Mục lục [Ẩn]
Thống kê cho thấy, khoảng 30% bệnh nhân sau tai biến mạch máu não có những dấu hiệu của trầm cảm. Nếu không được điều trị, nó sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khó khăn trong việc phục hồi của bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!
Trầm cảm sau tai biến mạch máu não
Những triệu chứng ở bệnh nhân bị trầm cảm sau tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng mất đột ngột nguồn máu cung cấp cho não dẫn đến tổn thương mô vĩnh viễn do huyết khối, tắc mạch hoặc xuất huyết. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không sớm nhận biết triệu chứng tai biến và can thiệp kịp thời.
Dù may mắn được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh cũng dễ gặp những di chứng sau tai biến. Ngoài những triệu chứng thực thể như rối loạn vận động, nằm 1 chỗ, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ… thì người bệnh còn có nguy cơ cao bị trầm cảm, được gọi là trầm cảm sau tai biến mạch máu não (PSD). Thống kê cho thấy, có khoảng 30% bệnh nhân sau tai biến bị trầm cảm. Một số dấu hiệu ở người bệnh có thể kể đến như:
- Tâm trạng buồn bã, lo lắng hoặc cảm thấy “trống rỗng” dai dẳng.
- Cảm giác tuyệt vọng, bi quan, tội lỗi, cảm thấy mình vô dụng và bất lực, phải phụ thuộc vào người khác.
- Giảm hoặc mất năng lượng, mệt mỏi.
- Mất hứng thú hoặc niềm vui trong sở thích và hoạt động, bao gồm cả tình dục.
- Hay buồn bực, tức giận và cáu kỉnh.
- Khó tập trung, ghi nhớ và đưa ra quyết định.
- Mất ngủ, dậy sớm hoặc ngủ quá nhiều, thường xuyên ngủ quên.
- Thay đổi khẩu vị và/hoặc cân nặng.
- Suy nghĩ về cái chết hoặc tự sát hoặc cố gắng tự tử.
Bệnh nhân trầm cảm sau đột quỵ thường xuyên buồn bã, tuyệt vọng, bị quan
Các triệu chứng trầm cảm tăng dần và thường trở nên rõ ràng hơn sau mỗi lần tái khám, biểu hiện rõ nhất vào thời điểm khoảng 3 đến 6 tháng sau tai biến.
Điều trị trầm cảm sau đột quỵ quan trọng như thế nào?
Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu khiến quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não ở bệnh nhân trở nên khó khăn và chậm hơn. Nó có thể ảnh hưởng đến việc tuân thủ dùng thuốc và tham gia phục hồi chức năng của bệnh nhân.
Các nghiên cứu cho thấy, ngay cả những người chưa từng bị tai biến mạch máu não, bệnh trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ tai biến hoặc các biến chứng tim mạch khác. Với bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, nguy cơ tái phát sẽ tăng nếu họ mắc thêm chứng trầm cảm.
Trầm cảm sau tai biến mạch máu não khiến quá trình phục hồi của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn
Ngoài ra, những người bị trầm cảm sau tai biến mạch máu não có nguy cơ tử vong cao hơn so với những bệnh nhân có tiền sử tai biến nhưng không bị trầm cảm. Điều này đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu trên thế giới.
Có thể kể đến như nghiên cứu của Trung tâm Y tế Roudebush, Hoa Kỳ về Trầm cảm và các chẩn đoán sức khỏe tâm thần khác làm tăng nguy cơ tử vong sau tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ. Nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm gồm 51.119 cựu chiến binh nhập viện vì đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Kết quả cho thấy, những người mắc PSD có nguy cơ tử vong trong 3 năm cao hơn so với những cựu chiến binh không mắc các vấn đề trên sức khỏe tâm thần (1) .
Vì những lý do trên, việc nhận thức được bệnh nhân đang mắc trầm cảm và điều trị sớm là điều cực kỳ quan trọng đối với quá trình phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân khiến người bệnh sau tai biến mạch máu não dễ bị trầm cảm
Nguy cơ mắc trầm cảm sau tai biến mạch máu não có liên quan đến vùng não bị tổn thương do đột quỵ. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2017 bởi Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân số 1 Thương Khâu, Hà Nam, Trung Quốc đã phát hiện ra rằng những tổn thương ở bán cầu não trái, gần trung tâm ngôn ngữ, có liên quan đến khả năng mắc bệnh trầm cảm sau tai biến mạch máu não cao hơn (2) tổn thương ở một số khu vực khác.
Các nghiên cứu khác đã gợi ý rằng tai biến mạch máu não có thể phá vỡ một số con đường dẫn truyền thông tin trong não, từ đó khiến người bệnh dễ bị trầm cảm.
Ngoài ra, có một số yếu tố sau tai biến mạch máu não cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm như:
- Bệnh nhân nằm liệt một chỗ, không tự thực hiện được các sinh hoạt, vệ sinh cá nhân cơ bản, tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát, mất khả năng giao tiếp, giảm trí nhớ… Những điều này khiến họ cảm thấy mình đã đánh mất cuộc sống mà họ từng có trước đây. Đứng trước sự thay đổi tồi tệ đó, họ dễ bị sốc, không chấp nhận, tức giận, đau buồn và cảm thấy bản thân vô dụng, là gánh nặng cho người thân.
- Sự lo sợ đột quỵ tái phát: Một người từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ tái phát cao. Bệnh nhân biết điều này và thường rơi vào lo âu, tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa đột quỵ tái phát. Tuy nhiên, khi nỗi lo của họ không được giải tỏa, họ dễ rơi vào trầm cảm.
- Tiền sử trầm cảm hoặc lạm dụng rượu, ma túy.
- Thiếu sự hỗ trợ của gia đình và xã hội.
Việc bị hạn chế vận động sau tai biến khiến bệnh nhân dễ bị trầm cảm
Điều trị trầm cảm sau đột quỵ
Để người bệnh cải thiện được tình trạng trầm cảm sau tai biến mạch máu não thì rất cần các yếu tố sau đây:
- Nếu thấy bản thân có những biểu hiện trầm cảm sau tai biến mạch máu não như đã trình bày ở phần 1 của bài viết, bệnh nhân cần biết rằng đó không phải điều gì đó đáng xấu hổ và cần thông báo cho người thân, bác sĩ của mình biết về những vấn đề trên sức khỏe tinh thần của mình.
- Bệnh nhân cần nhận được sự giúp đỡ chuyên nghiệp càng sớm càng tốt. Đó là gặp chuyên gia tâm lý cũng như bác sĩ tâm thần có phương pháp điều trị thích hợp. Trong một số trường hợp, thuốc chống trầm cảm sẽ giúp ích cho người bị trầm cảm sau tai biến mạch máu não.
- Dùng thêm các sản phẩm giúp cơ thể tăng tiết hai hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin như BoniBrain của Mỹ. Sản phẩm này giúp người dùng giảm căng thẳng, lo âu, buồn rầu, giúp tinh thần sảng khoái, hạnh phúc, tăng năng lượng.
Sản phẩm BoniBrain
- Có sự hỗ trợ tích cực từ người thân, bạn bè và các tổ chức xã hội.
- Bệnh nhân cũng nên:
- Thể hiện cảm xúc của mình bằng cách viết ra mọi thứ mình đang suy nghĩ, lo lắng, buồn rầu. Điều này có thể giúp bạn đối phó với những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.
- Tăng cường vận động, hoạt động thể chất mỗi ngày (nếu có thể).
- Duy trì kết nối với mọi người và mọi thứ trong cuộc sống của bạn càng nhiều càng tốt. Điều này có thể khó khăn, vì bạn có thể không làm được mọi thứ mà bạn đã làm trước đây. Nhưng sẽ có những việc bạn có thể làm, vì vậy hãy tập trung vào những việc này.
- Ăn uống điều độ và tránh chất caffeine và rượu.
Như vậy, trầm cảm là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử đột quỵ. Điều quan trọng là, người bệnh cũng như bạn bè, người thân của họ cần nhận ra những dấu hiệu trầm cảm sau tai biến mạch máu não, từ đó có phương pháp khắc phục kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
Xin mời các bạn xem thêm bài viết:
- Những lưu ý khi chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân trầm cảm sau tai biến mạch máu não.
- Trầm cảm sau tai biến mạch máu não dùng BoniBrain có hiệu quả không?
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập