý…

Tôi đã đồng hành cùng con vượt qua căn bệnh trầm cảm tuổi 17

Mẹ con chị Phạm Minh Thu, cháu Trần Hữu Nghĩa ( 17 tuổi), ở Cầu Giấy, Hà Nội

Liệu pháp hành vi biện chứng là gì? Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Liệu pháp hành vi biện chứng giúp chúng ta phát triển những kỹ năng lành mạnh để đối phó với căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc của bản thân…

Trầm cảm vì áp lực gia đình phải làm sao?

Trầm cảm vì áp lực gia đình phải làm sao? 
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online


BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi